“Cảm xúc toán học - Một niềm tin”
“Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Fields. Nhiều người dân Việt Nam đang sống trong niềm hạnh phúc tột cùng”
“Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Fields, một giải toán học danh giá nhất thế giới. Nhiều người dân Việt Nam đang sống trong niềm hạnh phúc tột cùng”.
Đây là lời mở đầu trong bài viết nhanh gửi VnEconomy trên đường đi công tác của ông Trương Văn Phước (Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước), khi nhận tin Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Fields.
VnEconomy chuyển tới bạn đọc nội dung bài viết này - chia sẻ cảm xúc của một Cử nhân Toán cách đây hơn 30 năm với “tình yêu công lý”.
“Đối với riêng tôi, một người đã có bốn năm trong giảng đường Khoa Toán Đại học Tổng hợp Huế lại có một cảm xúc thật đặc biệt.
Năm 1978, sau ba năm giải phóng, tôi từ Quảng Trị vào Huế học toán với các thầy Lê Tự Hỷ, Phan Dương, Ngô Thế Phiệt… Một vài năm sau các thầy ở nước ngoài về và từ Viện Toán như Huỳnh Mùi, Đỗ Bá Khang, Phan Đình Diệu… vào Huế trong những Seminar hay các chuyên đề ngắn hạn và Lát cắt Hoàng Tụy (Tuy’s cut theory) đã để lại trong tôi những cảm xúc thật khó quên.
Bởi ở tôi, lúc đó chợt phát hiện ra rằng giữa toán học và luật học có một điểm chung là tình yêu công lý, tất cả đều phải chứng minh.
Ngày đó, các lý thuyết về Topology, hình học kỳ dị, đại số Boole, đại số giao hoán, giải tích hàm… có một sức lôi cuốn kỳ lạ. Toán học như một khu rừng mênh mông, không giới hạn… Đó là một mảnh đất cho phép nuôi dưỡng những ước mơ của những người thích sáng tạo.
Thầy Lê Tự Hỷ (có một người con là Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng đang dạy toán ở một đại học Mỹ) là một hình mẫu để lớp sinh viên trẻ tuổi chúng tôi đam mê toán học hơn. Thầy Hỷ dạy mỗi tuần vài ba chục phút thôi đã nhắc nhở ý thức độc lập và sáng tạo trong khoa học.
Tôi không may mắn đi hết nổi đam mê toán học. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp Cử nhân Toán, tôi rẽ ngang vào con đường tài chính, ngân hàng. Nhưng trong tôi mỗi lần có thông tin về toán học lại cứ chạnh lòng. Nhưng nghĩ lại tinh thần toán học vẫn còn mãi trong tôi. Tinh thần đó, dường như mọi người Việt đều có ít nhiều trong tâm hồn mình, đó là tính yêu chuộng công lý, và tính chân trị của cuộc đời này.
Ngô Bảo Châu đem lại niềm tự hào cho cả dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng vượt trên cả niềm tự hào nữa, tôi nghĩ, đó là một niềm tin”.
Đây là lời mở đầu trong bài viết nhanh gửi VnEconomy trên đường đi công tác của ông Trương Văn Phước (Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước), khi nhận tin Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Fields.
VnEconomy chuyển tới bạn đọc nội dung bài viết này - chia sẻ cảm xúc của một Cử nhân Toán cách đây hơn 30 năm với “tình yêu công lý”.
“Đối với riêng tôi, một người đã có bốn năm trong giảng đường Khoa Toán Đại học Tổng hợp Huế lại có một cảm xúc thật đặc biệt.
Năm 1978, sau ba năm giải phóng, tôi từ Quảng Trị vào Huế học toán với các thầy Lê Tự Hỷ, Phan Dương, Ngô Thế Phiệt… Một vài năm sau các thầy ở nước ngoài về và từ Viện Toán như Huỳnh Mùi, Đỗ Bá Khang, Phan Đình Diệu… vào Huế trong những Seminar hay các chuyên đề ngắn hạn và Lát cắt Hoàng Tụy (Tuy’s cut theory) đã để lại trong tôi những cảm xúc thật khó quên.
Bởi ở tôi, lúc đó chợt phát hiện ra rằng giữa toán học và luật học có một điểm chung là tình yêu công lý, tất cả đều phải chứng minh.
Ngày đó, các lý thuyết về Topology, hình học kỳ dị, đại số Boole, đại số giao hoán, giải tích hàm… có một sức lôi cuốn kỳ lạ. Toán học như một khu rừng mênh mông, không giới hạn… Đó là một mảnh đất cho phép nuôi dưỡng những ước mơ của những người thích sáng tạo.
Thầy Lê Tự Hỷ (có một người con là Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng đang dạy toán ở một đại học Mỹ) là một hình mẫu để lớp sinh viên trẻ tuổi chúng tôi đam mê toán học hơn. Thầy Hỷ dạy mỗi tuần vài ba chục phút thôi đã nhắc nhở ý thức độc lập và sáng tạo trong khoa học.
Tôi không may mắn đi hết nổi đam mê toán học. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp Cử nhân Toán, tôi rẽ ngang vào con đường tài chính, ngân hàng. Nhưng trong tôi mỗi lần có thông tin về toán học lại cứ chạnh lòng. Nhưng nghĩ lại tinh thần toán học vẫn còn mãi trong tôi. Tinh thần đó, dường như mọi người Việt đều có ít nhiều trong tâm hồn mình, đó là tính yêu chuộng công lý, và tính chân trị của cuộc đời này.
Ngô Bảo Châu đem lại niềm tự hào cho cả dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng vượt trên cả niềm tự hào nữa, tôi nghĩ, đó là một niềm tin”.