Cà phê cuối tuần: Lãi suất và niềm tin
Lãi suất giảm, nhưng nếu không xử lý đồng bộ các yếu tố khác, lạm phát và lãi suất sẽ lại cao, niềm tin sẽ mai một
Lãi suất giảm, nhưng nếu không xử lý đồng bộ các yếu tố khác, lạm phát và lãi suất sẽ lại cao, niềm tin sẽ mai một.
Đây là nhìn nhận của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, khi trao đổi với VnEconomy trong “Cà phê cuối tuần” kỳ này.
Giữa hai sức ép
Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất cho vay, ngay lập tức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có nhận định còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Ông tiếp nhận những khuyến nghị này như thế nào?
Về lý thuyết, việc ADB hay IMF khuyên trong tình hình chống lạm phát của mình chưa giảm được theo ý muốn thì không nên nới lỏng chính sách tiền tệ là đúng. Vì, lạm phát của ta còn rất nhiều yếu tố đang đe dọa.
“Tính thời vụ” lạm phát của Việt Nam là thường vào quý 4, do phải chạy kế hoạch năm và phải đưa tiền ra. Hơn nữa, quý 4 nhập siêu vẫn tăng theo và kéo theo tỷ giá, và áp lực lên lạm phát.
Kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp và vẫn tiếp tục gây ra những áp lực lạm phát. Tiếp đến là bão lũ, trong khi nước ta là nước sản xuất lương thực thực phẩm, còn hoành hoành thế này.
Những yếu tố đó tạo nên áp lực lạm phát rất cao. Chúng ta mới bắt đầu giảm xuống thấp hơn trước, nhưng vẫn cao, và các yếu tố còn đang tác động mạnh và có sức ép.
Thời gian qua chúng ta đã thực hiện một số biện pháp làm cho lạm phát đang xuống và tỷ giá cũng ổn định hơn, nhập siêu cũng tốt hơn, bội chi ngân sách đang giảm. Đó là những yếu tố rất tốt để chúng ta giảm lãi suất xuống. Vì lãi suất ở mức rất cao, 20 - 22%, không có doanh nghiệp nào có thể chịu đựng nổi. Mà nếu cứ kéo dài thì khả năng phá sản, đình trệ sản xuất, đình trệ trong lạm phát sẽ diễn ra rất nhanh, mất việc làm nhanh và không khéo kinh tế sẽ chuyển sang đình trệ.
Áp lực của đình trệ theo đó cũng tăng. Trong khi đình trệ chủ yếu là do thiếu vốn hoặc ở lãi suất rất cao, không vay được. Đó là một thực tế.
Cho nên họ khuyên không nên nới lỏng chính sách tiền tệ ngay là rất đúng. Nhưng chúng ta đang đứng giữa hai sức ép là lạm phát tăng và sản xuất đình trệ.
Lạm phát của ta hiện nay có bốn mức độ. Một là lạm phát tăng cầu. Vốn trước đây tăng nhiều quá, tích lại. Tín dụng những năm trước tăng tới 50% rồi 38 - 40%, dẫn đến lượng tiền tăng quá lớn; rồi đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, vì thế cầu đang ép.
Lạm phát thứ hai là do chi phí đẩy. Thời gian qua, do giá thế giới và do chính sách giá của chúng ta đưa vào quá lớn, quá nhanh cùng một lúc, như xăng dầu, điện than, phân bón, cộng với tỷ giá nên làm cho chi đẩy rất nhanh, gây nên lạm phát.
Thứ ba là lạm phát nhập siêu, nhập siêu rất cao và kéo dài nhiều năm nên bị ảnh hưởng lạm phát của nước ngoài nhiều, vì phải nhập vật tư, hàng hóa của nước ngoài vào thì “ăn” lạm phát của thế giới. Trong vật tư của họ có lạm phát rồi, vào mình lại “vớ” phải lạm phát nữa thành ra bị lạm phát kép.
Lạm phát thứ tư là do hiệu quả đầu tư. Chúng ta biết đầu tư quá dàn trải và hiệu quả thấp làm cho hệ số ICOR nới ra. Trước đây chúng ta đầu tư 2 đồng thì có 1 GDP, bây giờ bình quân là 6 - 7 đồng mới có 1 GDP. Khoảng chênh lệch này chứng tỏ đầu tư không hiệu quả, mà đầu tư không hiệu quả thì gây ra lạm phát thôi.
Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã tập trung xử lý những yếu tố đó…
Lạm phát biểu hiện thông qua 4 nguyên nhân trên. Trong khi đó, thời gian qua ta mới chú yếu chống thông qua tiền tệ. Chúng ta dùng tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, thắt chặt tiền tệ co lại rất mạnh. Trong khi đó, vốn thì ít đi, lãi suất thì cao lên nhưng yêu cầu vốn phải tăng theo cấp số nhân vì tăng GDP thì phải có lượng vốn tăng lên.
Năm nay tăng 6% GDP thì ít nhất số lượng vốn tăng 6%, nhưng chưa tính đến 6% đó, do giá tăng lên hay đồng tiền mất giá, trong khi ngân hàng lại giảm chỉ tiêu vốn cho vay xuống một nửa. Năm ngoái là 38% tăng dư nợ, còn năm nay chỉ có khoảng 18% thôi.
Vừa qua chúng ta tập trung vào chính sách tiền tệ và thành công. Nhưng lạm phát không phải do tiền tệ, không phải thừa tiền nhiều trong lúc này mà thừa tiền của những năm trước cộng lại thành của cải vật chất, nhà máy, thành các công xưởng không sử dụng được, dẫn đến hiệu quả kém chứ không phải thừa tiền.
Nên bây giờ lạm phát nhưng vẫn thiếu tiền, lạm phát nhưng thanh khoản không có. Nếu thừa tiền thì thanh khoản phải thừa chứ. Chính sách thắt chặt tiền tệ là thành công nhưng các yếu tố khác chúng ta lại không làm đồng bộ. Như nhập siêu vẫn cao, năm nay nếu giảm được thì còn khoảng 16%; bội chi ngân sách mặc dù năm nay được kéo xuống 4,8% nhưng vẫn cao, gấp đôi thế giới (chỉ 2 -3%); hiệu quả đầu tư cũng thấp, việc cắt giảm đầu tư công chưa được bao nhiêu.
Nên tất cả các yếu tố lạm phát mình mới làm mạnh tiền tệ. Nhưng lạm phát không phải chỉ do tiền hàng, mà do cả ba yếu tố trên nữa. Chính vì thế, mặc dù ta làm chặt chẽ chính sách tiền tệ nhưng lạm phát vẫn cao.
Như vậy, để kìm lạm phát và chia lửa cho chính sách tiền tệ thì phải tiếp tục xử lý đồng bộ bốn yếu tố đó…
Đúng vậy. Một là đẩy đầu từ hiệu quả lên, nhập siêu giảm xuống, bội chi ngân sách giảm xuống. Riêng tiền tệ thì phải xem lại một cách rất đầy đủ, trước hết lãi suất cao thì phải giảm xuống, nếu không giảm xuống được thì nó sẽ đình trệ sản xuất ngay.
Ai cũng biết lãi suất quá cao mà quá cao là có phần do cầu lớn, có phần do quản lý và hoạt động chi phí của các ngân hàng thương mại, và do cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, hiện lãi suất 14%, về lý thuyết là hợp lý nhưng nó lại cứ vọt lên vì ta quản không chặt, để cho mấy anh mất khả năng thanh toán chạy ra thị trường làm rối lên, khiến các anh lớn cũng phải đua theo và tạo ra cái ảo.
Những ngân hàng mất khả năng thanh toán nhỏ, vì không đủ tiêu chuẩn vay, ít thôi, cứ ra xã hội đẩy lãi suất lên bất kỳ, “uống thuốc độc” cho đỡ khát đã. Vì thế, các ngân hàng này làm cho các ngân hàng lớn khác phải chạy theo lãi suất tiền gửi, cho vay, cứ chạy theo như thế thì ảo, mà ảo thì sẽ làm cho nền kinh tế méo mó.
Vì thế, giảm lãi suất xuống, trừ cái ảo đi, cộng với quản lý chặt chẽ thì sẽ đảm bảo giảm lãi suất được. Giảm lãi suất này không có nghĩa là ta nới lỏng tín dụng vì trước đây tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 20% nhưng ta đã rút xuống còn 18%, vẫn trong quy định. Các tổ chức tưởng ta nới ra ngay. Không có. Chúng ta đặt ra tăng trưởng tín dụng là 20% để đảm bảo chống lạm phát nhưng giờ rút xuống 18%, vì thế khối lượng tiền không tăng thêm.
Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ cái ảo ấy, ví dụ bằng cách hỗ trợ các ngân hàng nhỏ, khoanh những ngân hàng nhỏ lại, những anh nào gây sốc trên thị trường tiền tệ, hoặc anh nào thiếu quá thì tái cấp vốn, bơm cho anh ấy ít tiền, bằng thị trường mở, để ngân hàng đó không ra thị trường làm rối nữa.
Thứ hai là những ngân hàng cố tình lách thì xử lý. Các chi phí của ngân hàng thương mại cũng phải giảm, sắp xếp của Ngân hàng Nhà nước cũng phải mạnh lên. Như những ngân hàng nhỏ quá, nếu có vấn đề, bơm tiền vào cũng nguy hiểm thì cho giải thể. Ngân hàng Nhà nước phải làm mạnh điều này. Tất cả đều là biện pháp quản lý để hạ lãi suất xuống.
Hạ xuống 17 - 19% vẫn còn cao, nhưng dù sao cũng còn giảm một nấc để các doanh nghiệp còn sức tiếp cận được để tồn tại, trụ vững và phát triển.
“Nhà chưa có tiền thì phải xài nồi đất”
Như ông nói, chúng ta đang đứng giữa hai sức ép, một là lãi suất cao để chống lạm phát và một là lãi suất cao gây sản xuất đình trệ. Khi đề cập đến mâu thuẫn này, một chuyên gia khác nói rằng: “Tôi chưa thấy ai chết vì lạm phát cao, nhưng lãi suất cao như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp chết rồi”. Vậy ở đây chúng ta phải lựa chọn, thưa ông?
Phải lựa chọn. Cho nên Chính phủ chỉ đạo suốt ba năm nay là giảm lãi suất nhưng không có biện pháp nào tương ứng. Lần này có xuất hiện một vài biện pháp là có thể giảm được. Nhưng tôi khẳng định nếu chỉ quanh quanh làm vào chính sách tiền tệ, còn ba yếu tố trên chỉ làm chừng chừng như hiện nay thì lạm phát sẽ vùng lên và khả năng giảm không được đâu.
Nếu ba yếu tố là nhập siêu không giảm được, bội chi không giảm được, hiệu quả đầu tư không tăng lên thì lạm phát lại bùng lên, tháng sau bùng hơn tháng trước thì người ta nghi ngờ ngay, doanh nghiệp cũng không vay, dân cũng không gửi tiền nữa. Cái lo là lúc đó mất niềm tin của người dân, của doanh nghiệp và ngân hàng vô phương hoạt động. Bài toán đã được định sẵn. Chúng ta phải hành động.
Ai cũng biết nồi đồng tốt hơn nồi đất, nhưng nhà chưa có tiền thì phải xài nồi đất. Ai cũng biết cảm cúm phải uống liều cao để trị tận gốc để khỏe mạnh ngay nhưng liều thật cao chỉ tương ứng với người có sức khỏe.
Lạm phát cũng thế, nếu cứ như lý thuyết là phải dập mạnh, nhưng dập trong hoàn cảnh nào. Lãi suất hiện nay ai cũng biết mấy doanh nghiệp nào chịu được. Thậm chí có những doanh nghiệp phải vay 27 - 28%. Mà vốn của Việt Nam là vốn ngân hàng hết. Nhưng mình, doanh nghiệp thành lập nhiều khi chỉ có mỗi tờ giấy. Vì thế lưu động cũng vay ngân hàng, cố định cũng vay ngân hàng. Giờ ngân hàng không cho vay nữa thì chết, hoặc lãi suất cao quá, có cho vay cũng không vay được.
Chúng ta không phải nới tín dụng ra, không phải bơm nhiều tiền vào lưu thông, mà là cách bơm. Nếu bơm vào chỗ làm ứ đọng lại, bơm vào chỗ không làm của cải sinh thì kích lạm phát lên ngay. Nhưng nếu bơm vào chỗ tạo ra việc làm, tạo ra sức mua, hàng hóa, thị trường, sức hấp thụ tốt thì tác động trở lại, thu hút được tiền về, kích thích được sản xuất, vừa chống được lạm phát và vừa giúp được tăng trưởng hợp lý.
Tăng trưởng tín dụng trước đây 20%, giờ rút xuống còn 18%, hiện đã đạt 11%, mấy tháng nữa còn 5 - 6%. Ở đây không phải tất cả ồ ra để cho vay mà Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ điều chính. Ngân hàng nào hết “room” rồi thì thôi. Còn anh nào còn “room”, còn đối tượng thì cho vay hoặc chuyển của ngân hàng này cho ngân hàng khác có đối tượng tốt. Như vậy hoàn toàn có thể được.
Còn đứng về phía doanh nghiệp hiện nay là rất khó khăn. Số doanh nghiệp lắc lư, chết rồi hoặc không muốn khai là 30 - 40% rồi, những doanh nghiệp còn lại, trừ những doanh nghiệp lớn, được nhiều ưu đãi thì còn có thể, còn đại đa số là lắc lư. Cứ kéo dài tình trạng này thì khả năng dừng sản xuất, khả năng phá sản là cao.
Với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đang được cắt đi một lớp như ông nói. Nhưng theo ông, 17 - 19% và các gói tín dụng 2.000 - 3.000 tỷ đồng mà các ngân hàng đưa ra, tập trung cho doanh nghiệp sản xuất có đủ tính đại diện cho các khoản vay, các doanh nghiệp tiếp cận vốn không?
Phải nói chủ trương là đúng. Mặc dù 17 - 19% vẫn còn cao nhưng có thể chấp nhận. Chính sách cũng chỉ tập trung vào ba nhóm: một là nông nghiệp nông thông, hai là xuất khẩu và ba là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng ba nhóm này cũng gần hết nút quan trọng rồi.
Chủ trương của các ngân hàng tập trung vào ba nhóm đó với lãi suất 17-19%, và một số đã đưa ra các gói ưu đãi cụ thể, cũng không phải là đã xoay chuyển được tình thế ngay nhưng cũng làm dịu tình hình, giúp doanh nghiệp có thể trụ vững và vượt qua khó khăn hiện nay.
Thứ hai, đưa ra mức lãi suất là bước đầu. Nếu làm tốt thì sẽ có cơ hội giảm tiếp, cả lãi suất tiền vay, tiền gửi.
Giảm lãi suất phụ thuộc 4 yếu tố
Ông nhìn nhận về cơ hội giảm tiếp đó như thế nào, hay tính bền vững của định hướng giảm lãi suất hiện nay?
Nó phụ thuộc vào 4 yếu tố.
Thứ nhất là đầu ra, tức nguồn vốn đó có vào đúng chỗ không, sự thống nhất và mức độ của ngân hàng có giống nhau không, sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước số tiền đó có vào đúng chỗ không. Ví dụ ngân hàng thương mại tuyên bố cho vay mức này mức kia nhưng lại “nèo” câu đằng sau là ưu tiên cho khách hàng tốt, nhưng ưu tiên này là cho khách hàng ruột, khách hàng có nhiều lợi ích gắn bó với nhau, ăn cánh với nhau thì số ấy có thể sẽ có nhưng có thể sẽ không vào đúng chỗ.
Số lượng đưa ra thế nhưng ngân hàng lại nói doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, không đủ thủ tục, không đủ điều kiện, mà những thủ tục, điều kiện với ngân hàng thì không ai kiểm soát nổi. Vì thế ngân hàng phải coi đây là trách nhiệm phải làm thì mới hy vọng đưa đúng, đưa đủ.
Thứ hai là đầu vào 14% phải làm kiên quyết. Chứ ngân hàng không có vốn cứ phải cộng thêm, hôm nay lãi suất ngày 14%, mai lãi suất 16% thì sẽ vượt 14% thôi. Nên cái 14% là phải có tiêu chí rõ ràng. Ngoài ra, nếu khả năng thanh toán của một số ngân hàng không được tiếp sức mà gạt một mặt bằng huy động như nhau thì phần không huy động được rơi toàn bộ vào ngân hàng nhỏ. Thì ngân hàng nhỏ càng chết. Lúc đó ngân hàng này lại ra thị trường đi đêm đi hôm các kiểu.
Thứ ba là có quản lý được tỷ lệ cho vay vào nông nghiệp, nông thông, cho doanh nghiệp nhỏ, cho xuất khẩu là bao nhiêu. Nếu chỉ tuyên bố 17 - 18% là cho ba đối tượng này, còn các đối tượng khác là tự do, vẫn là thỏa thuận, thì khoản 17 - 19% phải quản lý chặt chẽ ngay từ đầu.
Thứ tư, hiện có nhiều ngân hàng đã vay lãi suất quá cao trước rồi, 20 - 21% huy động, mà bây giờ cắt ngang cái thì lại là vấn đề nữa. Ngược lại, những khoản cho vay cao trước đó này cũng phải tính điều chỉnh theo xu hướng thị trường chứ. Lãi suất đầu vào giờ xuống thấp thì anh phải giảm cho tôi, phải sòng phẳng, minh bạch thì mới được.
Trong bốn yếu tố đó có yếu tố đầu vào 14%. Ở đây là cơ chế trần và ấn định 14% như vậy. Ông nói gì về biện pháp hành chính này?
Ta đặt 14% giai đoạn đầu cũng là hợp lý, nhưng lạm phát cứ tuột lên 16, 17, 18% mà cứ để 14% thì vượt rào hết. Nhưng trong tình huống giảm lãi suất nhưng mình cứ để thế giờ mới tuyên bố mạnh mẽ. Cũng có những yếu tố kinh tế xuất hiện. Ba tháng nay lạm phát giảm trên dưới 1%/ tháng, tháng sau giảm hơn tháng trước, thì đây là cơ sở để giảm lãi suất.
Đấy là xuất hiện tức thời. Nhưng lãi suất kỳ vọng từ nay đến cuối năm so với lạm phát xem người gửi có thiệt hay không thiệt, thì lạm phát kỳ vọng mỗi tháng mình phấn đấu 1%, sang năm phấn đấu 9%, thì từ nay đến khoảng 12 tháng nữa thì cũng khoảng 12%/năm, mà mình huy động 14%, trong khi lạm phát kỳ vọng và lãi suất kỳ vọng 12% thì người ta vẫn hưởng lợi thì đúng. Nhưng với điều kiện phải kiềm chế thật mạnh tất cả các giải pháp thành công để lạm phát không quay trở lại 23%, chứ không thì vô ý nghĩa.
Còn cái thực dương thì đối với những người gửi tiết kiệm. Còn quan điểm của tôi là nên kích thích các dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, vào các kênh đầu tư chứ không phải là gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm là vốn nhàn rỗi thôi.
Trở lại với câu hỏi trên thưa ông, về cơ chế áp trần lãi suất ấy…
Áp trần với các biện pháp hành chính trong cơ chế thị trường là không được và phản tác dụng, và nó gây ra nhiều cái méo mó, là khi khả năng quản lý bất lực. Nhưng trong luật, trong thực tiễn của chúng ta, thế giới cũng thế thôi, khi đã bất bình thường hoặc ở mức báo động thì cũng phải dùng biện pháp hành chính. Nhưng cũng chỉ dùng một thời gian ngắn và với đối tượng hạn hẹp, khi đã qua rồi, đứng lại rồi thì phải thay ngay.
Còn hành chính đối với thị trường là kỵ dơ. Càng làm nhiều hành chính thì càng hỏng, càng để thị trường tự điều tiết thì càng tốt. Nhưng cũng có lý thuyết mới hiện nay là không thể dùng lý thuyết là để thị trường tự điều chỉnh mà phải có bàn tay quản lý của nhà nước thì mới đảm bảo thị trường đứng vững được.
Vừa qua, để hỗ trợ giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã bỏ một điều khoản quan trọng trong Thông tư 13 và 19 về tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động. Có quan điểm cho rằng hai thông tư đó là một bước tiến của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiếp cận các chuẩn an toàn cao hơn, nay sửa đổi như vậy là một bước lùi. Còn ý kiến của ông thì sao?
Thực tế đó là bước lùi, nhưng là bước lùi cần thiết. Vì vừa qua thanh khoản của ngân hàng rất khó khăn, đẩy chi phí lên, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, nên phải dùng những biện pháp để kích nó lại. Đó là để tạo cho các ngân hàng giảm chi phí, có điều kiện để huy động vốn tốt hơn.
Trở lại với ý kiến lúc nãy ông đưa ra là khoanh vùng những ngân hàng yếu kém để xử lý. Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, cũng như kiến nghị của một số tổ chức mới đây, số lượng ngân hàng ở Việt Nam quá nhiều, nên giảm bớt và cơ cấu gọn lại. Theo ông có nên như vậy không?
Theo tôi, nhiều ít hay không không thành vấn đề. Vì số lượng ngân hàng của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới chưa phải là nhiều. Nhưng ở Việt Nam có thực trạng là có một số ngân hàng yếu và khả năng an toàn của một số ngân hàng không đảm bảo. Mình căn cứ vào cái đó để xử lý thôi. Cái này Ngân hàng Nhà nước phải làm mạnh tay như tôi đã nói ở trên.
Đây là nhìn nhận của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, khi trao đổi với VnEconomy trong “Cà phê cuối tuần” kỳ này.
Giữa hai sức ép
Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ lãi suất cho vay, ngay lập tức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có nhận định còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Ông tiếp nhận những khuyến nghị này như thế nào?
Về lý thuyết, việc ADB hay IMF khuyên trong tình hình chống lạm phát của mình chưa giảm được theo ý muốn thì không nên nới lỏng chính sách tiền tệ là đúng. Vì, lạm phát của ta còn rất nhiều yếu tố đang đe dọa.
“Tính thời vụ” lạm phát của Việt Nam là thường vào quý 4, do phải chạy kế hoạch năm và phải đưa tiền ra. Hơn nữa, quý 4 nhập siêu vẫn tăng theo và kéo theo tỷ giá, và áp lực lên lạm phát.
Kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp và vẫn tiếp tục gây ra những áp lực lạm phát. Tiếp đến là bão lũ, trong khi nước ta là nước sản xuất lương thực thực phẩm, còn hoành hoành thế này.
Những yếu tố đó tạo nên áp lực lạm phát rất cao. Chúng ta mới bắt đầu giảm xuống thấp hơn trước, nhưng vẫn cao, và các yếu tố còn đang tác động mạnh và có sức ép.
Thời gian qua chúng ta đã thực hiện một số biện pháp làm cho lạm phát đang xuống và tỷ giá cũng ổn định hơn, nhập siêu cũng tốt hơn, bội chi ngân sách đang giảm. Đó là những yếu tố rất tốt để chúng ta giảm lãi suất xuống. Vì lãi suất ở mức rất cao, 20 - 22%, không có doanh nghiệp nào có thể chịu đựng nổi. Mà nếu cứ kéo dài thì khả năng phá sản, đình trệ sản xuất, đình trệ trong lạm phát sẽ diễn ra rất nhanh, mất việc làm nhanh và không khéo kinh tế sẽ chuyển sang đình trệ.
Áp lực của đình trệ theo đó cũng tăng. Trong khi đình trệ chủ yếu là do thiếu vốn hoặc ở lãi suất rất cao, không vay được. Đó là một thực tế.
Cho nên họ khuyên không nên nới lỏng chính sách tiền tệ ngay là rất đúng. Nhưng chúng ta đang đứng giữa hai sức ép là lạm phát tăng và sản xuất đình trệ.
Lạm phát của ta hiện nay có bốn mức độ. Một là lạm phát tăng cầu. Vốn trước đây tăng nhiều quá, tích lại. Tín dụng những năm trước tăng tới 50% rồi 38 - 40%, dẫn đến lượng tiền tăng quá lớn; rồi đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, vì thế cầu đang ép.
Lạm phát thứ hai là do chi phí đẩy. Thời gian qua, do giá thế giới và do chính sách giá của chúng ta đưa vào quá lớn, quá nhanh cùng một lúc, như xăng dầu, điện than, phân bón, cộng với tỷ giá nên làm cho chi đẩy rất nhanh, gây nên lạm phát.
Thứ ba là lạm phát nhập siêu, nhập siêu rất cao và kéo dài nhiều năm nên bị ảnh hưởng lạm phát của nước ngoài nhiều, vì phải nhập vật tư, hàng hóa của nước ngoài vào thì “ăn” lạm phát của thế giới. Trong vật tư của họ có lạm phát rồi, vào mình lại “vớ” phải lạm phát nữa thành ra bị lạm phát kép.
Lạm phát thứ tư là do hiệu quả đầu tư. Chúng ta biết đầu tư quá dàn trải và hiệu quả thấp làm cho hệ số ICOR nới ra. Trước đây chúng ta đầu tư 2 đồng thì có 1 GDP, bây giờ bình quân là 6 - 7 đồng mới có 1 GDP. Khoảng chênh lệch này chứng tỏ đầu tư không hiệu quả, mà đầu tư không hiệu quả thì gây ra lạm phát thôi.
Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã tập trung xử lý những yếu tố đó…
Lạm phát biểu hiện thông qua 4 nguyên nhân trên. Trong khi đó, thời gian qua ta mới chú yếu chống thông qua tiền tệ. Chúng ta dùng tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, thắt chặt tiền tệ co lại rất mạnh. Trong khi đó, vốn thì ít đi, lãi suất thì cao lên nhưng yêu cầu vốn phải tăng theo cấp số nhân vì tăng GDP thì phải có lượng vốn tăng lên.
Năm nay tăng 6% GDP thì ít nhất số lượng vốn tăng 6%, nhưng chưa tính đến 6% đó, do giá tăng lên hay đồng tiền mất giá, trong khi ngân hàng lại giảm chỉ tiêu vốn cho vay xuống một nửa. Năm ngoái là 38% tăng dư nợ, còn năm nay chỉ có khoảng 18% thôi.
Vừa qua chúng ta tập trung vào chính sách tiền tệ và thành công. Nhưng lạm phát không phải do tiền tệ, không phải thừa tiền nhiều trong lúc này mà thừa tiền của những năm trước cộng lại thành của cải vật chất, nhà máy, thành các công xưởng không sử dụng được, dẫn đến hiệu quả kém chứ không phải thừa tiền.
Nên bây giờ lạm phát nhưng vẫn thiếu tiền, lạm phát nhưng thanh khoản không có. Nếu thừa tiền thì thanh khoản phải thừa chứ. Chính sách thắt chặt tiền tệ là thành công nhưng các yếu tố khác chúng ta lại không làm đồng bộ. Như nhập siêu vẫn cao, năm nay nếu giảm được thì còn khoảng 16%; bội chi ngân sách mặc dù năm nay được kéo xuống 4,8% nhưng vẫn cao, gấp đôi thế giới (chỉ 2 -3%); hiệu quả đầu tư cũng thấp, việc cắt giảm đầu tư công chưa được bao nhiêu.
Nên tất cả các yếu tố lạm phát mình mới làm mạnh tiền tệ. Nhưng lạm phát không phải chỉ do tiền hàng, mà do cả ba yếu tố trên nữa. Chính vì thế, mặc dù ta làm chặt chẽ chính sách tiền tệ nhưng lạm phát vẫn cao.
Như vậy, để kìm lạm phát và chia lửa cho chính sách tiền tệ thì phải tiếp tục xử lý đồng bộ bốn yếu tố đó…
Đúng vậy. Một là đẩy đầu từ hiệu quả lên, nhập siêu giảm xuống, bội chi ngân sách giảm xuống. Riêng tiền tệ thì phải xem lại một cách rất đầy đủ, trước hết lãi suất cao thì phải giảm xuống, nếu không giảm xuống được thì nó sẽ đình trệ sản xuất ngay.
Ai cũng biết lãi suất quá cao mà quá cao là có phần do cầu lớn, có phần do quản lý và hoạt động chi phí của các ngân hàng thương mại, và do cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, hiện lãi suất 14%, về lý thuyết là hợp lý nhưng nó lại cứ vọt lên vì ta quản không chặt, để cho mấy anh mất khả năng thanh toán chạy ra thị trường làm rối lên, khiến các anh lớn cũng phải đua theo và tạo ra cái ảo.
Những ngân hàng mất khả năng thanh toán nhỏ, vì không đủ tiêu chuẩn vay, ít thôi, cứ ra xã hội đẩy lãi suất lên bất kỳ, “uống thuốc độc” cho đỡ khát đã. Vì thế, các ngân hàng này làm cho các ngân hàng lớn khác phải chạy theo lãi suất tiền gửi, cho vay, cứ chạy theo như thế thì ảo, mà ảo thì sẽ làm cho nền kinh tế méo mó.
Vì thế, giảm lãi suất xuống, trừ cái ảo đi, cộng với quản lý chặt chẽ thì sẽ đảm bảo giảm lãi suất được. Giảm lãi suất này không có nghĩa là ta nới lỏng tín dụng vì trước đây tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 20% nhưng ta đã rút xuống còn 18%, vẫn trong quy định. Các tổ chức tưởng ta nới ra ngay. Không có. Chúng ta đặt ra tăng trưởng tín dụng là 20% để đảm bảo chống lạm phát nhưng giờ rút xuống 18%, vì thế khối lượng tiền không tăng thêm.
Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ cái ảo ấy, ví dụ bằng cách hỗ trợ các ngân hàng nhỏ, khoanh những ngân hàng nhỏ lại, những anh nào gây sốc trên thị trường tiền tệ, hoặc anh nào thiếu quá thì tái cấp vốn, bơm cho anh ấy ít tiền, bằng thị trường mở, để ngân hàng đó không ra thị trường làm rối nữa.
Thứ hai là những ngân hàng cố tình lách thì xử lý. Các chi phí của ngân hàng thương mại cũng phải giảm, sắp xếp của Ngân hàng Nhà nước cũng phải mạnh lên. Như những ngân hàng nhỏ quá, nếu có vấn đề, bơm tiền vào cũng nguy hiểm thì cho giải thể. Ngân hàng Nhà nước phải làm mạnh điều này. Tất cả đều là biện pháp quản lý để hạ lãi suất xuống.
Hạ xuống 17 - 19% vẫn còn cao, nhưng dù sao cũng còn giảm một nấc để các doanh nghiệp còn sức tiếp cận được để tồn tại, trụ vững và phát triển.
“Nhà chưa có tiền thì phải xài nồi đất”
Như ông nói, chúng ta đang đứng giữa hai sức ép, một là lãi suất cao để chống lạm phát và một là lãi suất cao gây sản xuất đình trệ. Khi đề cập đến mâu thuẫn này, một chuyên gia khác nói rằng: “Tôi chưa thấy ai chết vì lạm phát cao, nhưng lãi suất cao như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp chết rồi”. Vậy ở đây chúng ta phải lựa chọn, thưa ông?
Phải lựa chọn. Cho nên Chính phủ chỉ đạo suốt ba năm nay là giảm lãi suất nhưng không có biện pháp nào tương ứng. Lần này có xuất hiện một vài biện pháp là có thể giảm được. Nhưng tôi khẳng định nếu chỉ quanh quanh làm vào chính sách tiền tệ, còn ba yếu tố trên chỉ làm chừng chừng như hiện nay thì lạm phát sẽ vùng lên và khả năng giảm không được đâu.
Nếu ba yếu tố là nhập siêu không giảm được, bội chi không giảm được, hiệu quả đầu tư không tăng lên thì lạm phát lại bùng lên, tháng sau bùng hơn tháng trước thì người ta nghi ngờ ngay, doanh nghiệp cũng không vay, dân cũng không gửi tiền nữa. Cái lo là lúc đó mất niềm tin của người dân, của doanh nghiệp và ngân hàng vô phương hoạt động. Bài toán đã được định sẵn. Chúng ta phải hành động.
Ai cũng biết nồi đồng tốt hơn nồi đất, nhưng nhà chưa có tiền thì phải xài nồi đất. Ai cũng biết cảm cúm phải uống liều cao để trị tận gốc để khỏe mạnh ngay nhưng liều thật cao chỉ tương ứng với người có sức khỏe.
Lạm phát cũng thế, nếu cứ như lý thuyết là phải dập mạnh, nhưng dập trong hoàn cảnh nào. Lãi suất hiện nay ai cũng biết mấy doanh nghiệp nào chịu được. Thậm chí có những doanh nghiệp phải vay 27 - 28%. Mà vốn của Việt Nam là vốn ngân hàng hết. Nhưng mình, doanh nghiệp thành lập nhiều khi chỉ có mỗi tờ giấy. Vì thế lưu động cũng vay ngân hàng, cố định cũng vay ngân hàng. Giờ ngân hàng không cho vay nữa thì chết, hoặc lãi suất cao quá, có cho vay cũng không vay được.
Chúng ta không phải nới tín dụng ra, không phải bơm nhiều tiền vào lưu thông, mà là cách bơm. Nếu bơm vào chỗ làm ứ đọng lại, bơm vào chỗ không làm của cải sinh thì kích lạm phát lên ngay. Nhưng nếu bơm vào chỗ tạo ra việc làm, tạo ra sức mua, hàng hóa, thị trường, sức hấp thụ tốt thì tác động trở lại, thu hút được tiền về, kích thích được sản xuất, vừa chống được lạm phát và vừa giúp được tăng trưởng hợp lý.
Tăng trưởng tín dụng trước đây 20%, giờ rút xuống còn 18%, hiện đã đạt 11%, mấy tháng nữa còn 5 - 6%. Ở đây không phải tất cả ồ ra để cho vay mà Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ điều chính. Ngân hàng nào hết “room” rồi thì thôi. Còn anh nào còn “room”, còn đối tượng thì cho vay hoặc chuyển của ngân hàng này cho ngân hàng khác có đối tượng tốt. Như vậy hoàn toàn có thể được.
Còn đứng về phía doanh nghiệp hiện nay là rất khó khăn. Số doanh nghiệp lắc lư, chết rồi hoặc không muốn khai là 30 - 40% rồi, những doanh nghiệp còn lại, trừ những doanh nghiệp lớn, được nhiều ưu đãi thì còn có thể, còn đại đa số là lắc lư. Cứ kéo dài tình trạng này thì khả năng dừng sản xuất, khả năng phá sản là cao.
Với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đang được cắt đi một lớp như ông nói. Nhưng theo ông, 17 - 19% và các gói tín dụng 2.000 - 3.000 tỷ đồng mà các ngân hàng đưa ra, tập trung cho doanh nghiệp sản xuất có đủ tính đại diện cho các khoản vay, các doanh nghiệp tiếp cận vốn không?
Phải nói chủ trương là đúng. Mặc dù 17 - 19% vẫn còn cao nhưng có thể chấp nhận. Chính sách cũng chỉ tập trung vào ba nhóm: một là nông nghiệp nông thông, hai là xuất khẩu và ba là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng ba nhóm này cũng gần hết nút quan trọng rồi.
Chủ trương của các ngân hàng tập trung vào ba nhóm đó với lãi suất 17-19%, và một số đã đưa ra các gói ưu đãi cụ thể, cũng không phải là đã xoay chuyển được tình thế ngay nhưng cũng làm dịu tình hình, giúp doanh nghiệp có thể trụ vững và vượt qua khó khăn hiện nay.
Thứ hai, đưa ra mức lãi suất là bước đầu. Nếu làm tốt thì sẽ có cơ hội giảm tiếp, cả lãi suất tiền vay, tiền gửi.
Giảm lãi suất phụ thuộc 4 yếu tố
Ông nhìn nhận về cơ hội giảm tiếp đó như thế nào, hay tính bền vững của định hướng giảm lãi suất hiện nay?
Nó phụ thuộc vào 4 yếu tố.
Thứ nhất là đầu ra, tức nguồn vốn đó có vào đúng chỗ không, sự thống nhất và mức độ của ngân hàng có giống nhau không, sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước số tiền đó có vào đúng chỗ không. Ví dụ ngân hàng thương mại tuyên bố cho vay mức này mức kia nhưng lại “nèo” câu đằng sau là ưu tiên cho khách hàng tốt, nhưng ưu tiên này là cho khách hàng ruột, khách hàng có nhiều lợi ích gắn bó với nhau, ăn cánh với nhau thì số ấy có thể sẽ có nhưng có thể sẽ không vào đúng chỗ.
Số lượng đưa ra thế nhưng ngân hàng lại nói doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, không đủ thủ tục, không đủ điều kiện, mà những thủ tục, điều kiện với ngân hàng thì không ai kiểm soát nổi. Vì thế ngân hàng phải coi đây là trách nhiệm phải làm thì mới hy vọng đưa đúng, đưa đủ.
Thứ hai là đầu vào 14% phải làm kiên quyết. Chứ ngân hàng không có vốn cứ phải cộng thêm, hôm nay lãi suất ngày 14%, mai lãi suất 16% thì sẽ vượt 14% thôi. Nên cái 14% là phải có tiêu chí rõ ràng. Ngoài ra, nếu khả năng thanh toán của một số ngân hàng không được tiếp sức mà gạt một mặt bằng huy động như nhau thì phần không huy động được rơi toàn bộ vào ngân hàng nhỏ. Thì ngân hàng nhỏ càng chết. Lúc đó ngân hàng này lại ra thị trường đi đêm đi hôm các kiểu.
Thứ ba là có quản lý được tỷ lệ cho vay vào nông nghiệp, nông thông, cho doanh nghiệp nhỏ, cho xuất khẩu là bao nhiêu. Nếu chỉ tuyên bố 17 - 18% là cho ba đối tượng này, còn các đối tượng khác là tự do, vẫn là thỏa thuận, thì khoản 17 - 19% phải quản lý chặt chẽ ngay từ đầu.
Thứ tư, hiện có nhiều ngân hàng đã vay lãi suất quá cao trước rồi, 20 - 21% huy động, mà bây giờ cắt ngang cái thì lại là vấn đề nữa. Ngược lại, những khoản cho vay cao trước đó này cũng phải tính điều chỉnh theo xu hướng thị trường chứ. Lãi suất đầu vào giờ xuống thấp thì anh phải giảm cho tôi, phải sòng phẳng, minh bạch thì mới được.
Trong bốn yếu tố đó có yếu tố đầu vào 14%. Ở đây là cơ chế trần và ấn định 14% như vậy. Ông nói gì về biện pháp hành chính này?
Ta đặt 14% giai đoạn đầu cũng là hợp lý, nhưng lạm phát cứ tuột lên 16, 17, 18% mà cứ để 14% thì vượt rào hết. Nhưng trong tình huống giảm lãi suất nhưng mình cứ để thế giờ mới tuyên bố mạnh mẽ. Cũng có những yếu tố kinh tế xuất hiện. Ba tháng nay lạm phát giảm trên dưới 1%/ tháng, tháng sau giảm hơn tháng trước, thì đây là cơ sở để giảm lãi suất.
Đấy là xuất hiện tức thời. Nhưng lãi suất kỳ vọng từ nay đến cuối năm so với lạm phát xem người gửi có thiệt hay không thiệt, thì lạm phát kỳ vọng mỗi tháng mình phấn đấu 1%, sang năm phấn đấu 9%, thì từ nay đến khoảng 12 tháng nữa thì cũng khoảng 12%/năm, mà mình huy động 14%, trong khi lạm phát kỳ vọng và lãi suất kỳ vọng 12% thì người ta vẫn hưởng lợi thì đúng. Nhưng với điều kiện phải kiềm chế thật mạnh tất cả các giải pháp thành công để lạm phát không quay trở lại 23%, chứ không thì vô ý nghĩa.
Còn cái thực dương thì đối với những người gửi tiết kiệm. Còn quan điểm của tôi là nên kích thích các dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, vào các kênh đầu tư chứ không phải là gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm là vốn nhàn rỗi thôi.
Trở lại với câu hỏi trên thưa ông, về cơ chế áp trần lãi suất ấy…
Áp trần với các biện pháp hành chính trong cơ chế thị trường là không được và phản tác dụng, và nó gây ra nhiều cái méo mó, là khi khả năng quản lý bất lực. Nhưng trong luật, trong thực tiễn của chúng ta, thế giới cũng thế thôi, khi đã bất bình thường hoặc ở mức báo động thì cũng phải dùng biện pháp hành chính. Nhưng cũng chỉ dùng một thời gian ngắn và với đối tượng hạn hẹp, khi đã qua rồi, đứng lại rồi thì phải thay ngay.
Còn hành chính đối với thị trường là kỵ dơ. Càng làm nhiều hành chính thì càng hỏng, càng để thị trường tự điều tiết thì càng tốt. Nhưng cũng có lý thuyết mới hiện nay là không thể dùng lý thuyết là để thị trường tự điều chỉnh mà phải có bàn tay quản lý của nhà nước thì mới đảm bảo thị trường đứng vững được.
Vừa qua, để hỗ trợ giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã bỏ một điều khoản quan trọng trong Thông tư 13 và 19 về tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động. Có quan điểm cho rằng hai thông tư đó là một bước tiến của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiếp cận các chuẩn an toàn cao hơn, nay sửa đổi như vậy là một bước lùi. Còn ý kiến của ông thì sao?
Thực tế đó là bước lùi, nhưng là bước lùi cần thiết. Vì vừa qua thanh khoản của ngân hàng rất khó khăn, đẩy chi phí lên, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, nên phải dùng những biện pháp để kích nó lại. Đó là để tạo cho các ngân hàng giảm chi phí, có điều kiện để huy động vốn tốt hơn.
Trở lại với ý kiến lúc nãy ông đưa ra là khoanh vùng những ngân hàng yếu kém để xử lý. Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, cũng như kiến nghị của một số tổ chức mới đây, số lượng ngân hàng ở Việt Nam quá nhiều, nên giảm bớt và cơ cấu gọn lại. Theo ông có nên như vậy không?
Theo tôi, nhiều ít hay không không thành vấn đề. Vì số lượng ngân hàng của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới chưa phải là nhiều. Nhưng ở Việt Nam có thực trạng là có một số ngân hàng yếu và khả năng an toàn của một số ngân hàng không đảm bảo. Mình căn cứ vào cái đó để xử lý thôi. Cái này Ngân hàng Nhà nước phải làm mạnh tay như tôi đã nói ở trên.