“Cần xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Chương trình hành động 168 nhằm tăng cường phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2006 - 2010 đã được triển khai 1 năm.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về những kết quả đã đạt được và phương hướng đẩy mạnh chương trình này trong thời gian tới.
Chương trình phòng chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 đã được triển khai. Theo Bộ trưởng, qua một năm với sự phối hợp của các bộ, ngành, hoạt động sở hữu trí tuệ Việt Nam có gì thay đổi?
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Luật sở hữu trí tuệ và cũng là năm đầu tiên 7 bộ tham gia ký kết thực hiện Chương trình hành động 168 nhằm tăng cường phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Về mặt nhận thức, nhận thức của các bộ ngành Tài chính, Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) là những đơn vị cọ sát hàng ngày trong việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có thay đổi, nâng cao. Người dân đã có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, phân biệt hàng thật, hàng giả.
Các lực lượng hải quan, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng có liên quan đã xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi của chủ doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.
Ngoài ra đã tăng cường phối hợp, liên kết giữa các bộ, ngành để xử lý nhanh, gọn, đúng tiến độ các vụ việc vi phạm, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập. Hàng hoá xuất nhập khẩu càng ngày càng tăng, các doanh nghiệp nước ngoài không thể chờ đợi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các lực lượng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở 5 bộ và địa phương đã thanh kiểm tra được 21.935 cơ sở, xử lý 5.739 cơ sở có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ.
Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính đã lên tới hơn 11 tỷ đồng, tịch thu nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành chính.
Chương trình 168 đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần đáng kể vào việc phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và sản xuất kinh doanh, buôn bán hàng giả mạo sở hữu trí tuệ, tạo chuyển biến trong hành động, trong quan hệ phối hợp giữa các bộ cũng như từng bộ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Với vai trò cơ quan chủ trì của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo Bộ trưởng cần có những biện pháp nào để đẩy nhanh thực thi quyền sở hữu trí tuệ?
Trong quá trình thực thi sẽ phải huy động rất nhiều các cơ quan tham gia. Điều quan trọng nhất có lẽ phải mở rộng các lĩnh vực, các bộ ban ngành, các địa phương tham gia Chương trình hành động 168 mà đặc biệt là ngành tòa án chứ không chỉ là 6 hay 7 bộ.
Trong quá trình triển khai thực hiện cần phải có một Ban chỉ đạo hoặc ban điều phối tầm quốc gia để thực hiện chương trình.
Ngoài ra cần đẩy mạnh các Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân ở các địa phương; Chương trình rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ trực tiếp liên quan đến chất lượng hàng hoá, đến thương hiệu...
Bên cạnh đó cần tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của xã hội, phải xây dựng những tổ chức, lực lượng có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động sở hữu trí tuệ từ việc xác lập quyền đến bảo hộ, thực thi.
Đặc biệt, cần có các tổ chức tư vấn cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có những điều gì cần tuân thủ, điều gì được phép làm và đẩy mạnh thực hiện, cũng như những biến động trong việc xác lập, thực thi quyền...
Bởi thực chất việc tranh chấp quốc tế như Microsoft và một loạt các công ty khác là độc quyền thương mại nhưng nguồn gốc lại liên quan đến độc quyền trong sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, vai trò của lực lượng có năng lực am hiểu luật pháp quốc tế, vận dụng tốt các điều luật trong nước và quốc tế là rất cần thiết.
Công việc tiếp theo sẽ phải có thông tư hướng dẫn thi hành nghị định hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các quy định xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo.
Đồng thời, cần tập trung giải quyết các nội dung liên quan giữa tên miền (Bộ Bưu chính – Viễn thông) và nhãn hiệu (Bộ khoa học và Công nghệ), vấn đề cạnh tranh không lành mạnh (Bộ Thương mại) và cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trong xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ, Việt Nam chưa có tòa án xử lý riêng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về vai trò của tòa án trong xử lý các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ?
Tòa án có vai trò quan trọng trong xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hiện nay, vi phạm trong sở hữu trí tuệ ở Việt Nam mới chỉ có xử phạt hành chính.
Trước khi xử phạt hành chính có hoạt động hòa giải, thương lượng. Nếu xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm thì đề nghị ra cơ quan trọng tài.
Mặc dù cùng với xử phạt hành chính thì theo Luật sở hữu trí tuệ có giải pháp đền bù thiệt hại gây nên cho chủ sở hữu hoặc người tiêu dùng. Đây mới chỉ là sự tự giác, quy mô xử lý về mặt pháp luật tương đối nhẹ.
Việt Nam đang nghiên cứu đến xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự. Việc xử lý dân sự hay hình sự sẽ phải đưa ra tòa án.
Ở các nước công nghiệp, vai trò của tòa án trong xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ đặc biệt được coi trọng nhưng ở Việt Nam còn quá mới mẻ.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là lực lượng tòa án còn mỏng và chưa đủ kinh nghiệm trình độ về sở hữu trí tuệ nên chưa thể tổ chức được các tòa riêng biệt để xử lý các vụ việc vi phạm như các nước khác phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, trong tranh chấp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ có ra tòa mới có thể giải quyết dứt điểm còn xử lý hành chính và các giải pháp khác chỉ có tính chất ngăn chặn chứ không dứt điểm.
Trong tương lai, việc xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng về sở hữu trí tuệ sẽ phải cần đến vai trò của tòa án vào cuộc.
Cụ thể thì bao giờ vai trò của tòa án sẽ được triển khai thực hiện để xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ, thưa Bộ trưởng?
Trước hết chúng ta phải hội nhập và hội nhập thành công. Trách nhiệm của cơ quan tòa xét xử cũng như vinh dự của tòa phải hoàn thành cùng nhịp với quá trình hội nhập, tòa án sẽ phải vào cuộc sớm hơn thời điểm này.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về những kết quả đã đạt được và phương hướng đẩy mạnh chương trình này trong thời gian tới.
Chương trình phòng chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 đã được triển khai. Theo Bộ trưởng, qua một năm với sự phối hợp của các bộ, ngành, hoạt động sở hữu trí tuệ Việt Nam có gì thay đổi?
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Luật sở hữu trí tuệ và cũng là năm đầu tiên 7 bộ tham gia ký kết thực hiện Chương trình hành động 168 nhằm tăng cường phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Về mặt nhận thức, nhận thức của các bộ ngành Tài chính, Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) là những đơn vị cọ sát hàng ngày trong việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có thay đổi, nâng cao. Người dân đã có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, phân biệt hàng thật, hàng giả.
Các lực lượng hải quan, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng có liên quan đã xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi của chủ doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.
Ngoài ra đã tăng cường phối hợp, liên kết giữa các bộ, ngành để xử lý nhanh, gọn, đúng tiến độ các vụ việc vi phạm, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập. Hàng hoá xuất nhập khẩu càng ngày càng tăng, các doanh nghiệp nước ngoài không thể chờ đợi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các lực lượng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở 5 bộ và địa phương đã thanh kiểm tra được 21.935 cơ sở, xử lý 5.739 cơ sở có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ.
Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính đã lên tới hơn 11 tỷ đồng, tịch thu nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành chính.
Chương trình 168 đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần đáng kể vào việc phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và sản xuất kinh doanh, buôn bán hàng giả mạo sở hữu trí tuệ, tạo chuyển biến trong hành động, trong quan hệ phối hợp giữa các bộ cũng như từng bộ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Với vai trò cơ quan chủ trì của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo Bộ trưởng cần có những biện pháp nào để đẩy nhanh thực thi quyền sở hữu trí tuệ?
Trong quá trình thực thi sẽ phải huy động rất nhiều các cơ quan tham gia. Điều quan trọng nhất có lẽ phải mở rộng các lĩnh vực, các bộ ban ngành, các địa phương tham gia Chương trình hành động 168 mà đặc biệt là ngành tòa án chứ không chỉ là 6 hay 7 bộ.
Trong quá trình triển khai thực hiện cần phải có một Ban chỉ đạo hoặc ban điều phối tầm quốc gia để thực hiện chương trình.
Ngoài ra cần đẩy mạnh các Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân ở các địa phương; Chương trình rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ trực tiếp liên quan đến chất lượng hàng hoá, đến thương hiệu...
Bên cạnh đó cần tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của xã hội, phải xây dựng những tổ chức, lực lượng có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động sở hữu trí tuệ từ việc xác lập quyền đến bảo hộ, thực thi.
Đặc biệt, cần có các tổ chức tư vấn cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có những điều gì cần tuân thủ, điều gì được phép làm và đẩy mạnh thực hiện, cũng như những biến động trong việc xác lập, thực thi quyền...
Bởi thực chất việc tranh chấp quốc tế như Microsoft và một loạt các công ty khác là độc quyền thương mại nhưng nguồn gốc lại liên quan đến độc quyền trong sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, vai trò của lực lượng có năng lực am hiểu luật pháp quốc tế, vận dụng tốt các điều luật trong nước và quốc tế là rất cần thiết.
Công việc tiếp theo sẽ phải có thông tư hướng dẫn thi hành nghị định hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các quy định xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo.
Đồng thời, cần tập trung giải quyết các nội dung liên quan giữa tên miền (Bộ Bưu chính – Viễn thông) và nhãn hiệu (Bộ khoa học và Công nghệ), vấn đề cạnh tranh không lành mạnh (Bộ Thương mại) và cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trong xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ, Việt Nam chưa có tòa án xử lý riêng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về vai trò của tòa án trong xử lý các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ?
Tòa án có vai trò quan trọng trong xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hiện nay, vi phạm trong sở hữu trí tuệ ở Việt Nam mới chỉ có xử phạt hành chính.
Trước khi xử phạt hành chính có hoạt động hòa giải, thương lượng. Nếu xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm thì đề nghị ra cơ quan trọng tài.
Mặc dù cùng với xử phạt hành chính thì theo Luật sở hữu trí tuệ có giải pháp đền bù thiệt hại gây nên cho chủ sở hữu hoặc người tiêu dùng. Đây mới chỉ là sự tự giác, quy mô xử lý về mặt pháp luật tương đối nhẹ.
Việt Nam đang nghiên cứu đến xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự. Việc xử lý dân sự hay hình sự sẽ phải đưa ra tòa án.
Ở các nước công nghiệp, vai trò của tòa án trong xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ đặc biệt được coi trọng nhưng ở Việt Nam còn quá mới mẻ.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là lực lượng tòa án còn mỏng và chưa đủ kinh nghiệm trình độ về sở hữu trí tuệ nên chưa thể tổ chức được các tòa riêng biệt để xử lý các vụ việc vi phạm như các nước khác phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, trong tranh chấp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ có ra tòa mới có thể giải quyết dứt điểm còn xử lý hành chính và các giải pháp khác chỉ có tính chất ngăn chặn chứ không dứt điểm.
Trong tương lai, việc xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng về sở hữu trí tuệ sẽ phải cần đến vai trò của tòa án vào cuộc.
Cụ thể thì bao giờ vai trò của tòa án sẽ được triển khai thực hiện để xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ, thưa Bộ trưởng?
Trước hết chúng ta phải hội nhập và hội nhập thành công. Trách nhiệm của cơ quan tòa xét xử cũng như vinh dự của tòa phải hoàn thành cùng nhịp với quá trình hội nhập, tòa án sẽ phải vào cuộc sớm hơn thời điểm này.