Chỉ số giá tháng 1 tăng nhẹ do yếu tố tâm lý
Sau khi giảm liên tiếp trong 3 tháng cuối năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2009 lại đi lên và đạt mức tăng 0,32%
Sau khi giảm liên tiếp trong 3 tháng cuối năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2009 lại đi lên và đạt mức tăng 0,32%.
Đúng như nhiều dự đoán, CPI tháng đầu của năm 2009 chỉ tăng rất nhẹ, đạt mức 0,32%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2008, CPI tháng này đã tăng tới 17,48%, "hậu quả" từ việc chỉ số giá "nhảy múa" trong năm 2008 đầy biến động.
Theo quy luật, CPI tháng 1 các năm thường tăng cao hơn những tháng trước đó, phù hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch. Tuy nhiên, mức tăng của tháng 1 năm nay đã thấp hơn nhiều so với các năm trước: tháng 1/2008 tăng 2,38%; 1/2007 tăng 1,1%; 1/2006 tăng 1,2%; 1/2005 tăng 1,1%; 1/2004 tăng 1,1%.
Mức tăng 0,32% thậm chí còn thấp hơn con số ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) đã nhận định trong một lần trả lời phỏng vấn VnEconomy gần đây, rằng CPI tháng 1/2009 sẽ tăng vào khoảng 0,5%, dù vào thời điểm đó, nhận định này đã được xem là rất lạc quan.
Cũng như mọi năm, do có chuẩn bị từ trước nên lượng hàng hóa tại các chợ và siêu thị rất nhiều và dư thừa. Từ mấy tháng trước, các chủ trang trại trồng rau, trăn nuôi gia súc, gia cầm... đã “găm” những mặt hàng chủ lực này lại, chờ tung ra vào dịp Tết nhằm bán được giá hơn.
Tuy nhiên năm nay, đến tận trước thời điểm “chốt” con số tính CPI tháng 1, tức là vào ngày 15/1, người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà lắm với chuyện sắm Tết.
Theo một số chuyên gia thuộc Tổng cục Thống kê, tuy nhu cầu mua sắm có tăng nhưng sức mua hàng hóa trong tháng này vẫn chưa cho thấy sự gia tăng đột biến, và thực chất của việc CPI tăng trong tháng này chủ yếu do yếu tố tâm lý, nhiều người bán hàng nhân dịp Tết đẩy giá lên chút ít.
Từ việc đẩy giá của người bán hàng, CPI tăng trong tháng 1/2009 được hình thành từ “sức kéo” của các nhóm hàng phục vụ đón Tết như hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, đồ dùng cá nhân và vật liệu xây dựng phục vụ việc hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng...
Cụ thể, so với tháng trước đó, “trượt giá” cao nhất thuộc về nhóm đồ uống và thuốc lá, đạt mức tăng 1,89%. Tiếp đến là các nhóm văn hóa, thể thao giải trí tăng 1,66%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%.
Việc người dân có thói quen trang hoàng lại nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình xây dựng để đón Tết cũng đẩy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61% so với tháng trước đó.
Nhưng trái lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thường vẫn dẫn đầu xu hướng tăng giá trong giai đoạn giáp Tết những năm trước, thì năm nay nhóm hàng này chỉ tăng nhẹ ở mức 0,39%. Trong nhóm này, chỉ số giá mặt hàng lương thực giảm nhẹ 0,04%.
Nhóm phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tiếp tục xu hướng giảm khi đạt mức âm 3,51%. Nhóm này cũng là một bất thường của năm nay khi giá dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách vẫn thường tăng rất mạnh vào thời gian này của các năm trở về trước.
Từ 3 - 4 ngày nay, nhu cầu mua sắm Tết bắt đầu tăng lên mạnh mẽ hơn khi Tết Nguyên đán đã cận kề. Theo dự báo của một số chuyên gia thuộc Tổng cục Thống kê, CPI tháng Tết chắc chắn sẽ tăng cao hơn con số của tháng này.
Đúng như nhiều dự đoán, CPI tháng đầu của năm 2009 chỉ tăng rất nhẹ, đạt mức 0,32%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2008, CPI tháng này đã tăng tới 17,48%, "hậu quả" từ việc chỉ số giá "nhảy múa" trong năm 2008 đầy biến động.
Theo quy luật, CPI tháng 1 các năm thường tăng cao hơn những tháng trước đó, phù hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch. Tuy nhiên, mức tăng của tháng 1 năm nay đã thấp hơn nhiều so với các năm trước: tháng 1/2008 tăng 2,38%; 1/2007 tăng 1,1%; 1/2006 tăng 1,2%; 1/2005 tăng 1,1%; 1/2004 tăng 1,1%.
Mức tăng 0,32% thậm chí còn thấp hơn con số ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) đã nhận định trong một lần trả lời phỏng vấn VnEconomy gần đây, rằng CPI tháng 1/2009 sẽ tăng vào khoảng 0,5%, dù vào thời điểm đó, nhận định này đã được xem là rất lạc quan.
Cũng như mọi năm, do có chuẩn bị từ trước nên lượng hàng hóa tại các chợ và siêu thị rất nhiều và dư thừa. Từ mấy tháng trước, các chủ trang trại trồng rau, trăn nuôi gia súc, gia cầm... đã “găm” những mặt hàng chủ lực này lại, chờ tung ra vào dịp Tết nhằm bán được giá hơn.
Tuy nhiên năm nay, đến tận trước thời điểm “chốt” con số tính CPI tháng 1, tức là vào ngày 15/1, người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà lắm với chuyện sắm Tết.
Theo một số chuyên gia thuộc Tổng cục Thống kê, tuy nhu cầu mua sắm có tăng nhưng sức mua hàng hóa trong tháng này vẫn chưa cho thấy sự gia tăng đột biến, và thực chất của việc CPI tăng trong tháng này chủ yếu do yếu tố tâm lý, nhiều người bán hàng nhân dịp Tết đẩy giá lên chút ít.
Từ việc đẩy giá của người bán hàng, CPI tăng trong tháng 1/2009 được hình thành từ “sức kéo” của các nhóm hàng phục vụ đón Tết như hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, đồ dùng cá nhân và vật liệu xây dựng phục vụ việc hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng...
Cụ thể, so với tháng trước đó, “trượt giá” cao nhất thuộc về nhóm đồ uống và thuốc lá, đạt mức tăng 1,89%. Tiếp đến là các nhóm văn hóa, thể thao giải trí tăng 1,66%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%.
Việc người dân có thói quen trang hoàng lại nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình xây dựng để đón Tết cũng đẩy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61% so với tháng trước đó.
Nhưng trái lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thường vẫn dẫn đầu xu hướng tăng giá trong giai đoạn giáp Tết những năm trước, thì năm nay nhóm hàng này chỉ tăng nhẹ ở mức 0,39%. Trong nhóm này, chỉ số giá mặt hàng lương thực giảm nhẹ 0,04%.
Nhóm phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tiếp tục xu hướng giảm khi đạt mức âm 3,51%. Nhóm này cũng là một bất thường của năm nay khi giá dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách vẫn thường tăng rất mạnh vào thời gian này của các năm trở về trước.
Từ 3 - 4 ngày nay, nhu cầu mua sắm Tết bắt đầu tăng lên mạnh mẽ hơn khi Tết Nguyên đán đã cận kề. Theo dự báo của một số chuyên gia thuộc Tổng cục Thống kê, CPI tháng Tết chắc chắn sẽ tăng cao hơn con số của tháng này.