Chỉ số Dow Jones tăng mạnh trong tuần
Dù thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm ngày 27/3, nhưng các chỉ số vẫn có tuần giao dịch thành công
Dù thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm ngày 27/3, nhưng các chỉ số vẫn có tuần giao dịch thành công.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chi tiêu của người tiêu dùng nước này - vốn chiếm 2/3 tỷ trọng trong GDP của Mỹ, trong tháng 2/2009 đã tăng 0,2%, sau khi tăng 1% trong tháng 1/2009.
Trong quý 3/2008, chi tiêu dùng của người dân Mỹ đã giảm 3,8% và tiếp tục giảm 4,3% trong quý 4/2008, so với cùng kỳ năm trước. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến GDP của Mỹ chỉ tăng 1,1% trong cả năm 2008.
Cùng ngày, Bộ này đã cho biết thu nhập của người dân ở Mỹ trong tháng 2/2009 đã giảm 0,2%, sau khi tăng 0,2% trong tháng 1/2009. Số tiền tiết kiệm của người dân trong tháng 2 đạt 450,7 tỷ USD.
Chứng khoán mất điểm do hoạt động chốt lãi của nhà đầu tư
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu khối ngân hàng, để hiện thực hóa danh mục đầu tư sau khi thị trường đã có tuần tăng điểm mạnh.
Điểm đáng chú ý khác trong ngày là khối lượng giao dịch trên cả hai sàn NYSE và Nasdaq đều giảm trên 380 triệu cổ phiếu so với phiên trước đó.
Giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng khiến chỉ số KBW Ngân hàng giảm 3,28%, trong đó cổ phiếu Citigroup hạ 6,8%, cổ phiếu JPMorgan Chase trượt 5,8%, cổ phiếu Bank of America mất 3,17%...
Cổ phiếu của General Motors tiếp tục tăng 6,16% sau khi Tổng thống Obama cho biết sẽ ưu tiên hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô ở Detroit thông qua các khoản cho vay hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản đều giảm điểm sau khi giá nhiều kim loại và dầu thô đi xống. Cổ phiếu của nhà sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa đã mất 3,9%; cổ phiếu Exxon Mobil và Chevron đều giảm gần 2% giá trị.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 6,84%, chỉ số Nasdaq lên 6,03% và chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,17%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 11,4%, chỉ số Nasdaq hạ 2,02% và chỉ số S&P 500 trượt 9,67%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/3: chỉ số Dow Jones mất 148,38 điểm, tương đương -1,87%, chốt ở mức 7.776,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 41,8 điểm, tương đương -2,63%, chốt ở mức 1.545,2.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 16,92 điểm, tương đương -2,03%, đóng cửa ở mức 815,94.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,44 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.324 cổ phiếu giảm điểm và có 720 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,09 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.055 cổ phiếu mất điểm và có 658 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố kết quả điều tra về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ.
Thứ Tư: Công bố doanh bố bán xe ôtô ở Mỹ; chi đầu tư ngành xây dựng; công bố số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất; công bố doanh số nhà chờ bán.
Thứ Năm: ECB công bố quyết định về lãi suất, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình trạng việc làm trong tháng 3/2009, công bố số liệu về chỉ số ISM ngành dịch vụ; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Bernanke có bài phát biểu quan trọng.
Chứng khoán châu Âu tăng từ 1,4-3,3% trong tuần
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm phiên giao dịch cuối tuần với hầu hết tất cả cổ phiếu của các ngành đều giảm điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng 47% giá trị kể từ ngày 9/3 nên việc giới đầu tư tăng mạnh bán để chốt lãi là điều không có gì gây bất ngờ đối với thị trường.
Phiên giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm là nguyên nhân cơ bản nhất kéo thị trường chứng khoán châu Âu mất điểm trong phiên này. Cổ phiếu Banco Santander, Credit Suisse và Societe Generale giảm từ 3,3-7%; cổ phiếu Allianz, Aviva, Prudential, Swiss Re và Zurich Financial mất từ 2,2-5,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 26,35 điểm, tương đương -0,67%, chốt ở mức 3.898,85 - tăng 1,4% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,31% nhưng tăng 3,3% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 30 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,78% nhưng cao hơn 1,7% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 170 triệu cổ phiếu.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chi tiêu của người tiêu dùng nước này - vốn chiếm 2/3 tỷ trọng trong GDP của Mỹ, trong tháng 2/2009 đã tăng 0,2%, sau khi tăng 1% trong tháng 1/2009.
Trong quý 3/2008, chi tiêu dùng của người dân Mỹ đã giảm 3,8% và tiếp tục giảm 4,3% trong quý 4/2008, so với cùng kỳ năm trước. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến GDP của Mỹ chỉ tăng 1,1% trong cả năm 2008.
Cùng ngày, Bộ này đã cho biết thu nhập của người dân ở Mỹ trong tháng 2/2009 đã giảm 0,2%, sau khi tăng 0,2% trong tháng 1/2009. Số tiền tiết kiệm của người dân trong tháng 2 đạt 450,7 tỷ USD.
Chứng khoán mất điểm do hoạt động chốt lãi của nhà đầu tư
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu khối ngân hàng, để hiện thực hóa danh mục đầu tư sau khi thị trường đã có tuần tăng điểm mạnh.
Điểm đáng chú ý khác trong ngày là khối lượng giao dịch trên cả hai sàn NYSE và Nasdaq đều giảm trên 380 triệu cổ phiếu so với phiên trước đó.
Giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng khiến chỉ số KBW Ngân hàng giảm 3,28%, trong đó cổ phiếu Citigroup hạ 6,8%, cổ phiếu JPMorgan Chase trượt 5,8%, cổ phiếu Bank of America mất 3,17%...
Cổ phiếu của General Motors tiếp tục tăng 6,16% sau khi Tổng thống Obama cho biết sẽ ưu tiên hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô ở Detroit thông qua các khoản cho vay hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản đều giảm điểm sau khi giá nhiều kim loại và dầu thô đi xống. Cổ phiếu của nhà sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa đã mất 3,9%; cổ phiếu Exxon Mobil và Chevron đều giảm gần 2% giá trị.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 6,84%, chỉ số Nasdaq lên 6,03% và chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,17%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 11,4%, chỉ số Nasdaq hạ 2,02% và chỉ số S&P 500 trượt 9,67%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày 27/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/3: chỉ số Dow Jones mất 148,38 điểm, tương đương -1,87%, chốt ở mức 7.776,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 41,8 điểm, tương đương -2,63%, chốt ở mức 1.545,2.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 16,92 điểm, tương đương -2,03%, đóng cửa ở mức 815,94.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,44 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.324 cổ phiếu giảm điểm và có 720 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,09 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.055 cổ phiếu mất điểm và có 658 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố kết quả điều tra về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ.
Thứ Tư: Công bố doanh bố bán xe ôtô ở Mỹ; chi đầu tư ngành xây dựng; công bố số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất; công bố doanh số nhà chờ bán.
Thứ Năm: ECB công bố quyết định về lãi suất, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình trạng việc làm trong tháng 3/2009, công bố số liệu về chỉ số ISM ngành dịch vụ; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Bernanke có bài phát biểu quan trọng.
Chứng khoán châu Âu tăng từ 1,4-3,3% trong tuần
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm phiên giao dịch cuối tuần với hầu hết tất cả cổ phiếu của các ngành đều giảm điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng 47% giá trị kể từ ngày 9/3 nên việc giới đầu tư tăng mạnh bán để chốt lãi là điều không có gì gây bất ngờ đối với thị trường.
Phiên giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm là nguyên nhân cơ bản nhất kéo thị trường chứng khoán châu Âu mất điểm trong phiên này. Cổ phiếu Banco Santander, Credit Suisse và Societe Generale giảm từ 3,3-7%; cổ phiếu Allianz, Aviva, Prudential, Swiss Re và Zurich Financial mất từ 2,2-5,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 26,35 điểm, tương đương -0,67%, chốt ở mức 3.898,85 - tăng 1,4% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,31% nhưng tăng 3,3% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 30 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,78% nhưng cao hơn 1,7% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 170 triệu cổ phiếu.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.924,56 | 7.776,18 | 148,38 | 1,87 |
Nasdaq | 1.587,00 | 1.545,20 | 41,80 | 2,63 | |
S&P 500 | 832,86 | 815,94 | 16,92 | 2,03 | |
Anh | FTSE 100 | 3.925,20 | 3.898,85 | 26,35 | 0,67 |
Đức | DAX | 4.259,37 | 4.203,55 | 55,82 | 1,31 |
Pháp | CAC 40 | 2.892,07 | 2.840,62 | 51,45 | 1,78 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.386,56 | 5.390,70 | 4,14 | 0,08 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.636,33 | 8.626,97 | 9,36 | 0,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.108,98 | 14.119,50 | 10,52 | 0,07 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.243,80 | 1.237,51 | 6,29 | 0,51 |
Singapore | Straits Times | 1.756,89 | 1.745,66 | 13,13 | 0,75 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.361,70 | 2.374,44 | 12,73 | 0,54 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.869,76 | 10.048,49 | 45,39 | 0,45 |
Australia | ASX | 3.586,30 | 3.615,60 | 29,30 | 0,82 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |