Các “số đo” đường cong lãi suất cân đối hơn
Cơ cấu vốn ngân hàng dịch chuyển ấn tượng theo đường cong lãi suất
Ngày 6/11, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bổ sung chương trình huy động vốn mới, lãi suất lên tới 7%/năm.
Đây là chương trình mùa vụ vì ngân hàng này chỉ áp dụng trong gần hai tháng cuối năm. Nguồn vốn thu hút chỉ nhắm đến các kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.
Với diễn biến gần đây, điểm rơi lãi suất đã được xác định. Thông thường, các ngân hàng thương mại sẽ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để tranh thủ nguồn vốn trung dài hạn với chi phí lãi suất tại điểm rơi này, tăng chủ động cho tương lai.
Chương trình mới của Eximbank có thể xem là một sự tranh thủ như vậy. Họ chỉ hút vốn ở kỳ hạn dài và sẵn sàng áp lãi suất cao hơn từ 0,3-0,5%/năm so với thông thường. Mức cao nhất 7%/năm được áp cho các kỳ hạn từ 15-36 tháng. Thời gian qua, ngân hàng này chỉ áp phổ biến tương ứng nhóm kỳ hạn trên từ 6,5-6,8%/năm.
Chương trình trên là một quyết định tăng lãi suất, giới hạn về thời gian áp dụng, và đáng chú ý là tập trung ở các kỳ hạn dài. Thời gian qua, lãi suất huy động có xu hướng tăng lên, nhưng chủ yếu chỉ ở các kỳ hạn ngắn.
Diễn biến tại Eximbank cũng phản ánh cho thực tế chung trong hệ thống: lãi suất được dồn và ưu tiên cho các kỳ hạn dài, các kỳ hạn ngắn dù tăng thời gian qua nhưng vẫn bình ổn ở mức thấp hơn nhiều.
Đường cong lãi suất theo đó tiếp tục giữ “dáng” đã tạo được trong vài năm gần đây, thay vì bị kẻ thẳng hoặc gấp khúc, đảo ngược trong nhiều năm trước.
Tại buổi tọa đàm với các đại biểu Quốc hội mới đây, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cũng nhớ lại rằng, những năm trước 2012, thị trường không có khái niệm về đường cong lãi suất, mà là sự kẻ thẳng kịch trần cho phép tại tất cả các kỳ hạn, hoặc ngược đời kiểu lãi suất kỳ hạn thấp cao vượt trội so với kỳ hạn dài.
Ngược đời, vì nhiều năm trước vốn trong dân cư liên tục nhấp nhổm - theo cách nói của TS. Lê Xuân Nghĩa - rút từ ngân hàng này nhảy sang ngân hàng khác, do hỗn loạn đua lãi suất.
Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động, tình trạng vượt trần cũng diễn ra khá phổ biến, trong khi đường cong lãi suất vẫn không thể thiết lập được một cách hợp lý.
Đến nay, một trật tự hợp lý đã được thiết lập. Mặc dù vẫn theo “chế độ ăn kiêng” với cơ chế trần đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng, nhưng nhiều ngân hàng thương mại vẫn để lãi suất thấp hơn so với giới hạn cho phép.
Đáng chú ý, bên cạnh “số đo” chuẩn hơn về kỳ hạn, đường cong lãi suất đã định hình một “số đo” khác giá trị hơn, chuẩn hơn trong cơ cấu vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.
Theo dữ liệu VnEconomy tìm hiểu, ngay trong năm 2014, khi đường cong lãi suất đã uốn lên theo các kỳ hạn dài, tỷ trọng vốn trung dài hạn đã tăng mạnh trong cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng thương mại, lên tới khoảng 30%.
Cũng lưu ý rằng, những năm căng thẳng lãi suất và thanh khoản trước đây, tỷ trọng vốn trung dài hạn chỉ chiếm chưa đầy 10% trong cơ cấu - một sự hạn chế khiến khó khăn thanh khoản hệ thống càng nóng.
Và đến cuối tháng 10/2015, xu hướng trên càng thể hiện, tỷ trọng vốn trung dài hạn tiếp tục tăng lên tới 35,4% tổng vốn huy động toàn hệ thống.
Một cơ cấu vốn gắn bó hơn, bền vững hơn giúp các ngân hàng chủ động trong chi phí và sử dụng vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản. Sự hỗ trợ của họ đối với doanh nghiệp vay vốn cũng có điều kiện để tốt hơn, trong các nhu cầu vay vốn trung dài hạn cho sản xuất kinh doanh.
Chuyển biến cơ cấu vốn trên cũng là một cơ sở, góp phần lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước “dám” nới mạnh giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên 60%, áp dụng từ đầu năm nay.
Đây là chương trình mùa vụ vì ngân hàng này chỉ áp dụng trong gần hai tháng cuối năm. Nguồn vốn thu hút chỉ nhắm đến các kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.
Với diễn biến gần đây, điểm rơi lãi suất đã được xác định. Thông thường, các ngân hàng thương mại sẽ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để tranh thủ nguồn vốn trung dài hạn với chi phí lãi suất tại điểm rơi này, tăng chủ động cho tương lai.
Chương trình mới của Eximbank có thể xem là một sự tranh thủ như vậy. Họ chỉ hút vốn ở kỳ hạn dài và sẵn sàng áp lãi suất cao hơn từ 0,3-0,5%/năm so với thông thường. Mức cao nhất 7%/năm được áp cho các kỳ hạn từ 15-36 tháng. Thời gian qua, ngân hàng này chỉ áp phổ biến tương ứng nhóm kỳ hạn trên từ 6,5-6,8%/năm.
Chương trình trên là một quyết định tăng lãi suất, giới hạn về thời gian áp dụng, và đáng chú ý là tập trung ở các kỳ hạn dài. Thời gian qua, lãi suất huy động có xu hướng tăng lên, nhưng chủ yếu chỉ ở các kỳ hạn ngắn.
Diễn biến tại Eximbank cũng phản ánh cho thực tế chung trong hệ thống: lãi suất được dồn và ưu tiên cho các kỳ hạn dài, các kỳ hạn ngắn dù tăng thời gian qua nhưng vẫn bình ổn ở mức thấp hơn nhiều.
Đường cong lãi suất theo đó tiếp tục giữ “dáng” đã tạo được trong vài năm gần đây, thay vì bị kẻ thẳng hoặc gấp khúc, đảo ngược trong nhiều năm trước.
Tại buổi tọa đàm với các đại biểu Quốc hội mới đây, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cũng nhớ lại rằng, những năm trước 2012, thị trường không có khái niệm về đường cong lãi suất, mà là sự kẻ thẳng kịch trần cho phép tại tất cả các kỳ hạn, hoặc ngược đời kiểu lãi suất kỳ hạn thấp cao vượt trội so với kỳ hạn dài.
Ngược đời, vì nhiều năm trước vốn trong dân cư liên tục nhấp nhổm - theo cách nói của TS. Lê Xuân Nghĩa - rút từ ngân hàng này nhảy sang ngân hàng khác, do hỗn loạn đua lãi suất.
Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động, tình trạng vượt trần cũng diễn ra khá phổ biến, trong khi đường cong lãi suất vẫn không thể thiết lập được một cách hợp lý.
Đến nay, một trật tự hợp lý đã được thiết lập. Mặc dù vẫn theo “chế độ ăn kiêng” với cơ chế trần đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng, nhưng nhiều ngân hàng thương mại vẫn để lãi suất thấp hơn so với giới hạn cho phép.
Đáng chú ý, bên cạnh “số đo” chuẩn hơn về kỳ hạn, đường cong lãi suất đã định hình một “số đo” khác giá trị hơn, chuẩn hơn trong cơ cấu vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.
Theo dữ liệu VnEconomy tìm hiểu, ngay trong năm 2014, khi đường cong lãi suất đã uốn lên theo các kỳ hạn dài, tỷ trọng vốn trung dài hạn đã tăng mạnh trong cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng thương mại, lên tới khoảng 30%.
Cũng lưu ý rằng, những năm căng thẳng lãi suất và thanh khoản trước đây, tỷ trọng vốn trung dài hạn chỉ chiếm chưa đầy 10% trong cơ cấu - một sự hạn chế khiến khó khăn thanh khoản hệ thống càng nóng.
Và đến cuối tháng 10/2015, xu hướng trên càng thể hiện, tỷ trọng vốn trung dài hạn tiếp tục tăng lên tới 35,4% tổng vốn huy động toàn hệ thống.
Một cơ cấu vốn gắn bó hơn, bền vững hơn giúp các ngân hàng chủ động trong chi phí và sử dụng vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản. Sự hỗ trợ của họ đối với doanh nghiệp vay vốn cũng có điều kiện để tốt hơn, trong các nhu cầu vay vốn trung dài hạn cho sản xuất kinh doanh.
Chuyển biến cơ cấu vốn trên cũng là một cơ sở, góp phần lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước “dám” nới mạnh giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên 60%, áp dụng từ đầu năm nay.