Châu Âu bất đồng, Phố Wall trồi sụt
Thị trường hết tăng lại giảm, sau những thông tin đầy bất lợi về đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu
Bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu xung quanh việc bảo vệ các ngân hàng khu vực đã khiến nhà đầu tư một phen bất an và đẩy thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào cảnh trồi sụt thất thường trong phiên giao dịch đêm qua (20/10).
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,16 điểm, tương ứng 0,32%, lên 11.541,78 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 5,51 điểm, tương ứng 0,46%, lên 1.215,39 điểm. Ngược chiều, chỉ số Nasdaq Composite hạ 5,42 điểm, tương ứng 0,21%, xuống 2.598,62 điểm.
Phiên hôm qua, các chỉ số hết tăng lại giảm sau khi tin tức cho biết các cuộc đàm phán tại châu Âu lâm vào thế bế tắc bởi Đức và Pháp bất đồng trong việc tìm ra phương cách bảo vệ các ngân hàng khu vực nếu Hy Lạp vỡ nợ.
Giới phân tích cho rằng, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng châu Âu nắm giữ nợ của Hy Lạp sẽ rơi vào cảnh thua lỗ nặng, tác động dây chuyền lên nền kinh tế châu lục này và có thể dẫn tới tình trạng đóng băng thị trường tín dụng toàn cầu.
Tuy nhiên, cuối ngày hôm qua, thị trường lại nhận được tin tức mới cho biết cuộc họp thượng đỉnh thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 25/10 và khả năng tại hội nghị này, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ có thể đạt được sự đồng thuận về các vấn đề tồn tại.
Với tín hiệu này cộng với báo cáo lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp Mỹ, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại, bất chấp trước đó, Dow Jones có lúc giảm tới 113 điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng hơn 1% lên gần 35 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,8 tỷ cổ phiếu, dưới mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, mỗi 3 cổ phiếu lên giá thì có 2 giảm giá, còn ở sàn Nasdaq cứ 12 cổ phiếu tăng thì có 11 mã giảm điểm.
Không may mắn như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm rất mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,21% xuống mức 5.384,68 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,32% xuống 3.084,07 điểm. Chỉ số DAX của Đức tuột 2,49% xuống mức 5.766,48 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Á cũng lao dốc với biên độ giảm trung bình trên 1%. Dẫn đầu về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi hạ tới 2,74%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quộc hạ 1,94%, Hang Seng của Hồng Kông mất 1,78%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,16 điểm, tương ứng 0,32%, lên 11.541,78 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 5,51 điểm, tương ứng 0,46%, lên 1.215,39 điểm. Ngược chiều, chỉ số Nasdaq Composite hạ 5,42 điểm, tương ứng 0,21%, xuống 2.598,62 điểm.
Phiên hôm qua, các chỉ số hết tăng lại giảm sau khi tin tức cho biết các cuộc đàm phán tại châu Âu lâm vào thế bế tắc bởi Đức và Pháp bất đồng trong việc tìm ra phương cách bảo vệ các ngân hàng khu vực nếu Hy Lạp vỡ nợ.
Giới phân tích cho rằng, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng châu Âu nắm giữ nợ của Hy Lạp sẽ rơi vào cảnh thua lỗ nặng, tác động dây chuyền lên nền kinh tế châu lục này và có thể dẫn tới tình trạng đóng băng thị trường tín dụng toàn cầu.
Tuy nhiên, cuối ngày hôm qua, thị trường lại nhận được tin tức mới cho biết cuộc họp thượng đỉnh thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 25/10 và khả năng tại hội nghị này, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ có thể đạt được sự đồng thuận về các vấn đề tồn tại.
Với tín hiệu này cộng với báo cáo lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp Mỹ, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại, bất chấp trước đó, Dow Jones có lúc giảm tới 113 điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng hơn 1% lên gần 35 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,8 tỷ cổ phiếu, dưới mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, mỗi 3 cổ phiếu lên giá thì có 2 giảm giá, còn ở sàn Nasdaq cứ 12 cổ phiếu tăng thì có 11 mã giảm điểm.
Không may mắn như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm rất mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,21% xuống mức 5.384,68 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,32% xuống 3.084,07 điểm. Chỉ số DAX của Đức tuột 2,49% xuống mức 5.766,48 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Á cũng lao dốc với biên độ giảm trung bình trên 1%. Dẫn đầu về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi hạ tới 2,74%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quộc hạ 1,94%, Hang Seng của Hồng Kông mất 1,78%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.504,60 | 11.541,80 | 37,16 | 0,32 |
S&P 500 | 1.209,88 | 1.215,39 | 5,51 | 0,46 | |
Nasdaq | 2.604,04 | 2.598,62 | 5,42 | 0,21 | |
Anh | FTSE 100 | 5.450,49 | 5.384,68 | 65,81 | 1,21 |
Pháp | CAC 40 | 3.157,34 | 3.084,07 | 73,27 | 2,32 |
Đức | DAX | 5.913,53 | 5.766,48 | 147,05 | 2,49 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.772,54 | 8.682,15 | 90,39 | 1,03 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.309,20 | 17.983,10 | 326,12 | 1,78 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.377,51 | 2.331,37 | 46,15 | 1,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.353,37 | 7.244,32 | 109,05 | 1,48 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.855,92 | 1.805,09 | 50,83 | 2,74 |
Singapore | Straits Times | 2.720,21 | 2.694,01 | 26,20 | 0,96 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |