Thủ tướng chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu, sau khi được tin Giáo sư đoạt huy chương Fields
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu, sau khi được tin Giáo sư đoạt huy chương Fields, giải thưởng toán học cao quý nhất của thế giới.
"Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi thân ái gửi đến Giáo sư cùng gia đình những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất", Thủ tướng viết. "Đây là vinh dự to lớn đối với Giáo sư và gia đình, là niềm tự hào của nền giáo dục Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và là nguồn động viên, khích lệ mạnh mẽ đối với các nhà khoa học trẻ Việt Nam".
Nhấn mạnh với việc Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ hai của châu Á có nhà toán học được nhận giải thưởng này, Thủ tướng đồng thời đánh giá cao việc trong thời gian qua, mặc dù phải tập trung vào việc nghiên cứu, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành nhiều thời gian tham gia giảng dạy toán học tại Việt Nam và bày tỏ ý nguyện sẽ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển ngành toán học của nước nhà.
"Tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng và ý chí của các nhà khoa học trẻ Việt Nam, được sự dìu dắt, giúp đỡ của các bậc thầy và các lớp đàn anh đi trước, trong đó có những người tài năng như Giáo sư, dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều nhân tài phụng sự đất nước và làm vinh danh cho dân tộc Việt Nam", bức thư có đoạn.
Cuối thư, Thủ tướng chúc Giáo sư Ngô Bảo Châu "tiếp tục có những cống hiến to lớn cho nền toán học thế giới, đồng thời dành nhiều công sức vào việc phát triển ngành toán học Việt Nam, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp".
Trước đó, tại lễ khai mạc Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) lần thứ 26, diễn ra hôm nay (19/8) tại Hyderabad (Ấn Độ), Ngô Bảo Châu đã trở thành một trong bốn nhà toán học giành giải Fields. Đây là giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học, được đánh giá tương đương giải Nobel, 4 năm mới xét thưởng một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi.
Trong suốt 74 năm qua, thế giới mới có 48 nhà toán học được tặng giải Fields, và cả châu Á chỉ mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có các nhà toán học: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng học trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội và sau đó là học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong các năm 1988 và 1989, Ngô Bảo Châu liên tiếp đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Australia và Đức, cùng với điểm số tuyệt đối 42/42.
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Pháp, năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng toán học Clay cùng với người thầy là GS. G.Laumon, nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của chương trình Langlands. Năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 33 tuổi sau khi được phong hàm đặc cách. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Oberwolfach của Đức, giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh cũng đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
"Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi thân ái gửi đến Giáo sư cùng gia đình những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất", Thủ tướng viết. "Đây là vinh dự to lớn đối với Giáo sư và gia đình, là niềm tự hào của nền giáo dục Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và là nguồn động viên, khích lệ mạnh mẽ đối với các nhà khoa học trẻ Việt Nam".
Nhấn mạnh với việc Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ hai của châu Á có nhà toán học được nhận giải thưởng này, Thủ tướng đồng thời đánh giá cao việc trong thời gian qua, mặc dù phải tập trung vào việc nghiên cứu, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành nhiều thời gian tham gia giảng dạy toán học tại Việt Nam và bày tỏ ý nguyện sẽ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển ngành toán học của nước nhà.
"Tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng và ý chí của các nhà khoa học trẻ Việt Nam, được sự dìu dắt, giúp đỡ của các bậc thầy và các lớp đàn anh đi trước, trong đó có những người tài năng như Giáo sư, dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều nhân tài phụng sự đất nước và làm vinh danh cho dân tộc Việt Nam", bức thư có đoạn.
Cuối thư, Thủ tướng chúc Giáo sư Ngô Bảo Châu "tiếp tục có những cống hiến to lớn cho nền toán học thế giới, đồng thời dành nhiều công sức vào việc phát triển ngành toán học Việt Nam, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp".
Trước đó, tại lễ khai mạc Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) lần thứ 26, diễn ra hôm nay (19/8) tại Hyderabad (Ấn Độ), Ngô Bảo Châu đã trở thành một trong bốn nhà toán học giành giải Fields. Đây là giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học, được đánh giá tương đương giải Nobel, 4 năm mới xét thưởng một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi.
Trong suốt 74 năm qua, thế giới mới có 48 nhà toán học được tặng giải Fields, và cả châu Á chỉ mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có các nhà toán học: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng học trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội và sau đó là học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong các năm 1988 và 1989, Ngô Bảo Châu liên tiếp đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Australia và Đức, cùng với điểm số tuyệt đối 42/42.
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Pháp, năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng toán học Clay cùng với người thầy là GS. G.Laumon, nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của chương trình Langlands. Năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 33 tuổi sau khi được phong hàm đặc cách. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Oberwolfach của Đức, giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh cũng đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.