10:27 20/01/2017

Chế độ ăn của mẹ thế nào để đảm bảo nguồn sữa cho con?

PV

Chế độ ăn của mẹ thế nào để đảm bảo nguồn sữa cho con? - Ảnh 1

Ngay từ khi mang thai mẹ cần một chế độ ăn đặc biệt để bảo đảm nguồn sữa cho con

Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú trong suốt thời gian cho con bú đến khi bé 2 tuổi. Chú ý ăn các món ăn tăng tiết sữa như cháo móng giò, thịt gà, xôi nếp, đu đủ…, uống nhiều nước và ăn nhiều các loại canh rau.  Mẹ cần tăng chất lượng và số lượng bữa ăn Khi cho con bú các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, ngủ đẫy giấc . Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể bạn lúc này cần nhiều hơn để giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bé sẽ nhận được thông qua sữa mẹ. Bạn nên cung cấp thêm 500 Kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu thông thường. Nguồn năng lượng này sẽ giúp bạn sản xuất 750ml sữa mẹ mỗi ngày cho bé. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin A, và axit folic như sữa, hoa quả, thịt cá, trứng, đậu phụ, lạc, đậu đỗ, các thực phẩm có màu vàng đỏ… và các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Để sữa được tiết ra một cách thuận lợi, tinh thần người mẹ phải thoải mái, tự tin, tránh những căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động, nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa. Theo các bác sĩ, người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước mỗi ngày từ 2 lít trở lên tốt nhất nên ăn thêm cháo, uống nước hoa quả tươi và sữa. Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc… Giảm ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu, giấm… Ðiều quan trọng để tạo nhiều sữa là cần cho con bú thường xuyên, đúng cách. Trẻ ngậm bắt vú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh làm người mẹ đau rát vú. Ngoài ra, không có gì là sai với việc giảm cân dần dần trong thời gian cho con bú. Điều này là mong muốn của đa phần phụ nữ để tránh thừa cân sau sinh. Các bà mẹ đang cho con bú giảm cân tốt hơn so với những người không nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng bạn không nên ăn kiêng trong thời gian tiết sữa! Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến việc phóng thích các chất có hại được chữa trong chất béo cơ thể của bạn đi vào sữa mẹ.

Chế độ ăn của mẹ thế nào để đảm bảo nguồn sữa cho con? - Ảnh 2

Về nguyên tắc vắt sữa bạn cần làm mềm vú và tiệt trùng dụng cụ chứa sữa

Về cách lấy và bảo quản sữa mẹ Vắt sữa bằng tay: Trước khi vắt sữa, bạn hãy làm mềm bầu vú bằng cách lau khăn ấm, tắm nước ấm và mát-xa hai bầu vú. Sau khi bạn rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị một cái chén rộng vành đã được tiệt trùng để hứng sữa, bạn có thể bắt đầu vắt sữa. + Nâng bầu vú bằng một tay, mát-xa từ trên bầu vú xuống núm vú. Xoa xung quanh vú kể cả phía dưới vú. +  Ấn nhẹ vào vùng quầng vú (vùng da sẫm màu xung quanh núm vú) bằng ngón cái và ngón trỏ. +  Hai ngón tay bóp vào nhau và ấn ngược lại để sữa chảy ra. Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng. Vắt sữa bằng bơm hút: Dùng bơm hút vắt sữa nhanh hơn và dễ hơn là vắt bằng tay. Bạn hãy nhớ là phải làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa. Tùy vào từng loại bơm bạn dùng, thường mất khoảng 15-45 phút để hút sữa và hoàn toàn không gây đau đớn gì.

Chế độ ăn của mẹ thế nào để đảm bảo nguồn sữa cho con? - Ảnh 3

Để nhiều sữa bạn cần cho con bú thường xuyên, đúng cách

Bảo quản sữa vắt ra như thế nào? Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Sau khi đã hâm nóng cho một lần bú, sữa thừa sẽ phải bỏ đi. Bạn hãy nhớ ghi rõ ngày bạn vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng. Sữa có thể bảo quản trong khoảng:  –  72 giờ trong tủ lạnh
–  1 tháng trong ngăn đá
–  3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa)
Sau khi rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng ấm đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Những điều cần tránh trong thời gian cho bé bú -    Tránh xa thuốc lá và  rượu: Các rủi ro cho trẻ nhỏ trong một gia đình hút thuốc lá so với các trẻ khác là nhận được ít sữa hơn, cai sữa sớm và tinh thần không ổn định.
-    Cẩn thận với các loại thuốc:  Một số loại thuốc bạn uống có thể đi vào sữa của bạn.Vì vậy không nên dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
-    Thận trọng với thực phẩm gây khó tiêu:  Nên tránh các thức ăn dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc như trứng, hải sản sống, hành, gia vị cay... 
-    Hạn chế uống cà phê hoặc trà: Một số trẻ nhỏ rất nhạy cảm với caffein và trở nên cáu kỉnh hoặc khó ngủ, ngay cả với lượng nhỏ cafein.
 

Huyền My