Cà phê cuối tuần: Khi TLS trở thành MBS
Sau 12 năm có mặt trên thị trường, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) quyết định có những thay đổi quan trọng
Sau 12 năm có mặt trên thị trường, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) quyết định có những thay đổi quan trọng.
Sáng 20/4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2012. Một nội dung được trình đại hội là thay đổi tên gọi. Dự kiến, tên gọi mới sẽ là Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
Kế hoạch trên là sự tiếp nối những thay đổi quan trọng tại TLS thời gian gần đây, cả ở nhân sự cao cấp và chiến lược kinh doanh.
Gắn với thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành lập, TLS đã trở thành thương hiệu quen thuộc với nhà đầu tư. Những thay đổi lớn và quan trọng tại đây đang thu hút sự quan tâm của họ.
“Cà phê cuối tuần” kỳ này, VnEconomy giới thiệu cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc TLS, xoay quanh những thay đổi đó.
MB sẽ hậu thuẫn và hỗ trợ nhiều mặt
Cá nhân tôi khi nghe tin đổi tên cảm thấy có gì đó hẫng hụt, vì cái tên Chứng khoán Thăng Long đã quen thuộc rồi. Có thể nhiều nhà đầu tư cũng có cảm nhận như vậy. Bản thân một lãnh đạo TLS cũng thấy “bâng khâng” khi trò chuyện về kế hoạch này. Còn với ông thì sao?
Thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã tạo được chỗ đứng trong thị trường chứng khoán, được các nhà đầu tư nhìn nhận là một thương hiệu thân thiện với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Khi chúng tôi xây dựng chiến lược cho TLS trong giai đoạn mới trên quan điểm phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh và hướng theo văn hóa và giá trị cốt lõi của Ngân hàng Quân đội (MB) thì việc đổi tên là cần thiết.
Chúng tôi hiểu rõ, trân trọng và tiếp tục xây dựng những giá trị mà thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã tạo dựng. Phải nói rằng, thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã làm tốt vai trò của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi tin rằng giá trị của thương hiệu Chứng khoán Thăng Long sẽ là một nền tảng tốt để TLS bước sang một giai đoạn phát triển mới với một thương hiệu mới mang lại nhiều lợi ích hơn cho cổ đông, khách hàng và các nhà đầu tư.
Có ý kiến băn khoăn rằng, một cái tên đã có tiếng, đã rất quen thuộc và thị trường đã “mặc nhiên” biết và hiểu đó là một thành viên thuộc MB. Như vậy có quá cần thiết để đổi thành Công ty Chứng khoán MB?
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung và của ngành chứng khoán nói riêng, TLS cũng đã gặp không ít khó khăn, hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh và uy tín của TLS đã xây dựng được trong hơn 10 năm trên thị trường cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đánh giá lại từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, TLS đã có những thay đổi tích cực, tái cấu trúc mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh theo hướng ổn định và chuẩn bị cho những bước phát triển lâu dài về sau. Một trong những vấn đề được chúng tôi quan tâm ở thời điểm hiện tại chính là việc đổi tên và hệ thống nhận diện thương hiệu.
Thứ nhất, TLS là một thành viên của Ngân hàng Quân đội, khi đổi tên thành Công ty Chứng khoán MB, hệ thống nhận diện của công ty và của ngân hàng mẹ sẽ có sự gắn kết, thể hiện được tính thống nhất về nhận diện trong MB Group. Việc đổi tên cũng mang lại thuận lợi hơn trong việc truyền tải các thông điệp một cách nhất quán từ ngân hàng mẹ tới các đơn vị thành viên.
Thứ hai, việc đổi tên sẽ thể hiện được sức mạnh nội lực từ MB Group khi thực tế công ty đã, đang và sẽ nhận được sự hậu thuẫn và hỗ trợ về nhiều mặt của ngân hàng mẹ MB.
Theo nhận định của chúng tôi, về lâu dài việc thay đổi này sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với các cơ quan quản lý và đặc biệt là cổ đông, nhà đầu tư, đối tác về khả năng tái cơ cấu và phát triển bền vững của công ty. Ngoài ra, với sức mạnh thương hiệu được hỗ trợ từ ngân hàng mẹ là tính an toàn và kỷ luật cao, công ty sẽ có thuận lợi hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như thực hiện mục tiêu trở thành một ngân hàng đầu tư hàng đầu với chuẩn mực chuyên nghiệp và an toàn cao.
Tôi tin rằng một số giá trị mà TLS đã xác lập được trên thị trường cùng với cùng với chiến lược và thương hiệu mới sẽ giúp TLS vững bước phát triển sang một giai đoạn mới.
Không “nhường” thị phần môi giới
Vậy việc đổi tên hẳn cũng nằm trong kế hoạch thay đổi chiến lược kinh doanh, thưa ông? Thực tế là vài năm gần đây có những thông tin đề cập đến việc chuyển hướng của TLS, từ sự quyết liệt dẫn đầu ở thị phần môi giới sang tập trung cho mô hình ngân hàng đầu tư, hay có ý kiến cho rằng TLS đã “nhường” thị phần môi giới…
Quyết định đổi tên công ty chính là một nội dung trong chiến lược kinh doanh mà chúng tôi đang xây dựng và triển khai cho giai đoạn phát triển hiện nay. Chiến lược kinh doanh này được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác chăm sóc khách hàng, hướng theo văn hóa và giá trị cốt lõi của MB.
TLS từng giữ thị phần môi giới số 1 tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên chúng tôi không đặt tham vọng phải tiếp tục giữ vững vị trí này mà hướng đến một mục tiêu hợp lý hơn là nằm trong top 3 về thị phần môi giới.
Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng tôi “nhường” thị phần môi giới. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mới và nâng cấp các sản phẩm giao dịch online hiện có để mang đến nhiều hơn giá trị gia tăng cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ phát triển khách hàng tiềm năng dựa trên hệ thống khách hàng hiện có của Ngân hàng Quân đội.
Nhìn lại nghiệp vụ môi giới, cũng như Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) từng đưa ra phân tích trong kế hoạch thay đổi chiến lược của họ trước đây, cạnh tranh môi giới quá khốc liệt và đặc biệt là có nhiều rủi ro. Còn TLS nhìn nhận sự cạnh tranh này như thế nào?
Tôi cho rằng cạnh tranh là tất yếu trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, vì có cạnh tranh mới có phát triển. Tuy nhiên, với lĩnh vực chứng khoán và đặc biệt là môi giới thì sự cạnh tranh dường như có phần khốc liệt và mang nhiều rủi ro hơn.
Hiện tại, cạnh tranh về thị phần môi giới giữa các công ty chứng khoán không giống như giai đoạn 2008 - 2010. Muốn duy trì được ở trong top 10 thị phần môi giới, đặc biệt là với tỷ lệ thị phần lớn, thì các công ty chứng khoán phải thay đổi cơ cấu khách hàng, tập trung nhiều vào khách hàng tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Phí và đòn bẩy tài chính trước đây là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh nhưng với tình hình thị trường nhiều biến động như hiện nay thì việc sử dụng công cụ này sẽ trở nên rất mạo hiểm.
Như vậy, ngoài việc mở rộng khách hàng các công ty chứng khoán sẽ phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh. Một trong những mục tiêu mà TLS tập trung trong giai đoạn này để có thể nâng cao tính cạnh tranh đó là tăng cường hiệu quả hoạt động tư vấn và đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi đã triển khai hệ thống New core, bổ sung nhiều tính năng tiện ích vào các phần mềm giao dịch online để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu một số phần mềm cũng như cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhằm đem lại sự hiệu quả và an toàn cho khách hàng.
Liên quan đến dịch vụ môi giới và hỗ trợ nhà đầu tư, bẵng đi khoảng nửa năm trở lại đây, cá nhân tôi nhận thấy các sản phẩm phân tích, cập nhật tư vấn tài chính vĩ mô… của TLS “nhạt” đi khi tần suất và tốc độ không còn như trước. Có phải cũng là do chuyển hướng chiến lược không?
Vừa qua, TLS ưu tiên tập trung vào những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, tái cơ cấu mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Khối nghiên cứu của TLS cũng có sự điều chỉnh về cơ cấu và nhân sự đồng thời thay đổi hướng nghiên cứu các sản phẩm phân tích, do vậy có thể thị trường và các nhà đầu tư có cảm giác hoạt động nghiên cứu và phân tích của TLS bị sao nhãng.
Tuy nhiên thực tế là chúng tôi vẫn đang cung cấp các sản phẩm phân tích định kỳ như Investor Daily Note, Fixed Income Weekly, Vietnam Outlook hay báo cáo phân tích cổ phiếu. Tuy nhiên, định hướng dịch vụ của TLS đã thay đổi, chúng tôi không tư vấn đại trà mà tập trung phục vụ khách hàng của TLS để tạo sự khác biệt. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện tư vấn trực tiếp và có những sản phẩm riêng biệt đến từng khách hàng theo yêu cầu cụ thể nên không phải nhà đầu tư nào ngoài thị trường cũng có thể tiếp cận những sản phẩm phân tích đặc thù của TLS.
Trong thời gian tới, hoạt động nghiên cứu sẽ được đẩy mạnh hơn, đặc biệt TLS sẽ triển khai dịch vụ tư vấn giao dịch đầu tư hàng ngày, tư vấn đầu tư online trực tiếp trong phiên cho khách hàng sử dụng Stock24. Hy vọng khách hàng của TLS lại sẽ hài lòng với những dịch vụ này.
Tái cấu trúc toàn diện
Còn với chiến lược ngân hàng đầu tư, thưa ông…
Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu và áp dụng các thông lệ mô hình ngân hàng đầu tư trên thế giới phù hợp với điều kiện tại Việt Nam hiện nay.
Ngoài những bộ phận chức năng thông thường của một công ty, về cơ bản, chúng tôi xây dựng hai bộ khung quan trọng là khối dịch vụ ngân hàng đầu tư làm việc với các chủ thể phát hành có nhu cầu về vốn và khối dịch vụ chứng khoán thực hiện các giao dịch và dịch vụ phục vụ nhu cầu của những nhà đầu tư gồm cả cá nhân và tô chức. Bên cạnh đó, khối nghiên cứu sẽ được củng cố nhằm hỗ trợ đối tác và nhà đầu tư.
Chúng tôi xây dựng những nguyên tắc tường lửa để đảm bảo rằng những thông tin về hoạt động của khối dịch vụ ngân hàng đầu tư độc lập so với hoạt động của khối dịch vụ chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng.
Từ mô hình đó, mới đây thị trường chứng kiến những thương vụ có quy mô khá lớn do TLS làm đầu mối, ông có thể tiết lộ một số thương vụ điển hình đã, đang và sẽ triển khai?
Quý 1/2012, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 2 về tăng trưởng giá trị giao dịch M&A (tăng 270%). Như vậy có thể nói rằng thị trường M&A đang được nhiều doanh nghiệp quan.
Năm 2011, TLS đã tư vấn thành công cho tập đoàn Diageo mua lại hơn 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico). Đầu năm 2012, TLS tiếp tục tư vấn thành công thương vụ bán 19% cổ phần Cholimexfood cho đối tác Nhật Bản là Cholimex Foods thông qua công ty con là Nichirei Foods Inc.
Hiện tại, chúng tôi nhận được nhiều lời đề nghị từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ và Trung Đông về việc tìm kiếm các doanh nghiệp tốt tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm đồ uống, hàng tiêu dùng và chuỗi bán lẻ. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu khắt khe của họ. Trong thời gian tới, TLS tiếp tục đón các nhà đầu tư đến từ các khu vực trên đến Việt Nam để tìm hiểu và tiếp cận các doanh nghiệp mục tiêu.
Qua những định hướng và kế hoạch thay đổi trên, và sau những năm hoạt động khó khăn gần đây, ông có thể gợi mở về một triển vọng lạc quan của TLS trong tương lai gần không?
TLS thay đổi thương hiệu thành MBS là một bước đi cụ thể nhằm tái cấu trúc toàn diện TLS. Với thương hiệu và chiến lược mới, cùng với đội ngũ nhân sự quản lý, phân tích và kinh doanh nhiều kinh nghiệm trong thị trường thì MBS sẽ tập trung phát triển hai mảng kinh doanh cốt lõi gồm dịch vụ môi giới chứng khoán và dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Cả hai mảng thị trường này đều hứa hẹn một triển vọng khả quan cho MBS, do chúng tôi đã từng đứng đầu thị phần môi giới trong hai năm liên tiếp, số lượng khác hàng thân thiết lớn, mạng lươi kinh doanh và số lượng khách hàng của ngân hàng mẹ rất lớn để MBS có thể phát triển kinh doanh đa dạng.
Sáng 20/4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2012. Một nội dung được trình đại hội là thay đổi tên gọi. Dự kiến, tên gọi mới sẽ là Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
Kế hoạch trên là sự tiếp nối những thay đổi quan trọng tại TLS thời gian gần đây, cả ở nhân sự cao cấp và chiến lược kinh doanh.
Gắn với thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành lập, TLS đã trở thành thương hiệu quen thuộc với nhà đầu tư. Những thay đổi lớn và quan trọng tại đây đang thu hút sự quan tâm của họ.
“Cà phê cuối tuần” kỳ này, VnEconomy giới thiệu cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc TLS, xoay quanh những thay đổi đó.
MB sẽ hậu thuẫn và hỗ trợ nhiều mặt
Cá nhân tôi khi nghe tin đổi tên cảm thấy có gì đó hẫng hụt, vì cái tên Chứng khoán Thăng Long đã quen thuộc rồi. Có thể nhiều nhà đầu tư cũng có cảm nhận như vậy. Bản thân một lãnh đạo TLS cũng thấy “bâng khâng” khi trò chuyện về kế hoạch này. Còn với ông thì sao?
Thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã tạo được chỗ đứng trong thị trường chứng khoán, được các nhà đầu tư nhìn nhận là một thương hiệu thân thiện với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Khi chúng tôi xây dựng chiến lược cho TLS trong giai đoạn mới trên quan điểm phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh và hướng theo văn hóa và giá trị cốt lõi của Ngân hàng Quân đội (MB) thì việc đổi tên là cần thiết.
Chúng tôi hiểu rõ, trân trọng và tiếp tục xây dựng những giá trị mà thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã tạo dựng. Phải nói rằng, thương hiệu Chứng khoán Thăng Long đã làm tốt vai trò của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi tin rằng giá trị của thương hiệu Chứng khoán Thăng Long sẽ là một nền tảng tốt để TLS bước sang một giai đoạn phát triển mới với một thương hiệu mới mang lại nhiều lợi ích hơn cho cổ đông, khách hàng và các nhà đầu tư.
Có ý kiến băn khoăn rằng, một cái tên đã có tiếng, đã rất quen thuộc và thị trường đã “mặc nhiên” biết và hiểu đó là một thành viên thuộc MB. Như vậy có quá cần thiết để đổi thành Công ty Chứng khoán MB?
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung và của ngành chứng khoán nói riêng, TLS cũng đã gặp không ít khó khăn, hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh và uy tín của TLS đã xây dựng được trong hơn 10 năm trên thị trường cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đánh giá lại từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, TLS đã có những thay đổi tích cực, tái cấu trúc mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh theo hướng ổn định và chuẩn bị cho những bước phát triển lâu dài về sau. Một trong những vấn đề được chúng tôi quan tâm ở thời điểm hiện tại chính là việc đổi tên và hệ thống nhận diện thương hiệu.
Thứ nhất, TLS là một thành viên của Ngân hàng Quân đội, khi đổi tên thành Công ty Chứng khoán MB, hệ thống nhận diện của công ty và của ngân hàng mẹ sẽ có sự gắn kết, thể hiện được tính thống nhất về nhận diện trong MB Group. Việc đổi tên cũng mang lại thuận lợi hơn trong việc truyền tải các thông điệp một cách nhất quán từ ngân hàng mẹ tới các đơn vị thành viên.
Thứ hai, việc đổi tên sẽ thể hiện được sức mạnh nội lực từ MB Group khi thực tế công ty đã, đang và sẽ nhận được sự hậu thuẫn và hỗ trợ về nhiều mặt của ngân hàng mẹ MB.
Theo nhận định của chúng tôi, về lâu dài việc thay đổi này sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với các cơ quan quản lý và đặc biệt là cổ đông, nhà đầu tư, đối tác về khả năng tái cơ cấu và phát triển bền vững của công ty. Ngoài ra, với sức mạnh thương hiệu được hỗ trợ từ ngân hàng mẹ là tính an toàn và kỷ luật cao, công ty sẽ có thuận lợi hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như thực hiện mục tiêu trở thành một ngân hàng đầu tư hàng đầu với chuẩn mực chuyên nghiệp và an toàn cao.
Tôi tin rằng một số giá trị mà TLS đã xác lập được trên thị trường cùng với cùng với chiến lược và thương hiệu mới sẽ giúp TLS vững bước phát triển sang một giai đoạn mới.
Không “nhường” thị phần môi giới
Vậy việc đổi tên hẳn cũng nằm trong kế hoạch thay đổi chiến lược kinh doanh, thưa ông? Thực tế là vài năm gần đây có những thông tin đề cập đến việc chuyển hướng của TLS, từ sự quyết liệt dẫn đầu ở thị phần môi giới sang tập trung cho mô hình ngân hàng đầu tư, hay có ý kiến cho rằng TLS đã “nhường” thị phần môi giới…
Quyết định đổi tên công ty chính là một nội dung trong chiến lược kinh doanh mà chúng tôi đang xây dựng và triển khai cho giai đoạn phát triển hiện nay. Chiến lược kinh doanh này được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác chăm sóc khách hàng, hướng theo văn hóa và giá trị cốt lõi của MB.
TLS từng giữ thị phần môi giới số 1 tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên chúng tôi không đặt tham vọng phải tiếp tục giữ vững vị trí này mà hướng đến một mục tiêu hợp lý hơn là nằm trong top 3 về thị phần môi giới.
Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng tôi “nhường” thị phần môi giới. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mới và nâng cấp các sản phẩm giao dịch online hiện có để mang đến nhiều hơn giá trị gia tăng cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ phát triển khách hàng tiềm năng dựa trên hệ thống khách hàng hiện có của Ngân hàng Quân đội.
Nhìn lại nghiệp vụ môi giới, cũng như Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) từng đưa ra phân tích trong kế hoạch thay đổi chiến lược của họ trước đây, cạnh tranh môi giới quá khốc liệt và đặc biệt là có nhiều rủi ro. Còn TLS nhìn nhận sự cạnh tranh này như thế nào?
Tôi cho rằng cạnh tranh là tất yếu trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, vì có cạnh tranh mới có phát triển. Tuy nhiên, với lĩnh vực chứng khoán và đặc biệt là môi giới thì sự cạnh tranh dường như có phần khốc liệt và mang nhiều rủi ro hơn.
Hiện tại, cạnh tranh về thị phần môi giới giữa các công ty chứng khoán không giống như giai đoạn 2008 - 2010. Muốn duy trì được ở trong top 10 thị phần môi giới, đặc biệt là với tỷ lệ thị phần lớn, thì các công ty chứng khoán phải thay đổi cơ cấu khách hàng, tập trung nhiều vào khách hàng tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Phí và đòn bẩy tài chính trước đây là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh nhưng với tình hình thị trường nhiều biến động như hiện nay thì việc sử dụng công cụ này sẽ trở nên rất mạo hiểm.
Như vậy, ngoài việc mở rộng khách hàng các công ty chứng khoán sẽ phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh. Một trong những mục tiêu mà TLS tập trung trong giai đoạn này để có thể nâng cao tính cạnh tranh đó là tăng cường hiệu quả hoạt động tư vấn và đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi đã triển khai hệ thống New core, bổ sung nhiều tính năng tiện ích vào các phần mềm giao dịch online để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu một số phần mềm cũng như cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhằm đem lại sự hiệu quả và an toàn cho khách hàng.
Liên quan đến dịch vụ môi giới và hỗ trợ nhà đầu tư, bẵng đi khoảng nửa năm trở lại đây, cá nhân tôi nhận thấy các sản phẩm phân tích, cập nhật tư vấn tài chính vĩ mô… của TLS “nhạt” đi khi tần suất và tốc độ không còn như trước. Có phải cũng là do chuyển hướng chiến lược không?
Vừa qua, TLS ưu tiên tập trung vào những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, tái cơ cấu mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Khối nghiên cứu của TLS cũng có sự điều chỉnh về cơ cấu và nhân sự đồng thời thay đổi hướng nghiên cứu các sản phẩm phân tích, do vậy có thể thị trường và các nhà đầu tư có cảm giác hoạt động nghiên cứu và phân tích của TLS bị sao nhãng.
Tuy nhiên thực tế là chúng tôi vẫn đang cung cấp các sản phẩm phân tích định kỳ như Investor Daily Note, Fixed Income Weekly, Vietnam Outlook hay báo cáo phân tích cổ phiếu. Tuy nhiên, định hướng dịch vụ của TLS đã thay đổi, chúng tôi không tư vấn đại trà mà tập trung phục vụ khách hàng của TLS để tạo sự khác biệt. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện tư vấn trực tiếp và có những sản phẩm riêng biệt đến từng khách hàng theo yêu cầu cụ thể nên không phải nhà đầu tư nào ngoài thị trường cũng có thể tiếp cận những sản phẩm phân tích đặc thù của TLS.
Trong thời gian tới, hoạt động nghiên cứu sẽ được đẩy mạnh hơn, đặc biệt TLS sẽ triển khai dịch vụ tư vấn giao dịch đầu tư hàng ngày, tư vấn đầu tư online trực tiếp trong phiên cho khách hàng sử dụng Stock24. Hy vọng khách hàng của TLS lại sẽ hài lòng với những dịch vụ này.
Tái cấu trúc toàn diện
Còn với chiến lược ngân hàng đầu tư, thưa ông…
Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu và áp dụng các thông lệ mô hình ngân hàng đầu tư trên thế giới phù hợp với điều kiện tại Việt Nam hiện nay.
Ngoài những bộ phận chức năng thông thường của một công ty, về cơ bản, chúng tôi xây dựng hai bộ khung quan trọng là khối dịch vụ ngân hàng đầu tư làm việc với các chủ thể phát hành có nhu cầu về vốn và khối dịch vụ chứng khoán thực hiện các giao dịch và dịch vụ phục vụ nhu cầu của những nhà đầu tư gồm cả cá nhân và tô chức. Bên cạnh đó, khối nghiên cứu sẽ được củng cố nhằm hỗ trợ đối tác và nhà đầu tư.
Chúng tôi xây dựng những nguyên tắc tường lửa để đảm bảo rằng những thông tin về hoạt động của khối dịch vụ ngân hàng đầu tư độc lập so với hoạt động của khối dịch vụ chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng.
Từ mô hình đó, mới đây thị trường chứng kiến những thương vụ có quy mô khá lớn do TLS làm đầu mối, ông có thể tiết lộ một số thương vụ điển hình đã, đang và sẽ triển khai?
Quý 1/2012, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 2 về tăng trưởng giá trị giao dịch M&A (tăng 270%). Như vậy có thể nói rằng thị trường M&A đang được nhiều doanh nghiệp quan.
Năm 2011, TLS đã tư vấn thành công cho tập đoàn Diageo mua lại hơn 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico). Đầu năm 2012, TLS tiếp tục tư vấn thành công thương vụ bán 19% cổ phần Cholimexfood cho đối tác Nhật Bản là Cholimex Foods thông qua công ty con là Nichirei Foods Inc.
Hiện tại, chúng tôi nhận được nhiều lời đề nghị từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ và Trung Đông về việc tìm kiếm các doanh nghiệp tốt tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm đồ uống, hàng tiêu dùng và chuỗi bán lẻ. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu khắt khe của họ. Trong thời gian tới, TLS tiếp tục đón các nhà đầu tư đến từ các khu vực trên đến Việt Nam để tìm hiểu và tiếp cận các doanh nghiệp mục tiêu.
Qua những định hướng và kế hoạch thay đổi trên, và sau những năm hoạt động khó khăn gần đây, ông có thể gợi mở về một triển vọng lạc quan của TLS trong tương lai gần không?
TLS thay đổi thương hiệu thành MBS là một bước đi cụ thể nhằm tái cấu trúc toàn diện TLS. Với thương hiệu và chiến lược mới, cùng với đội ngũ nhân sự quản lý, phân tích và kinh doanh nhiều kinh nghiệm trong thị trường thì MBS sẽ tập trung phát triển hai mảng kinh doanh cốt lõi gồm dịch vụ môi giới chứng khoán và dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Cả hai mảng thị trường này đều hứa hẹn một triển vọng khả quan cho MBS, do chúng tôi đã từng đứng đầu thị phần môi giới trong hai năm liên tiếp, số lượng khác hàng thân thiết lớn, mạng lươi kinh doanh và số lượng khách hàng của ngân hàng mẹ rất lớn để MBS có thể phát triển kinh doanh đa dạng.