Châu Á đối mặt nguy cơ thiếu việc làm
Nếu không tạo thêm được việc làm, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động trong tương lai
Trong một báo cáo công bố ngày 3/9, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) khẳng định rằng năng suất lao động cao của châu Á đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nếu không tạo thêm được việc làm, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động trong tương lai.
Năng suất lao động cao và ngày càng tăng ở châu Á đang tác động tích cực tới nền kinh tế thế giới. Đây là nhận định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong báo cáo "Các chỉ số chính của thị trường lao động", công bố ngày 3/9.
Báo cáo của ILO cho biết, Đông Á là khu vực có năng suất lao động tăng nhanh nhất, từ năm 1996-2006 đã tăng gấp đôi. Bác bỏ ý kiến của một số nước công nghiệp lo ngại rằng năng suất lao động tăng nhanh ở châu Á sẽ gây thiệt hại cho thị trường của họ, báo cáo của ILO đã phác hoạ bức tranh mô tả một "chu trình khép kín" có tác động tích cực: khi năng suất lao động được cải thiện, người lao động có thu nhập cao hơn, sức chi tiêu của họ sẽ tăng và họ sẽ tìm đến các sản phẩm và dịch vụ của các nước phát triển. Vì vậy, đó không phải là mối đe doạ mà là nhân tố có lợi cho nền kinh tế thế giới.
Trong một báo cáo khác cũng do ILO vừa công bố, mang tựa đề: “Triển vọng lao động thích hợp cho thập niên phát triển bền vững và lao động từ nay đến năm 2015”, ILO cho rằng, lao động giá rẻ là thế mạnh của châu Á và từ nay đến năm 2015, châu lục này có thêm 200 triệu lao động. Do vậy, nếu không tạo thêm được việc làm, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động trong tương lai.
Năm 2006, Mỹ tiếp tục là nước có năng suất cao nhất, thời gian làm việc nhiều hơn so với người dân các nền kinh tế phát triển khác. Trung bình mỗi năm một công nhân Mỹ làm ra được khối lượng của cải trị giá 63.885 USD, so với công nhân Ailen, đứng thứ hai thế giới với 55.986 USD. Nhưng trong năm 2006, trung bình mỗi công nhân Mỹ phải dành tới 1.804 giờ tại nhà máy và công sở so với công nhân Na Uy chỉ có 1.407 giờ và công nhân Pháp 1.564 giờ.
Công nhân các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... năm 2006 dành trung bình 2.200 giờ tại nhà máy và năng suất lao động lại rất thấp. Một công nhân Trung Quốc mỗi năm làm ra khối lượng sản phẩm trị giá 12.642 USD. Khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi tiếp tục đứng cuối danh sách, khi năng suất lao động chỉ bằng 1/20 năng suất lao động trung bình tại các nước phát triển.
Cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất
Theo ILO, với số lao động hiện đã lên đến 1,8 tỷ người, châu Á có nguy cơ không thể tạo được thêm việc làm cho số người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong thập niên này. Tình trạng sử dụng lao động "chui" và nền kinh tế "ngầm" sẽ phát triển, làm gia tăng số người nghèo đói. Tổng giám đốc ILO nhận định về lâu dài không thể tiếp tục duy trì phương thức sản xuất như hiện nay.
Từ nay đến năm 2015, dịch vụ sẽ là khu vực thu hút nhiều lao động nhất ở châu Á, sử dụng khoảng 41% tổng số lao động và trở thành lĩnh vực kinh tế hàng đầu ở châu lục. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lao động trong các hoạt động công nghiệp tăng từ 23,1% đến 29,4%, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh từ 42,6% xuống còn 29,4%. Đến năm 2015, ước tính có thêm 350 triệu người đến sống ở các thành phố, trong khi đó dân cư tại nông thôn chỉ tăng thêm 15 triệu người.
ILO dự đoán mỗi năm sẽ có hàng triệu lao động châu Á phải ra nước ngoài tìm việc làm. Cho đến nay vẫn có hơn 1 tỷ người, xấp xỉ 62% tổng số nhân công tại châu Á, tiếp tục phải làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức.
Nhiều người phải làm những công việc cực nhọc, năng suất thấp và hầu như không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bệnh tật, hưu trí... ILO cảnh báo tỷ lệ người nghèo, người có cuộc sống bấp bênh tiếp tục tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và khí hậu trên trái đất càng trở nên khắc nghiệt. Đó là những yếu tố đe dọa mức độ tăng trưởng và phát triển của châu Á trong những năm tới.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, kinh tế không ổn định, hiệu quả quản lý và phân chia của cải không đồng đều sẽ đe dọa sự phát triển của khu vực này trong tương lai. Các quốc gia châu Á cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp do số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng mạnh.
Năng suất lao động cao và ngày càng tăng ở châu Á đang tác động tích cực tới nền kinh tế thế giới. Đây là nhận định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong báo cáo "Các chỉ số chính của thị trường lao động", công bố ngày 3/9.
Báo cáo của ILO cho biết, Đông Á là khu vực có năng suất lao động tăng nhanh nhất, từ năm 1996-2006 đã tăng gấp đôi. Bác bỏ ý kiến của một số nước công nghiệp lo ngại rằng năng suất lao động tăng nhanh ở châu Á sẽ gây thiệt hại cho thị trường của họ, báo cáo của ILO đã phác hoạ bức tranh mô tả một "chu trình khép kín" có tác động tích cực: khi năng suất lao động được cải thiện, người lao động có thu nhập cao hơn, sức chi tiêu của họ sẽ tăng và họ sẽ tìm đến các sản phẩm và dịch vụ của các nước phát triển. Vì vậy, đó không phải là mối đe doạ mà là nhân tố có lợi cho nền kinh tế thế giới.
Trong một báo cáo khác cũng do ILO vừa công bố, mang tựa đề: “Triển vọng lao động thích hợp cho thập niên phát triển bền vững và lao động từ nay đến năm 2015”, ILO cho rằng, lao động giá rẻ là thế mạnh của châu Á và từ nay đến năm 2015, châu lục này có thêm 200 triệu lao động. Do vậy, nếu không tạo thêm được việc làm, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động trong tương lai.
Năm 2006, Mỹ tiếp tục là nước có năng suất cao nhất, thời gian làm việc nhiều hơn so với người dân các nền kinh tế phát triển khác. Trung bình mỗi năm một công nhân Mỹ làm ra được khối lượng của cải trị giá 63.885 USD, so với công nhân Ailen, đứng thứ hai thế giới với 55.986 USD. Nhưng trong năm 2006, trung bình mỗi công nhân Mỹ phải dành tới 1.804 giờ tại nhà máy và công sở so với công nhân Na Uy chỉ có 1.407 giờ và công nhân Pháp 1.564 giờ.
Công nhân các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... năm 2006 dành trung bình 2.200 giờ tại nhà máy và năng suất lao động lại rất thấp. Một công nhân Trung Quốc mỗi năm làm ra khối lượng sản phẩm trị giá 12.642 USD. Khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi tiếp tục đứng cuối danh sách, khi năng suất lao động chỉ bằng 1/20 năng suất lao động trung bình tại các nước phát triển.
Cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất
Theo ILO, với số lao động hiện đã lên đến 1,8 tỷ người, châu Á có nguy cơ không thể tạo được thêm việc làm cho số người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong thập niên này. Tình trạng sử dụng lao động "chui" và nền kinh tế "ngầm" sẽ phát triển, làm gia tăng số người nghèo đói. Tổng giám đốc ILO nhận định về lâu dài không thể tiếp tục duy trì phương thức sản xuất như hiện nay.
Từ nay đến năm 2015, dịch vụ sẽ là khu vực thu hút nhiều lao động nhất ở châu Á, sử dụng khoảng 41% tổng số lao động và trở thành lĩnh vực kinh tế hàng đầu ở châu lục. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lao động trong các hoạt động công nghiệp tăng từ 23,1% đến 29,4%, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh từ 42,6% xuống còn 29,4%. Đến năm 2015, ước tính có thêm 350 triệu người đến sống ở các thành phố, trong khi đó dân cư tại nông thôn chỉ tăng thêm 15 triệu người.
ILO dự đoán mỗi năm sẽ có hàng triệu lao động châu Á phải ra nước ngoài tìm việc làm. Cho đến nay vẫn có hơn 1 tỷ người, xấp xỉ 62% tổng số nhân công tại châu Á, tiếp tục phải làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức.
Nhiều người phải làm những công việc cực nhọc, năng suất thấp và hầu như không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bệnh tật, hưu trí... ILO cảnh báo tỷ lệ người nghèo, người có cuộc sống bấp bênh tiếp tục tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và khí hậu trên trái đất càng trở nên khắc nghiệt. Đó là những yếu tố đe dọa mức độ tăng trưởng và phát triển của châu Á trong những năm tới.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, kinh tế không ổn định, hiệu quả quản lý và phân chia của cải không đồng đều sẽ đe dọa sự phát triển của khu vực này trong tương lai. Các quốc gia châu Á cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp do số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng mạnh.