Cách mạng trí tuệ nhân tạo có thể diễn ra đầu tiên ở Nhật Bản
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói rằng Chính phủ của ông không e ngại trí tuệ nhân tạo
Thời gian qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã vấp phải không ít sự chỉ trích, ừ những người có tầm nhìn trong ngành công nghệ như tỷ phú Elon Musk, người so sánh AI với “triệu hồi quỷ dữ” trong phim kinh dị, tới những công nhân lo ngại sẽ mất công ăn việc làm vì máy móc.
Tuy nhiên, AI và các công nghệ mới khác có thể cất cánh ở những nền kinh tế thiếu lao động trẻ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan - theo ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của ngân hàng Nomura.
“Nếu không nắm bắt những trí tuệ ảo mới, gồm robot (người máy) và các phương thức khác để bù đắp sự thiếu hụt của lực lượng lao động trẻ, các bạn sẽ phải đối mặt với sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng tiềm năng”, ông Subbaraman nói trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC.
Tiềm năng tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào lực lượng lao động, vốn và năng suất. Sự suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động của một quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào năng suất để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Đó chính là lĩnh vực mà máy móc có thể giúp ích, bởi máy móc có thể xử lý thông tin nhanh hơn và thực thi nhiệm vụ nhanh hơn con người.
Ông Subbaraman đã chỉ ra rằng Nhật Bản có thể sẽ là nơi mà cuộc cách mạng AI cất cánh. “Vì Nhật Bản có dân số suy giảm và lão hóa, họ thực sự cần máy móc và AI sẽ bắt đầu thay thế sức lao động”, ông nói.
Hồi tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói rằng Chính phủ của ông không e ngại AI và công nghệ này có thể sẽ thực sự giúp kinh tế Nhật tăng trưởng. Trên thực tế, đầu năm nay, Nhật Bản đã mở hai khách sạn mà nhân viên chủ yếu là robot.
Hôm thứ Hai tuần này, Nhật Bản đã khiến thị trường sửng sốt khi công bố mức tăng trưởng quý 2 đạt 4%, vượt xa dự báo. Kinh tế Nhật đã chìm trong mức tăng trưởng thấp kể từ thập niên 1980.
Hiện nay, nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng thấp ở một số quốc gia trên thế giới đã được tự động hóa, như nhập dữ liệu, tiếp thị qua điện thoại, khâu tay… Nhiều người có quan điểm lạc quan về AI cho rằng AI sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới.
Ông Subbaraman nói điều then chốt đối với các quốc gia là cần phải đào tạo lại người lao động để họ có những kỹ năng cần thiết cho những công việc mới đó.
“Các chính phủ cần hướng tầm nhìn về phía trước và hành động ngay từ bây giờ trong vấn đề đào tạo lại người lao động, khuyến khích sự di chuyển của lao động, chi nhiều ngân sách hơn cho những vấn đề này”, ông Subbaraman nói. “Đó là những nhiệm vụ mà tôi cho rằng họ cần phải đẩy nhanh hơn”.
Trong một báo cáo ra hồi tháng 6, công ty kiểm toán PwC nói rằng AI có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 14% vào năm 2030, tương đương mức tăng 15,7 nghìn tỷ USD. Theo báo cáo, năng suất lao động tăng sẽ chiếm hơn một nửa lợi ích kinh tế mà AI mang lại trong thời gian từ 2016-2030.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng AI ngoài lĩnh vực công nghệ mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, theo công ty tư vấn McKinsey. Một báo cáo mới đây của công ty này nói rằng chỉ 20% trong số 3.000 nhà ra quyết định được khảo sát cho biết họ sử dụng công nghệ liên quan đến AI theo quy mô lớn hoặc trong một bộ phận quan trọng của công ty.
Tuy nhiên, AI và các công nghệ mới khác có thể cất cánh ở những nền kinh tế thiếu lao động trẻ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan - theo ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của ngân hàng Nomura.
“Nếu không nắm bắt những trí tuệ ảo mới, gồm robot (người máy) và các phương thức khác để bù đắp sự thiếu hụt của lực lượng lao động trẻ, các bạn sẽ phải đối mặt với sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng tiềm năng”, ông Subbaraman nói trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC.
Tiềm năng tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào lực lượng lao động, vốn và năng suất. Sự suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động của một quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào năng suất để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Đó chính là lĩnh vực mà máy móc có thể giúp ích, bởi máy móc có thể xử lý thông tin nhanh hơn và thực thi nhiệm vụ nhanh hơn con người.
Ông Subbaraman đã chỉ ra rằng Nhật Bản có thể sẽ là nơi mà cuộc cách mạng AI cất cánh. “Vì Nhật Bản có dân số suy giảm và lão hóa, họ thực sự cần máy móc và AI sẽ bắt đầu thay thế sức lao động”, ông nói.
Hồi tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói rằng Chính phủ của ông không e ngại AI và công nghệ này có thể sẽ thực sự giúp kinh tế Nhật tăng trưởng. Trên thực tế, đầu năm nay, Nhật Bản đã mở hai khách sạn mà nhân viên chủ yếu là robot.
Hôm thứ Hai tuần này, Nhật Bản đã khiến thị trường sửng sốt khi công bố mức tăng trưởng quý 2 đạt 4%, vượt xa dự báo. Kinh tế Nhật đã chìm trong mức tăng trưởng thấp kể từ thập niên 1980.
Hiện nay, nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng thấp ở một số quốc gia trên thế giới đã được tự động hóa, như nhập dữ liệu, tiếp thị qua điện thoại, khâu tay… Nhiều người có quan điểm lạc quan về AI cho rằng AI sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới.
Ông Subbaraman nói điều then chốt đối với các quốc gia là cần phải đào tạo lại người lao động để họ có những kỹ năng cần thiết cho những công việc mới đó.
“Các chính phủ cần hướng tầm nhìn về phía trước và hành động ngay từ bây giờ trong vấn đề đào tạo lại người lao động, khuyến khích sự di chuyển của lao động, chi nhiều ngân sách hơn cho những vấn đề này”, ông Subbaraman nói. “Đó là những nhiệm vụ mà tôi cho rằng họ cần phải đẩy nhanh hơn”.
Trong một báo cáo ra hồi tháng 6, công ty kiểm toán PwC nói rằng AI có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 14% vào năm 2030, tương đương mức tăng 15,7 nghìn tỷ USD. Theo báo cáo, năng suất lao động tăng sẽ chiếm hơn một nửa lợi ích kinh tế mà AI mang lại trong thời gian từ 2016-2030.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng AI ngoài lĩnh vực công nghệ mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, theo công ty tư vấn McKinsey. Một báo cáo mới đây của công ty này nói rằng chỉ 20% trong số 3.000 nhà ra quyết định được khảo sát cho biết họ sử dụng công nghệ liên quan đến AI theo quy mô lớn hoặc trong một bộ phận quan trọng của công ty.