Các ngân hàng trung ương mạnh tay gom mua vàng
Khối lượng vàng mà các ngân hàng trung ương trên thế giới gom mua trong nửa đầu năm nay đã vượt cả năm 2010
Khối lượng vàng mà các ngân hàng trung ương trên thế giới gom mua nửa đầu năm nay đã vượt khối lượng mà nhóm này mua vào trong cả năm 2010, hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết.
Sự quan tâm trở lại của các ngân hàng trung ương đối với vàng là một lý do quan trọng dẫn đến sự leo thang ồ ạt của giá kim loại quý này.
WGC không đưa ra một con số cụ thể nào, nhưng công bố này không hề gây ngạc nhiên, vì từ năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã lần đầu tiên mua ròng vàng sau hai thập kỷ bán ròng.
“Đây không phải là sự chuyển biến bất ngờ, mà là một xu hướng đang tăng tốc khi mà các ngân hàng trung ương ở châu Âu bắt đầu bán ít vàng đi, và các ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi bắt đầu mua nhiều vàng hơn”, nhà nghiên cứu Juan Carlos Artigas thuộc WGC phát biểu.
Từ đầu năm đến nay, Mexico là quốc gia đi đầu trong cuộc đua tăng dự trữ vàng. Hồi đầu tháng 5, Ngân hàng Trung ương nước này đã chi hơn 4 tỷ USD mua vàng. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kết thúc những nỗ lực bán vàng vào cuối năm ngoái.
Theo hãng nghiên cứu thị trường vàng GFMS của Anh, các ngân hàng trung ương mua ròng 73 tấn vàng trong năm 2010. Nhóm này bán ròng 34 tấn vàng trong năm 2009 và 235 tấn trong năm 2008.
Hoạt động mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương đã góp phần thúc đẩy đà leo thang chóng mặt của giá vàng trong mấy năm gần đây. Môi trường kinh tế toàn cầu bất ổn và chính sách nới lỏng tiền tệ trên phạm vi toàn cầu đã làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng với tư cách kênh đầu tư thay thế.
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là vào quý 2 năm 2008. Nếu tính cả năm, nhóm này chuyển từ bán ròng sang mua ròng là vào năm 2010.
“Tương tự như các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa danh mục và tìm kiếm cách quản lý rủi ro hiệu quả, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, chọn vàng để tạo sự cân bằng”, chuyên gia Artigas phát biểu.
WGC là một tổ chức được cấp quỹ bởi các công ty khai mỏ vàng với mục đích thúc đẩy nhu cầu vàng. WGC cũng là tổ chức tài trợ cho quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mà tổ chức này giúp thành lập năm 2004.
Ông Artigas nhận định, xu hướng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần. “Chúng tôi tin rằng, việc các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là kết quả của sự dịch chuyển về cơ cấu trong quản lý tài sản dự trữ của họ”, ông Artigas nói.
Sự quan tâm trở lại của các ngân hàng trung ương đối với vàng là một lý do quan trọng dẫn đến sự leo thang ồ ạt của giá kim loại quý này.
WGC không đưa ra một con số cụ thể nào, nhưng công bố này không hề gây ngạc nhiên, vì từ năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã lần đầu tiên mua ròng vàng sau hai thập kỷ bán ròng.
“Đây không phải là sự chuyển biến bất ngờ, mà là một xu hướng đang tăng tốc khi mà các ngân hàng trung ương ở châu Âu bắt đầu bán ít vàng đi, và các ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi bắt đầu mua nhiều vàng hơn”, nhà nghiên cứu Juan Carlos Artigas thuộc WGC phát biểu.
Từ đầu năm đến nay, Mexico là quốc gia đi đầu trong cuộc đua tăng dự trữ vàng. Hồi đầu tháng 5, Ngân hàng Trung ương nước này đã chi hơn 4 tỷ USD mua vàng. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kết thúc những nỗ lực bán vàng vào cuối năm ngoái.
Theo hãng nghiên cứu thị trường vàng GFMS của Anh, các ngân hàng trung ương mua ròng 73 tấn vàng trong năm 2010. Nhóm này bán ròng 34 tấn vàng trong năm 2009 và 235 tấn trong năm 2008.
Hoạt động mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương đã góp phần thúc đẩy đà leo thang chóng mặt của giá vàng trong mấy năm gần đây. Môi trường kinh tế toàn cầu bất ổn và chính sách nới lỏng tiền tệ trên phạm vi toàn cầu đã làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng với tư cách kênh đầu tư thay thế.
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là vào quý 2 năm 2008. Nếu tính cả năm, nhóm này chuyển từ bán ròng sang mua ròng là vào năm 2010.
“Tương tự như các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa danh mục và tìm kiếm cách quản lý rủi ro hiệu quả, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, chọn vàng để tạo sự cân bằng”, chuyên gia Artigas phát biểu.
WGC là một tổ chức được cấp quỹ bởi các công ty khai mỏ vàng với mục đích thúc đẩy nhu cầu vàng. WGC cũng là tổ chức tài trợ cho quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mà tổ chức này giúp thành lập năm 2004.
Ông Artigas nhận định, xu hướng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần. “Chúng tôi tin rằng, việc các ngân hàng trung ương mua ròng vàng là kết quả của sự dịch chuyển về cơ cấu trong quản lý tài sản dự trữ của họ”, ông Artigas nói.