“Cần xử lý nợ xấu bằng hành động”
Nhìn lại bốn điểm chính trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu
Dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được đưa vào chương trình kỳ họp thứ ba của Quốc hội, khai mạc sáng 22/5. Đây là một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất kể từ khi chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đề án xử lý nợ xấu được xây dựng và triển khai từ 2011 đến nay.
Với thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện nay, việc Quốc hội ban hành nghị quyết là cần thiết. Nhìn chung, dự thảo đã đưa ra khá nhiều vấn đề, tập hợp được nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, để nội dung nghị quyết phù hợp thực tế và phát huy tác dụng, cần thấy rõ, phân loại các vấn đề phải giải quyết.
Thứ nhất, cần công khai tình trạng nợ xấu, có động cơ để các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Nếu quá nặng nề về các biện pháp xử lý với tổ chức tín dụng, nếu còn nỗi sợ về việc “hình sự hóa” thì sẽ phát sinh tình trạng “nuôi nợ” để “che dấu”.
Nếu các tổ chức tín dụng không có đủ năng lực tài chính để trích lập dự phòng, tự xử lý, cũng không thu nợ được trong một thời gian nhất định thì cần bắt buộc tổ chức tín dụng phải xác định lại giá trị khoản nợ để bán nợ nhằm xác định đúng kết quả kinh doanh.
Nếu kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng thua lỗ thì có cơ chế cho thời gian để khắc phục các trường hợp không đủ vốn, cơ chế này áp dụng bình đẳng với tất cả các tổ chức tín dụng. Không nên vì sợ tổ chức tín dụng thua lỗ nhất thời mà chưa xử lý nợ hoặc thay đổi các chính sách trích lập dự phòng, phân bổ lãi… để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bởi vì, có điều chỉnh bệnh án cũng không thay đổi thể trạng thực của bệnh nhân.
Thứ hai, chưa tạo lập được thị trường mua bán nợ, chưa có cơ chế để xác định giá trị khoản nợ, xác định trách nhiệm của người cho vay, người bán nợ; chưa có nhiều chủ thể tham gia mua nợ, các nhà đầu tư chưa coi mua nợ là một cơ hội đầu tư; quyền chủ nợ của chính các tổ chức tín dụng còn chưa được bảo đảm trên thực tế thì ít ai dám mua nợ để kế thừa các quyền “khó khả thi” này.
Thứ ba, về việc xử lý tài sản đảm bảo, việc thiếu luật không phải là nguyên nhân chính. Việc không thực thi luật đầy đủ mới là nguyên nhân chính.
Chưa cần Nghị quyết của Quốc Hội, nếu thực hiện đúng, nghiêm các quy định pháp luật về thời hạn giải quyết vụ án theo Bộ luật Tố tụng dân sự, về thi hành án theo Luật Thi hành án thì phần lớn các vấn đề về xử lý tài sản đã được giải quyết.
Các thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay được pháp luật thừa nhận và thực thi nghiêm minh bởi các cơ quan tư pháp sẽ tác động ngược lại ý thức tự nguyện trả nợ của người vay.
Các quy định pháp luật về thu giữ tài sản đã có nhưng cũng không được thực hiện vì không có cơ chế để thực thi, vì người có tài sản sẽ được lợi và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì khi cố tình không giao tài sản, vì thực tế nếu tổ chức tín dụng khởi kiện, thi hành án để xử lý tài sản thì việc mất nhiều năm trải qua quá trình này là phổ biến.
Do đó, dù Quốc hội có ban hành nghị quyết hay không, chỉ có hành động cụ thể mới thay đổi được thực trạng trên. Không thể khắc phục tình trạng thực thi luật không nghiêm bằng việc tiếp tục ban hành luật.
Thứ tư, xã hội cần có nhìn nhận khách quan về hoạt động xử lý nợ theo đúng các quy luật của thị trường.
Khách hàng vay ngân hàng gặp rủi ro, không trả được nợ, ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo là vì sự tồn tại của ngân hàng (ảnh hưởng đến toàn hệ thống, nền kinh tế và cả lợ ích người gửi tiền), theo đúng pháp luật.
Khách hàng vay bị xử lý tài sản là do rủi ro xảy ra với chính mình (khách quan hoặc chủ quan) chứ không phải khách hàng mất tài sản đảm bảo vì bị ngân hàng xử lý.
Xử lý tài sản đảm bảo là việc không ai muốn, nhưng bắt buộc phải làm và việc này đã được dự báo trước bởi chính khách hàng và ngân hàng khi ký các thỏa thuận ban đầu.
Với thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện nay, việc Quốc hội ban hành nghị quyết là cần thiết. Nhìn chung, dự thảo đã đưa ra khá nhiều vấn đề, tập hợp được nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, để nội dung nghị quyết phù hợp thực tế và phát huy tác dụng, cần thấy rõ, phân loại các vấn đề phải giải quyết.
Thứ nhất, cần công khai tình trạng nợ xấu, có động cơ để các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Nếu quá nặng nề về các biện pháp xử lý với tổ chức tín dụng, nếu còn nỗi sợ về việc “hình sự hóa” thì sẽ phát sinh tình trạng “nuôi nợ” để “che dấu”.
Nếu các tổ chức tín dụng không có đủ năng lực tài chính để trích lập dự phòng, tự xử lý, cũng không thu nợ được trong một thời gian nhất định thì cần bắt buộc tổ chức tín dụng phải xác định lại giá trị khoản nợ để bán nợ nhằm xác định đúng kết quả kinh doanh.
Nếu kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng thua lỗ thì có cơ chế cho thời gian để khắc phục các trường hợp không đủ vốn, cơ chế này áp dụng bình đẳng với tất cả các tổ chức tín dụng. Không nên vì sợ tổ chức tín dụng thua lỗ nhất thời mà chưa xử lý nợ hoặc thay đổi các chính sách trích lập dự phòng, phân bổ lãi… để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bởi vì, có điều chỉnh bệnh án cũng không thay đổi thể trạng thực của bệnh nhân.
Thứ hai, chưa tạo lập được thị trường mua bán nợ, chưa có cơ chế để xác định giá trị khoản nợ, xác định trách nhiệm của người cho vay, người bán nợ; chưa có nhiều chủ thể tham gia mua nợ, các nhà đầu tư chưa coi mua nợ là một cơ hội đầu tư; quyền chủ nợ của chính các tổ chức tín dụng còn chưa được bảo đảm trên thực tế thì ít ai dám mua nợ để kế thừa các quyền “khó khả thi” này.
Thứ ba, về việc xử lý tài sản đảm bảo, việc thiếu luật không phải là nguyên nhân chính. Việc không thực thi luật đầy đủ mới là nguyên nhân chính.
Chưa cần Nghị quyết của Quốc Hội, nếu thực hiện đúng, nghiêm các quy định pháp luật về thời hạn giải quyết vụ án theo Bộ luật Tố tụng dân sự, về thi hành án theo Luật Thi hành án thì phần lớn các vấn đề về xử lý tài sản đã được giải quyết.
Các thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay được pháp luật thừa nhận và thực thi nghiêm minh bởi các cơ quan tư pháp sẽ tác động ngược lại ý thức tự nguyện trả nợ của người vay.
Các quy định pháp luật về thu giữ tài sản đã có nhưng cũng không được thực hiện vì không có cơ chế để thực thi, vì người có tài sản sẽ được lợi và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì khi cố tình không giao tài sản, vì thực tế nếu tổ chức tín dụng khởi kiện, thi hành án để xử lý tài sản thì việc mất nhiều năm trải qua quá trình này là phổ biến.
Do đó, dù Quốc hội có ban hành nghị quyết hay không, chỉ có hành động cụ thể mới thay đổi được thực trạng trên. Không thể khắc phục tình trạng thực thi luật không nghiêm bằng việc tiếp tục ban hành luật.
Thứ tư, xã hội cần có nhìn nhận khách quan về hoạt động xử lý nợ theo đúng các quy luật của thị trường.
Khách hàng vay ngân hàng gặp rủi ro, không trả được nợ, ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo là vì sự tồn tại của ngân hàng (ảnh hưởng đến toàn hệ thống, nền kinh tế và cả lợ ích người gửi tiền), theo đúng pháp luật.
Khách hàng vay bị xử lý tài sản là do rủi ro xảy ra với chính mình (khách quan hoặc chủ quan) chứ không phải khách hàng mất tài sản đảm bảo vì bị ngân hàng xử lý.
Xử lý tài sản đảm bảo là việc không ai muốn, nhưng bắt buộc phải làm và việc này đã được dự báo trước bởi chính khách hàng và ngân hàng khi ký các thỏa thuận ban đầu.