Càng giỏi, lương càng cao
Ghi nhận từ cuộc khảo sát lương năm 2007 của Navigos Group trên 28.000 nhân viên của 156 công ty
Cuộc khảo sát lương năm 2007 của Navigos Group trên 28.000 nhân viên của 156 công ty cho thấy tình hình trả lương của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong vài năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể.
Trong đó, mối tương quan giữa 2 yếu tố lương và năng lực đã ngày càng gần nhau hơn
Xuất xứ, nguồn gốc của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền lương. Công ty của Anh trả lương khác với công ty Mỹ, của Mỹ khác Nhật,... nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.
Marketing và tài chính có mức lương cao nhất
Trong khi đó, mức độ chênh lệch về trả lương bình quân của khối các công ty nước ngoài so với các công ty tư nhân Việt Nam là 14%. Tuy vậy, theo Navigos Group cho biết điều này sẽ thay đổi. Tốc độ tăng lương ở các công ty Việt Nam đang khá cao. Và nếu cứ theo đà này thì họ sẽ đuổi kịp các công ty nước ngoài trong vòng 5-7 năm tới.
Những người làm việc trong lĩnh vực marketing và tài chính là những người có thu nhập cao nhất. Có công ty đã trả cho người mới khởi điểm vào làm ở 2 ngành này mức lương cả ngàn USD/tháng. Còn ở vị trí cao cấp thì ở một số công ty nước ngoài tại Việt Nam, sự chênh lệch về lương so với khu vực đã được rút ngắn khá nhiều.
Hầu như không có gì là đáng ngạc nhiên. Cả hai ngành nghề này đều đang khan hiếm nhân sự có kỹ năng trong khi chúng lại là những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh về số lượng lao động cũng như về mặt doanh thu. Hệ quả là tiền lương sẽ tăng lên nhanh chóng.
Năng lực quyết định mức lương
Cùng trình độ cử nhân, có người có mức lương đến 4.000 – 5.000 USD/tháng và liên tục được thăng tiến, tăng lương, trong khi đó cũng bằng cử nhân nhưng có người chỉ được mức lương vài triệu đồng/tháng và cứ ì ạch mãi ở vị trí nhân viên quèn trong nhiều năm.
Bằng cử nhân đơn thuần không phải là yếu tố quyết định cho một mức lương cụ thể mà năng lực của người lao động, trong đó kinh nghiệm, kỹ năng ngoại ngữ tốt mới là những yếu tố quyết định.
Đối với những nhân viên có học vị thạc sĩ, không có sự khác biệt lớn về mức lương giữa những người có bằng cấp này và hầu hết họ là những người được trả lương cao.
Tương tự, cuộc khảo sát đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của những bậc cha mẹ khi cho con cái ra nước ngoài du học. Việc học tập ở nước ngoài cũng như những kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài được xem là yếu tố tích cực quyết định vấn đề lương bổng. Những người làm công tác quản lý được đào tạo ở nước ngoài có lương cao hơn gần gấp đôi so với những người chỉ được đào tạo trong nước.
“Bái bai” lương tháng 13
Thị trường lao động đang ngày một khan hiếm những nhân sự có năng lực, các công ty ngày càng coi trọng gìn giữ và thu hút nhân tài. Ngày càng có nhiều công ty bỏ chế độ lương tháng 13 mà thay vào đó là một chính sách thưởng dựa trên năng lực, tăng cơ hội cho nhân viên nhận được tiền thưởng nhiều hơn tháng lương thứ 13.
Bà Winnie Lam, giám đốc bộ phận tư vấn nhân sự Navigos Group, phân tích: “Chế độ lương tháng 13 chỉ mang tính chất “cào bằng”, vui vẻ trong ngày Tết, nó không phản ánh được năng lực thực sự của người lao động.
Còn chính sách thưởng được xây dựng dựa trên hiệu quả làm việc và những cống hiến của nhân viên dành cho công ty. Đây chính là cách thức các công ty khuyến khích nhân viên và giữ người tài”.
Cuộc khảo sát cũng đã “vẽ” lên được một biểu đồ tăng trưởng rất nhanh trong việc các công ty Việt Nam dùng chính sách chia cổ phần như là một biện pháp thiết yếu để thu hút và giữ chân người tài. Các công ty với chính sách chia cổ phần, mà đỉnh điểm là việc lên sàn chứng khoán với sự phát triển đến mức chóng mặt trong năm qua, đã gây nên một sự xáo trộn lớn trên thị trường lao động.
Các công ty này đã thu hút một lượng lao động khá lớn về họ. Từ đó, đã góp phần đẩy mặt bằng chung về lương ở Việt Nam lên cao hơn.
Trong đó, mối tương quan giữa 2 yếu tố lương và năng lực đã ngày càng gần nhau hơn
Xuất xứ, nguồn gốc của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền lương. Công ty của Anh trả lương khác với công ty Mỹ, của Mỹ khác Nhật,... nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.
Marketing và tài chính có mức lương cao nhất
Trong khi đó, mức độ chênh lệch về trả lương bình quân của khối các công ty nước ngoài so với các công ty tư nhân Việt Nam là 14%. Tuy vậy, theo Navigos Group cho biết điều này sẽ thay đổi. Tốc độ tăng lương ở các công ty Việt Nam đang khá cao. Và nếu cứ theo đà này thì họ sẽ đuổi kịp các công ty nước ngoài trong vòng 5-7 năm tới.
Những người làm việc trong lĩnh vực marketing và tài chính là những người có thu nhập cao nhất. Có công ty đã trả cho người mới khởi điểm vào làm ở 2 ngành này mức lương cả ngàn USD/tháng. Còn ở vị trí cao cấp thì ở một số công ty nước ngoài tại Việt Nam, sự chênh lệch về lương so với khu vực đã được rút ngắn khá nhiều.
Hầu như không có gì là đáng ngạc nhiên. Cả hai ngành nghề này đều đang khan hiếm nhân sự có kỹ năng trong khi chúng lại là những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh về số lượng lao động cũng như về mặt doanh thu. Hệ quả là tiền lương sẽ tăng lên nhanh chóng.
Năng lực quyết định mức lương
Cùng trình độ cử nhân, có người có mức lương đến 4.000 – 5.000 USD/tháng và liên tục được thăng tiến, tăng lương, trong khi đó cũng bằng cử nhân nhưng có người chỉ được mức lương vài triệu đồng/tháng và cứ ì ạch mãi ở vị trí nhân viên quèn trong nhiều năm.
Bằng cử nhân đơn thuần không phải là yếu tố quyết định cho một mức lương cụ thể mà năng lực của người lao động, trong đó kinh nghiệm, kỹ năng ngoại ngữ tốt mới là những yếu tố quyết định.
Đối với những nhân viên có học vị thạc sĩ, không có sự khác biệt lớn về mức lương giữa những người có bằng cấp này và hầu hết họ là những người được trả lương cao.
Tương tự, cuộc khảo sát đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của những bậc cha mẹ khi cho con cái ra nước ngoài du học. Việc học tập ở nước ngoài cũng như những kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài được xem là yếu tố tích cực quyết định vấn đề lương bổng. Những người làm công tác quản lý được đào tạo ở nước ngoài có lương cao hơn gần gấp đôi so với những người chỉ được đào tạo trong nước.
“Bái bai” lương tháng 13
Thị trường lao động đang ngày một khan hiếm những nhân sự có năng lực, các công ty ngày càng coi trọng gìn giữ và thu hút nhân tài. Ngày càng có nhiều công ty bỏ chế độ lương tháng 13 mà thay vào đó là một chính sách thưởng dựa trên năng lực, tăng cơ hội cho nhân viên nhận được tiền thưởng nhiều hơn tháng lương thứ 13.
Bà Winnie Lam, giám đốc bộ phận tư vấn nhân sự Navigos Group, phân tích: “Chế độ lương tháng 13 chỉ mang tính chất “cào bằng”, vui vẻ trong ngày Tết, nó không phản ánh được năng lực thực sự của người lao động.
Còn chính sách thưởng được xây dựng dựa trên hiệu quả làm việc và những cống hiến của nhân viên dành cho công ty. Đây chính là cách thức các công ty khuyến khích nhân viên và giữ người tài”.
Cuộc khảo sát cũng đã “vẽ” lên được một biểu đồ tăng trưởng rất nhanh trong việc các công ty Việt Nam dùng chính sách chia cổ phần như là một biện pháp thiết yếu để thu hút và giữ chân người tài. Các công ty với chính sách chia cổ phần, mà đỉnh điểm là việc lên sàn chứng khoán với sự phát triển đến mức chóng mặt trong năm qua, đã gây nên một sự xáo trộn lớn trên thị trường lao động.
Các công ty này đã thu hút một lượng lao động khá lớn về họ. Từ đó, đã góp phần đẩy mặt bằng chung về lương ở Việt Nam lên cao hơn.