Cà phê trong nước tiếp tục tăng giá
Hoạt động giao dịch cà phê trong nước sôi động hơn trong mấy ngày qua nhờ giá tiếp tục tăng
Hoạt động giao dịch cà phê trong nước sôi động hơn trong mấy ngày qua nhờ giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khách mua cà phê nước ngoài vẫn đang ưa chuộng cà phê Indonesia với chất lượng tốt hơn và nguồn cung dồi dào, hãng tin Reuters cho biết.
“Nông dân trồng cà phê đã bán ra nhiều hơn trong mấy ngày gần đây do giá tăng. Các công ty xuất khẩu bán hàng chậm do không còn nhiều cà phê tồn kho, nhưng vẫn có thể bán trên các hợp đồng tương lai để đặt cược vào khả năng tăng giá thêm của cà phê”, một nhà giao dịch tại một công ty nước ngoài ở Tp.HCM cho biết.
Dù lượng cà phê tồn kho không còn nhiều nhưng giá tăng đã thúc đẩy người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán ra. Theo giới thương nhân, nông dân có thể bán hết cà phê tồn kho trước khi vụ mới bắt đầu nếu xu hướng tăng giá còn duy trì.
Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam kết thúc vào tháng 1 và bắt đầu vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm. Trong khi đó, hiện nay, Indonesia đang ở vào giai đoạn cao điểm của vụ thu hoạch. Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới và chiếm 22% sản lượng cà phê toàn cầu.
Tính đến thứ Ba vừa rồi, giá cà phê robusta tại Đắc Lắc là 42.500-43.000 đồng/kg, so với mức 41.200-42.000 đồng/kg cách đây tuần.
Với mức giá cà phê trong nước như vậy, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam FOB cảng Sài Gòn có thể dao động từ 2.090-2.110 USD/tấn.
Tính đến hôm thứ Ba, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cao hơn so với giá cà phê robusta loại 2,5% hạt đen, vỡ giao tháng 9 trên sàn Liffe ở London từ 10-30 USD/tấn, từ chỗ chênh 20-25 USD/tấn vào hôm thứ Năm tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (18/7) tại London, giá cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn Liffe ở London tăng 0,4% so với phiên trước, lên 2.092 USD/tấn. Trên sàn ICE Futures ở New York, giá cà phê arabica tăng 0,2%, chốt phiên ở mức 1,8215 USD/pound.
Phiên tăng giá nhẹ này của cà phê đảo ngược xu hướng giảm liền hai phiên trước đó.
Cũng trên sàn ICE Futures, giá ca cao đóng cửa phiên hôm qua tăng 9 USD, lên 2.204 USD/tấn.
“Nông dân trồng cà phê đã bán ra nhiều hơn trong mấy ngày gần đây do giá tăng. Các công ty xuất khẩu bán hàng chậm do không còn nhiều cà phê tồn kho, nhưng vẫn có thể bán trên các hợp đồng tương lai để đặt cược vào khả năng tăng giá thêm của cà phê”, một nhà giao dịch tại một công ty nước ngoài ở Tp.HCM cho biết.
Dù lượng cà phê tồn kho không còn nhiều nhưng giá tăng đã thúc đẩy người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán ra. Theo giới thương nhân, nông dân có thể bán hết cà phê tồn kho trước khi vụ mới bắt đầu nếu xu hướng tăng giá còn duy trì.
Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam kết thúc vào tháng 1 và bắt đầu vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm. Trong khi đó, hiện nay, Indonesia đang ở vào giai đoạn cao điểm của vụ thu hoạch. Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới và chiếm 22% sản lượng cà phê toàn cầu.
Tính đến thứ Ba vừa rồi, giá cà phê robusta tại Đắc Lắc là 42.500-43.000 đồng/kg, so với mức 41.200-42.000 đồng/kg cách đây tuần.
Với mức giá cà phê trong nước như vậy, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam FOB cảng Sài Gòn có thể dao động từ 2.090-2.110 USD/tấn.
Tính đến hôm thứ Ba, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cao hơn so với giá cà phê robusta loại 2,5% hạt đen, vỡ giao tháng 9 trên sàn Liffe ở London từ 10-30 USD/tấn, từ chỗ chênh 20-25 USD/tấn vào hôm thứ Năm tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (18/7) tại London, giá cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn Liffe ở London tăng 0,4% so với phiên trước, lên 2.092 USD/tấn. Trên sàn ICE Futures ở New York, giá cà phê arabica tăng 0,2%, chốt phiên ở mức 1,8215 USD/pound.
Phiên tăng giá nhẹ này của cà phê đảo ngược xu hướng giảm liền hai phiên trước đó.
Cũng trên sàn ICE Futures, giá ca cao đóng cửa phiên hôm qua tăng 9 USD, lên 2.204 USD/tấn.