Chi sai mục đích 263 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương
Vẫn còn nhiều đơn vị trực thuộc bộ ngành và 29/34 địa phương chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định
18/34 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng, trả nợ vốn vay, chi hỗ trợ… nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép 263 tỷ đồng.
Đây là số liệu từ kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 vừa được Kiểm toán Nhà nước báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 20/4.
Trong số 18 địa phương nói trên, báo cáo kiểm toán điểm danh: Hải Phòng 66 tỷ đồng, Bắc Ninh 64 tỷ đồng, Đồng Tháp 52 tỷ đồng… Cuối bảng là Lạng Sơn và Tiền Giang cũng chi 2 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương vào mục đích khác.
Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng còn cho biết, vẫn còn nhiều đơn vị trực thuộc bộ ngành và 29/34 địa phương chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
Và, tại những đơn vị có số dư nguồn thực hiện cải cách tiền lương lớn, mặc dù đã có cơ chế cho phép sử dụng nguồn nhưng thực tế việc vận dụng còn hạn chế dẫn đến để vốn nhàn rỗi trong thời gian dài, kém hiệu quả.
Điển hình, tỉnh Vĩnh Phúc số dư nguồn cải cách tiền lương hơn 1.000 tỷ đồng kéo dài từ năm 2009, số dư đến 31/12/2010 sau khi sử dụng 1.000 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư vẫn còn dư tại cấp tỉnh 2.563 tỷ đồng, trong khi số sử dụng để chi lương năm 2010 chỉ là 151,8 tỷ đồng.
Đây là số liệu từ kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 vừa được Kiểm toán Nhà nước báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 20/4.
Trong số 18 địa phương nói trên, báo cáo kiểm toán điểm danh: Hải Phòng 66 tỷ đồng, Bắc Ninh 64 tỷ đồng, Đồng Tháp 52 tỷ đồng… Cuối bảng là Lạng Sơn và Tiền Giang cũng chi 2 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương vào mục đích khác.
Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng còn cho biết, vẫn còn nhiều đơn vị trực thuộc bộ ngành và 29/34 địa phương chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
Và, tại những đơn vị có số dư nguồn thực hiện cải cách tiền lương lớn, mặc dù đã có cơ chế cho phép sử dụng nguồn nhưng thực tế việc vận dụng còn hạn chế dẫn đến để vốn nhàn rỗi trong thời gian dài, kém hiệu quả.
Điển hình, tỉnh Vĩnh Phúc số dư nguồn cải cách tiền lương hơn 1.000 tỷ đồng kéo dài từ năm 2009, số dư đến 31/12/2010 sau khi sử dụng 1.000 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư vẫn còn dư tại cấp tỉnh 2.563 tỷ đồng, trong khi số sử dụng để chi lương năm 2010 chỉ là 151,8 tỷ đồng.