14:06 17/02/2025

Cấu trúc đề thi, độ khó của kỳ thi đánh giá năng lực sư phạm

Như Nguyệt

Các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo cấu trúc đề thi các môn trong kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức từ năm 2025...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đầu vào cho năm học tới.

Đề thi sẽ bao gồm kiến thức của 8 môn, bao gồm Ngữ văn, Toán, tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Nội dung thi sẽ được thiết kế phù hợp cho lứa học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới - được biên soạn với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực.

Ngữ văn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận; thời gian làm bài 90 phút. Các môn còn lại thi 60 phút với hình thức trắc nghiệm. Các dạng thức trắc nghiệm gồm nhiều lựa chọn; đúng - sai; ghép đôi mục hỏi với câu trả lời đúng; trả lời ngắn.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024. 
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024. 

Kỳ thi này của trường bao gồm các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Năm nay, trường lưu ý thí sinh cần đăng ký dự thi đúng số lượng và tổ hợp môn để lấy kết quả thi, xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy theo yêu cầu. Nhà trường lưu ý thêm, từ năm 2026, dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết thí sinh được đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.

Mỗi trường đại học quy định số lượng và tổ hợp môn thi khác nhau để lấy kết quả thi, xét tuyển vào các ngành đào tạo. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để đăng ký đúng và đủ số môn thi, phù hợp với nguyện vọng xét tuyển.

Từ năm 2026, dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực của trường sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Nội dung các bài thi tương ứng với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT; phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT.

Đề thi kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với tỷ lệ điểm phù hợp theo cấu trúc từng bài thi; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các dạng câu hỏi và cách thức trả lời cụ thể như sau:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã công bố đề thi và đáp án đề minh họa thi đánh giá năng lực năm 2025.

Năm 2025, kỳ thi này tổ chức tại 4 địa điểm, trải dài Bắc, Trung, Nam: Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Quy Nhơn; Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Điểm thi của thí sinh sẽ được công bố trước ngày 15/6/2025.

Trường Đại học Sư phạm TPHCM cũng thông báo đổi mới cấu trúc đề thi các môn trong kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức từ năm 2025.

Theo đó, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường có 6 bài thi độc lập: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. 5 trong 6 môn thi này có sự thay đổi về cấu trúc. Cụ thể:

- Cấu trúc các bài thi đánh giá năng lực Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm 40 câu hỏi, trong đó:

Phần 1: 25 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (câu hỏi đơn), gồm: 20 câu hỏi với dạng thức trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn, có 1 phương án đúng; 5 câu hỏi với dạng thức trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn, có nhiều hơn 1 phương án đúng.

Phần 2: Cho các dữ liệu tổng hợp, khai thác ngữ liệu để trả lời: 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng thức 04 phương án lựa chọn, trong đó có 01 đáp áp đúng duy nhất. Phần 3: 10 câu hỏi điền đáp số đúng.

- Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn gồm 22 câu hỏi, trong đó: đọc hiểu với 20 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; viết đoạn với 01 câu hỏi tự luận; viết bài với 01 câu hỏi tự luận.

-Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh với thời gian làm bài: 180 phút. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngữ liệu trong đề thi rất đa dạng, được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Về nội dung, đề thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó kiến thức lớp 12 chiếm đa số (khoảng 70 - 80%); còn lại là phần của lớp 10 và 11. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển.

Năm 2025, trường dự kiến tổ chức nhiều đợt thi tại TP.HCM, Long An, Đà Nẵng, Gia Lai. Thí sinh có thể sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các trường sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Vinh.