Cánh cửa phát triển đang mở tại Myanmar
Myanmar vừa thực hiện cuộc bầu cử Quốc hội có tính lịch sử, khi lần đầu tiên có sự tham gia của đảng đối lập
Myanmar vừa thực hiện cuộc bầu cử Quốc hội có tính lịch sử, khi lần đầu tiên có sự tham gia của đảng đối lập.
Cuộc bầu cử này có ý nghĩa quan trọng xây dựng niềm tin và xóa bỏ các “rào cản” trong quan hệ Myanmar và phương Tây, theo đó giúp nước này đẩy nhanh mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển đất nước.
Các rào cản cấm vận sẽ được dỡ bỏ?
Hôm 1/4, sáu triệu cử tri Myanmar đã tới hơn 8.000 điểm bỏ phiếu thuộc 45 khu vực bầu cử trên toàn quốc để tham gia cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung của nước này.
Tổng cộng 157 ứng cử viên của 17 chính đảng đã đăng ký tham gia tranh cử 45 ghế nghị sỹ, gồm 37 ghế ở hạ viện, 6 ghế ở thượng viện và 2 ghế nghị sỹ tuyển cử hồi cuối năm 2010 ở Myanmar. Sau đó, các nghị sĩ được bổ nhiệm vào các chức vụ trong chính phủ mới.
Đáng chú ý là cuộc bầu cử này có sự tham Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), đảng đối lập của nhà dân chủ San Suu Kyi. Ngay trong chiều 1/4, NLD đã tuyên bố, bà San Suu Kyi thắng lớn trong cuộc bầu cử bổ sung nói trên với 99% phiếu bầu cho bà tại đơn vị bầu cử Kawhmu, thuộc Yangon.
Các nhà báo nước ngoài và các quan sát viên quốc tế đã ghi nhận việc chính quyền Myanmar cho phép tiếp cận rộng rãi nhất chưa từng có đối với cuộc bầu cử. Giới quan sát cho rằng, cuộc bầu cử này chứng tỏ quyết tâm cải cách thực chất của chính quyền Myanmar, qua đó xóa bỏ mọi nghi ngại của phương Tây để tiến tới nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lâu nay đối với nước này. EU đã tuyên bố họ sẽ giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt nếu cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ. Theo đó, các lệnh cấm với những lĩnh vực đầu tư của Myanmar như khai thác gỗ, đá quý... sẽ được dỡ bỏ.
Cùng với cải cách chính trị, Myanmar đang hướng đến kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 5 (từ 2001-2012 đến 2015-2016) với chỉ tiêu tham vọng là tăng trưởng 10.5% cho năm tài khóa 2011-2012 bắt đầu vào tháng 4/2011. Sau nhiều năm đóng cửa với thế giới, Myanmar đang đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại và thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài.
Việc các lệnh trùng phạt của Mỹ và phương Tây được nới lỏng hoặc dỡ bỏ có ý nghĩa quan trong đối với Myanmar trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh cải cách cả chính trị lẫn kinh tế và đã thu được những thành quả đáng kể, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
“Sân chơi” đầu tư đang hút khách
Theo số liệu thống kê chính thức của Myanmar, chỉ riêng trong năm 2010-2011, Myanmar thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhiều hơn so với số vốn thu hút được trong hai thập kỷ qua.
Chính quyền của Tổng thống U Thein Sein đang chú trọng vào lĩnh vực dầu khí và đề ra các quy định nhằm hợp tác nhiều hơn với các công ty khai thác và sản xuất dầu khí nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Myanmar chạm mức 13,5 tỷ USD vào cuối năm 2010. Trong năm tài khóa 2009-2010, Myanmar xuất khẩu tới 8,29 tỷ m3 khí, và trở thành nước xuất khẩu khí lớn thứ hai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Myanmar cũng đang chú trọng phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt. Chính phủ nước này vừa phát thảo chương trình phát triển các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) sau khi bộ luật về SEZ được ban hành vào tháng 1 năm nay nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Myanmar còn có tổng cộng 18 khu công nghiệp tư nhân trên khắp cả nước. Lĩnh vực công nghiệp Myanmar đóng góp khoảng 20% vào GDP, và tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào ngành công nghiệp là 92,36%.
Giá trị ngoại thương của Myanmar cũng đang tăng mạnh, lên mức 15 tỷ USD trong năm tài khóa 2010-2011 từ mức 11,8 tỷ USD trong năm 2009-2010. Trong đó, xuất khẩu chiếm 8,86 tỷ USD. Trong lĩnh vực tài chính, Myanmar cũng đang thực hiện cải cách mạnh mẽ theo hướng tiến tới thả nổi đồng nội tệ Kyat của nước này.
Ngân hàng Trung ương nước này (CBM) vừa cho biết sẽ đưa ra một mức tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên tình hình cung-cầu của thị trường tiền tệ. Ông U Than Lwin, một quan chức cấp cao Myanmar vừa cho biết nước này có thể sẽ mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư trong năm 2015.
Cuộc bầu cử này có ý nghĩa quan trọng xây dựng niềm tin và xóa bỏ các “rào cản” trong quan hệ Myanmar và phương Tây, theo đó giúp nước này đẩy nhanh mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển đất nước.
Các rào cản cấm vận sẽ được dỡ bỏ?
Hôm 1/4, sáu triệu cử tri Myanmar đã tới hơn 8.000 điểm bỏ phiếu thuộc 45 khu vực bầu cử trên toàn quốc để tham gia cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung của nước này.
Tổng cộng 157 ứng cử viên của 17 chính đảng đã đăng ký tham gia tranh cử 45 ghế nghị sỹ, gồm 37 ghế ở hạ viện, 6 ghế ở thượng viện và 2 ghế nghị sỹ tuyển cử hồi cuối năm 2010 ở Myanmar. Sau đó, các nghị sĩ được bổ nhiệm vào các chức vụ trong chính phủ mới.
Đáng chú ý là cuộc bầu cử này có sự tham Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), đảng đối lập của nhà dân chủ San Suu Kyi. Ngay trong chiều 1/4, NLD đã tuyên bố, bà San Suu Kyi thắng lớn trong cuộc bầu cử bổ sung nói trên với 99% phiếu bầu cho bà tại đơn vị bầu cử Kawhmu, thuộc Yangon.
Các nhà báo nước ngoài và các quan sát viên quốc tế đã ghi nhận việc chính quyền Myanmar cho phép tiếp cận rộng rãi nhất chưa từng có đối với cuộc bầu cử. Giới quan sát cho rằng, cuộc bầu cử này chứng tỏ quyết tâm cải cách thực chất của chính quyền Myanmar, qua đó xóa bỏ mọi nghi ngại của phương Tây để tiến tới nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lâu nay đối với nước này. EU đã tuyên bố họ sẽ giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt nếu cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ. Theo đó, các lệnh cấm với những lĩnh vực đầu tư của Myanmar như khai thác gỗ, đá quý... sẽ được dỡ bỏ.
Cùng với cải cách chính trị, Myanmar đang hướng đến kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 5 (từ 2001-2012 đến 2015-2016) với chỉ tiêu tham vọng là tăng trưởng 10.5% cho năm tài khóa 2011-2012 bắt đầu vào tháng 4/2011. Sau nhiều năm đóng cửa với thế giới, Myanmar đang đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại và thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài.
Việc các lệnh trùng phạt của Mỹ và phương Tây được nới lỏng hoặc dỡ bỏ có ý nghĩa quan trong đối với Myanmar trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh cải cách cả chính trị lẫn kinh tế và đã thu được những thành quả đáng kể, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
“Sân chơi” đầu tư đang hút khách
Theo số liệu thống kê chính thức của Myanmar, chỉ riêng trong năm 2010-2011, Myanmar thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhiều hơn so với số vốn thu hút được trong hai thập kỷ qua.
Chính quyền của Tổng thống U Thein Sein đang chú trọng vào lĩnh vực dầu khí và đề ra các quy định nhằm hợp tác nhiều hơn với các công ty khai thác và sản xuất dầu khí nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Myanmar chạm mức 13,5 tỷ USD vào cuối năm 2010. Trong năm tài khóa 2009-2010, Myanmar xuất khẩu tới 8,29 tỷ m3 khí, và trở thành nước xuất khẩu khí lớn thứ hai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Myanmar cũng đang chú trọng phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt. Chính phủ nước này vừa phát thảo chương trình phát triển các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) sau khi bộ luật về SEZ được ban hành vào tháng 1 năm nay nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Myanmar còn có tổng cộng 18 khu công nghiệp tư nhân trên khắp cả nước. Lĩnh vực công nghiệp Myanmar đóng góp khoảng 20% vào GDP, và tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào ngành công nghiệp là 92,36%.
Giá trị ngoại thương của Myanmar cũng đang tăng mạnh, lên mức 15 tỷ USD trong năm tài khóa 2010-2011 từ mức 11,8 tỷ USD trong năm 2009-2010. Trong đó, xuất khẩu chiếm 8,86 tỷ USD. Trong lĩnh vực tài chính, Myanmar cũng đang thực hiện cải cách mạnh mẽ theo hướng tiến tới thả nổi đồng nội tệ Kyat của nước này.
Ngân hàng Trung ương nước này (CBM) vừa cho biết sẽ đưa ra một mức tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên tình hình cung-cầu của thị trường tiền tệ. Ông U Than Lwin, một quan chức cấp cao Myanmar vừa cho biết nước này có thể sẽ mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư trong năm 2015.