Chỉ còn một ngân hàng chờ thẩm định phương án tái cơ cấu
Ngân hàng Nhà nước đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng trước khi cơ quan này phê duyệt. Đây là kết quả thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hơn một năm qua.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã xác định danh sách 9 ngân hàng thương mại cổ phần cần tập trung ưu tiên cơ cấu lại; đồng thời thành lập các ban chỉ đạo có đại diện Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban và thành viên là các bộ Công an, Thông tin và Truyền thông, các UBND tỉnh, thành phố nơi các ngân hàng này đặt trụ sở chính; thành lập các tổ giám sát tại các ngân hàng này để giám sát chặt chẽ, toàn diện.
Trong hơn một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã mời kiểm toán quốc tế vào cuộc, tiến hành thanh tra toàn diện 9 ngân hàng trên. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng này xây dựng phương án cơ cấu lại phù hợp với quy định của pháp luật và đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém của từng trường hợp.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng. Trên cơ sở phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 3 ngân hàng đang tiến hành tự cơ cấu lại và 1 ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác.
Không nêu cụ thể, song danh sách 9 ngân hàng trên thời gian qua cũng đã được công bố. Trong đó, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất; Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB); một ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác được dự tính là Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC); Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) đã triển khai phương án tự tái cơ cấu với bước cuối là tăng mạnh vốn điều lệ công bố vừa qua; Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) và Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cũng có thông tin tự tái cơ cấu.
Đối với một ngân hàng còn lại, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang thẩm định phương án do ngân hàng này đề xuất để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. Nhiều khả năng, đây là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã xác định danh sách 9 ngân hàng thương mại cổ phần cần tập trung ưu tiên cơ cấu lại; đồng thời thành lập các ban chỉ đạo có đại diện Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban và thành viên là các bộ Công an, Thông tin và Truyền thông, các UBND tỉnh, thành phố nơi các ngân hàng này đặt trụ sở chính; thành lập các tổ giám sát tại các ngân hàng này để giám sát chặt chẽ, toàn diện.
Trong hơn một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã mời kiểm toán quốc tế vào cuộc, tiến hành thanh tra toàn diện 9 ngân hàng trên. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng này xây dựng phương án cơ cấu lại phù hợp với quy định của pháp luật và đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém của từng trường hợp.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng. Trên cơ sở phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 3 ngân hàng đang tiến hành tự cơ cấu lại và 1 ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác.
Không nêu cụ thể, song danh sách 9 ngân hàng trên thời gian qua cũng đã được công bố. Trong đó, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất; Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB); một ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác được dự tính là Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC); Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) đã triển khai phương án tự tái cơ cấu với bước cuối là tăng mạnh vốn điều lệ công bố vừa qua; Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) và Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cũng có thông tin tự tái cơ cấu.
Đối với một ngân hàng còn lại, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang thẩm định phương án do ngân hàng này đề xuất để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. Nhiều khả năng, đây là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).