Chất vấn, trên hội trường và sau hội trường
Đại biểu Quốc hội "chấm điểm" phần trả lời chất vấn của Thủ tướng và các bộ trưởng
Sau phần trả lời trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 19/11, hơn hai ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu đã khép lại với phần đánh giá chung của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cũng là người trực tiếp điều hành cả 5 phiên chất vấn.
Nhiều vị đại biểu, kể cả những người không trực tiếp chất vấn tại hội trường, cũng chia sẻ cảm nhận cá nhân với báo chí.
“Tiếc là thời gian hơi ít”
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phần hỏi và trả lời tại phiên chất vấn Thủ tướng “rất sinh động”. Thủ tướng trả lời rất thẳng thắn, rành mạch, cụ thể và cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề mà các vị đại biểu và cử tri quan tâm. “Chỉ tiếc là thời gian hơi ít nhưng vì chúng ta đã thống nhất chương trình như vậy nên không thể kéo dài thời gian thêm được”,
Hai lần nhấn nút để chất vấn Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng “hơi tiếc” vì thời gian có hạn nên đành tạm gác một số vấn đề muốn tranh luận với Thủ tướng xung quanh nội dung đã chất vấn.
“Thủ tướng cũng chưa trả lời thẳng là tại sao không thể xem xét trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh để mất rừng. Chẳng lẽ Thủ tướng sẽ không kỷ luật bất kỳ ai cho dù có sai phạm”, đại biểu Xuân băn khoăn.
“Lần này, trả lời của Thủ tướng trả lời ít cụ thể hơn, chủ yếu nói về quan điểm, dù tôi hỏi khá cụ thể”, đại biểu Xuân nói thêm.
Trước khi Thủ tướng đăng đàn, kết thúc phần trả lời chất vấn của mỗi thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cũng đều đưa ra những nhận xét riêng.
“Phần trả lời ban đầu của Thống đốc cũng hơi dài. Hầu hết các ý kiến chất vấn đều đã được đề cập trong phần trả lời, có thể chưa thật trọn vẹn nhưng cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề”.
Với Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, người lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chủ tịch nhận xét phần trả lời rất trôi chảy. Nhưng phần trách nhiệm, nguyên nhân giải pháp sắp tới như thế nào chưa thật cụ thể, thiết thực, khả thi. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn “nặng” về trình bày, trong khi trách nhiệm và giải pháp còn chưa được đề cập đầy đủ.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thì hết sức cố gắng nhưng nhiều trường hợp còn chung chung, chưa thật đi sâu vào căn gốc của vấn đề.
“Tự thấy mình lớn lên”
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nội dung đề cập thẳng vào những vấn đề bức xúc nhất, thời sự nhất là yếu tố đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn và sức cuốn hút của các phiên chất vấn. Việc chất vấn theo nhóm vấn đề đã bớt hẳn sự dàn trải tản mạn hoặc đề cập tới những vụ việc quá cụ thể vụn vặt ở địa phương mà nhiều kỳ họp trước đây vẫn còn mắc phải.
Về không khí chất vấn, Chủ tịch đánh giá: thẳng thắn mà không đao to, búa lớn, không gay gắt, căng thẳng, tranh luận nhưng rất chân tình, chân tình nhưng không né tránh và nhân nhượng. Đây chính là điều cần thiết trong văn hóa tranh luận, trong văn hóa nghị trường, đặc biệt là văn hóa nghị trường của Quốc hội chúng ta, Chủ tịch nhấn mạnh.
Nói về hiệu quả chất vấn, Chủ tịch cho rằng phải tính cả hiệu quả tại hội trường và hiệu quả sau hội trường. Tại hội trường thì qua chất vấn, một số vấn đề lớn đã được làm rõ thêm ở nhiều góc độ, thấy rõ hơn trách nhiệm của người được chất vấn và cả người chất vấn trên cương vị công tác của mình.
“Chí ít mỗi người chúng ta thấy thêm được trách nhiệm của mình, mỗi người chúng ta có thêm được nhận thức và tự mình cũng cảm thấy lớn lên hơn”, Chủ tịch nói.
Về kết quả hậu chất vấn, Chủ tịch nêu ví dụ, hai kỳ họp trước Quốc hội có chất vấn về sân golf, cuối năm 2008 theo báo cáo của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc là 166 sân golf, gần đây nhất, ngày 16/10/2009 Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng còn 89 sân golf. Như vậy giảm 77 sân golf, tương đương với 9 nghìn ha đất.
Hay sau khi dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giám sát về việc di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã triển khai ngay những công việc cần thiết, sau 4 tháng lại có báo cáo lại kết quả.
Rồi Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có văn bản hơn 20 trang báo cáo về những việc mà lần trước chất vấn về vấn đề mầm non, thi đại học, các trường đại học có yếu tố nước ngoài, giáo dục có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra những hạn chế. Đó là vẫn còn những vấn đề đào chưa sâu, phân tích mổ xẻ chưa đến nơi đến chốn, chưa đi vào gốc rễ để thấy hết nguyên nhân, phân tích tìm ra những giải pháp sắp tới chứ chưa nói là quy trách nhiệm. “Vẫn còn những trường hợp hỏi dài như phát biểu, trả lời thì như giải trình và thuyết trình chứ chưa phải là đối thoại, chưa phải là tranh luận và nhiều trường hợp làm đại biểu không hài lòng”, Chủ tịch đánh giá.
Trước khi dừng lời, Chủ tịch Quốc hội cũng “xin phép Quốc hội cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn tại các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giữa hai kỳ họp”.
Nhiều vị đại biểu, kể cả những người không trực tiếp chất vấn tại hội trường, cũng chia sẻ cảm nhận cá nhân với báo chí.
“Tiếc là thời gian hơi ít”
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phần hỏi và trả lời tại phiên chất vấn Thủ tướng “rất sinh động”. Thủ tướng trả lời rất thẳng thắn, rành mạch, cụ thể và cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề mà các vị đại biểu và cử tri quan tâm. “Chỉ tiếc là thời gian hơi ít nhưng vì chúng ta đã thống nhất chương trình như vậy nên không thể kéo dài thời gian thêm được”,
Hai lần nhấn nút để chất vấn Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng “hơi tiếc” vì thời gian có hạn nên đành tạm gác một số vấn đề muốn tranh luận với Thủ tướng xung quanh nội dung đã chất vấn.
“Thủ tướng cũng chưa trả lời thẳng là tại sao không thể xem xét trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh để mất rừng. Chẳng lẽ Thủ tướng sẽ không kỷ luật bất kỳ ai cho dù có sai phạm”, đại biểu Xuân băn khoăn.
“Lần này, trả lời của Thủ tướng trả lời ít cụ thể hơn, chủ yếu nói về quan điểm, dù tôi hỏi khá cụ thể”, đại biểu Xuân nói thêm.
Trước khi Thủ tướng đăng đàn, kết thúc phần trả lời chất vấn của mỗi thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cũng đều đưa ra những nhận xét riêng.
“Phần trả lời ban đầu của Thống đốc cũng hơi dài. Hầu hết các ý kiến chất vấn đều đã được đề cập trong phần trả lời, có thể chưa thật trọn vẹn nhưng cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề”.
Với Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, người lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chủ tịch nhận xét phần trả lời rất trôi chảy. Nhưng phần trách nhiệm, nguyên nhân giải pháp sắp tới như thế nào chưa thật cụ thể, thiết thực, khả thi. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn “nặng” về trình bày, trong khi trách nhiệm và giải pháp còn chưa được đề cập đầy đủ.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thì hết sức cố gắng nhưng nhiều trường hợp còn chung chung, chưa thật đi sâu vào căn gốc của vấn đề.
“Tự thấy mình lớn lên”
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nội dung đề cập thẳng vào những vấn đề bức xúc nhất, thời sự nhất là yếu tố đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn và sức cuốn hút của các phiên chất vấn. Việc chất vấn theo nhóm vấn đề đã bớt hẳn sự dàn trải tản mạn hoặc đề cập tới những vụ việc quá cụ thể vụn vặt ở địa phương mà nhiều kỳ họp trước đây vẫn còn mắc phải.
Về không khí chất vấn, Chủ tịch đánh giá: thẳng thắn mà không đao to, búa lớn, không gay gắt, căng thẳng, tranh luận nhưng rất chân tình, chân tình nhưng không né tránh và nhân nhượng. Đây chính là điều cần thiết trong văn hóa tranh luận, trong văn hóa nghị trường, đặc biệt là văn hóa nghị trường của Quốc hội chúng ta, Chủ tịch nhấn mạnh.
Nói về hiệu quả chất vấn, Chủ tịch cho rằng phải tính cả hiệu quả tại hội trường và hiệu quả sau hội trường. Tại hội trường thì qua chất vấn, một số vấn đề lớn đã được làm rõ thêm ở nhiều góc độ, thấy rõ hơn trách nhiệm của người được chất vấn và cả người chất vấn trên cương vị công tác của mình.
“Chí ít mỗi người chúng ta thấy thêm được trách nhiệm của mình, mỗi người chúng ta có thêm được nhận thức và tự mình cũng cảm thấy lớn lên hơn”, Chủ tịch nói.
Về kết quả hậu chất vấn, Chủ tịch nêu ví dụ, hai kỳ họp trước Quốc hội có chất vấn về sân golf, cuối năm 2008 theo báo cáo của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc là 166 sân golf, gần đây nhất, ngày 16/10/2009 Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng còn 89 sân golf. Như vậy giảm 77 sân golf, tương đương với 9 nghìn ha đất.
Hay sau khi dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giám sát về việc di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã triển khai ngay những công việc cần thiết, sau 4 tháng lại có báo cáo lại kết quả.
Rồi Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có văn bản hơn 20 trang báo cáo về những việc mà lần trước chất vấn về vấn đề mầm non, thi đại học, các trường đại học có yếu tố nước ngoài, giáo dục có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra những hạn chế. Đó là vẫn còn những vấn đề đào chưa sâu, phân tích mổ xẻ chưa đến nơi đến chốn, chưa đi vào gốc rễ để thấy hết nguyên nhân, phân tích tìm ra những giải pháp sắp tới chứ chưa nói là quy trách nhiệm. “Vẫn còn những trường hợp hỏi dài như phát biểu, trả lời thì như giải trình và thuyết trình chứ chưa phải là đối thoại, chưa phải là tranh luận và nhiều trường hợp làm đại biểu không hài lòng”, Chủ tịch đánh giá.
Trước khi dừng lời, Chủ tịch Quốc hội cũng “xin phép Quốc hội cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn tại các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giữa hai kỳ họp”.