Chỉ số VN30 - một năm nhìn lại
Chỉ số VN30 cuối năm 2012 đã có một mức tăng trưởng khá ấn tượng, gần 26% so với đầu năm 2012
Lễ sơ kết một năm triển khai chỉ số VN30 - chỉ số giá chứng khoán của 30 cổ phiếu niêm yết có vốn hoá lớn nhất trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), đại diện cho khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường và 60% giá trị giao dịch toàn thị trường, đã diễn ra vào chiều ngày 28/2/2013 tại Tp.HCM.
Sau một năm vận hành an toàn và liên tục, chỉ số VN30 cuối năm 2012 đã có một mức tăng trưởng khá ấn tượng, gần 26% so với đầu năm 2012.
Theo đại diện HOSE, mức tăng này cao gấp 1,43 lần so mức tăng trưởng của chỉ số VN-Index và đây là kết quả rất ấn tượng trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn trong năm 2012 dẫn đến sự phân hóa rõ rệt giữa các doanh nghiệp niêm yết.
Vẫn duy trì tính đại diện về giá trị vốn hoá và thanh khoản, VN30 tại ngày 31/1/2013 đạt hơn 578 ngàn tỷ đồng vốn hóa, chiếm gần 74% market cap của HOSE và 66% market cap của cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE và HNX). Giá trị giao dịch tính đến 31/1/2013 của nhóm cổ phiếu VN30 chiếm gần 61% giao dịch của HOSE.
Một năm với vai trò chỉ báo
Sau một năm triển khai, VN30 đang dần được xem là một chỉ báo về sự biến động của các cổ phiếu blue-chip nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường. Tỷ trọng các ngành nghề chính trong VN30 khá tương đồng so với tỷ trọng ngành trên toàn thị trường, với ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành kinh doanh bất động sản.
“VN30 được các nhà đầu tư đánh giá cao về chất lượng cổ phiếu niêm yết với trên 50% cổ phiếu trong danh mục tăng trưởng cao hơn mức bình quân thị trường. Chính vì vậy, VN30 có thể được xem như là một hình thức phân bảng, phân loại các công ty niêm yết dẫn đầu thị trường về vốn hóa, thanh khoản, độ minh bạch và hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm gia tăng thêm giá trị tài sản vô hình của các công ty niêm yết được chọn lựa vào chỉ số. Các cổ phiếu trong VN30 được đánh giá cao về thẻ điểm quản trị công ty so với mặt bằng chung trong năm 2012 và có tỷ suất ROA cao gấp 3 lần so với ROA trung bình thị trường theo thống kê 9 tháng đầu năm 2012 của Sở”, ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nhận xét.
VN30 cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các quỹ đã và đang đầu tư vào thị trường Việt Nam theo VN30. Mức tăng trưởng rất tốt của VN30 trong năm qua đã đưa chỉ số này trở thành một trong những chỉ số có mức tăng trưởng cao trên thế giới, cùng với chất lượng của các cổ phiếu trong chỉ số đã góp phần định hướng rõ xu hướng đầu tư này.
Thị trường được mong đợi sôi động hơn và VN30 sẽ càng chứng tỏ vai trò của mình khi mà sắp tới đây HOSE và các thành viên thị trường nghiên cứu triển khai giao dịch sản phẩm ETF đầu tiên dựa trên chỉ số cơ sở là VN30.
Những kỳ vọng tiếp theo
VN30 ra đời được xem là một trong những nỗ lực của HOSE góp phần cải thiện thanh khoản cho thị trường trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam cần có những cú hích để tạo thêm sự sôi động.
Mặc dù vậy, chỉ có 2 chỉ số VN-Index và VN30 như hiện nay để làm chỉ báo cho thị trường chứng khoán là quá ít ỏi so với nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư. Thị trường còn thiếu vắng các chuỗi chỉ số dành cho các công ty vừa và nhỏ, chỉ số ngành, chỉ số của nhóm công ty có cổ tức cao, chỉ số của nhóm công ty tăng trưởng...
Đó là bài toán đặt ra cho Sở trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chỉ số mới, tiến đến xây dựng các chỉ số theo yêu cầu của thành viên thị trường. Không những thế, các chỉ số trên sẽ còn là tài sản cơ sở để phát triển các sản phẩm khác như ETF, phái sinh trong tương lai.
Hầu hết các thành viên thị trường đều nhất trí rằng chỉ số VN30 được xem là một bước phát triển mới và là tiền đề để thị trường chứng khoán Việt Nam đi sát với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ số VN30 cũng có những hạn chế cần được xem xét.
Theo ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Maybank KimEng, những hạn chế đó là: mức sàng lọc về tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng còn khá thấp 10% so với chuẩn quốc tế, ví dụ FTSE là 20% và hạn chế về room sở hữu ở một số cổ phiếu trong rổ VN30.
Là một trong số những cổ phiếu góp mặt đầy đủ trong cả 3 kỳ sàng lọc của rổ chỉ số VN30, đại diện Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH-HOSE), ông Lê Hải Phong, Giám đốc tài chính thừa nhận rằng những tác động tích cực từ VN30 tới vị thế DN niêm yết trong VN30 là rất đáng kể. Thông qua việc tiến hành tính toán và sàng lọc định kỳ 6 tháng với các tiêu chí cụ thể, khắt khe cho thấy VN30 đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng và mức độ minh bạch thông tin của cổ phiếu niêm yết.
Tuy nhiên, để VN30 thực sự đáp ứng kỳ vọng của thị trường với vai trò vừa là chỉ số phản ánh chính xác nhất mối quan hệ cung cầu trên thị trường vừa là chỉ số để đầu tư, ông Phong đề xuất cần phải quảng bá VN30 và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của nhà đầu tư. Điều này có thể cân nhắc thực hiện thông qua việc sàng lọc và cơ cấu lại danh mục VN30 theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Có thể lựa chọn từ 1 đến 2 công ty đại diện cho ngành dựa trên các tiêu chí về giá trị vốn hóa, cổ phiếu tự do chuyển nhượng và tính thanh khoản cao nhất đại diện cho ngành (thay vì lựa chọn theo tiêu chí giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường như hiện nay).
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ưa thích đầu tư theo nhiều nhóm ngành hoặc đầu tư các công ty có quy mô vốn vừa và nhỏ (mid-cap & penies) hào hứng hơn và có cơ hội tiếp cận rổ chỉ số tốt hơn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Sau một năm vận hành an toàn và liên tục, chỉ số VN30 cuối năm 2012 đã có một mức tăng trưởng khá ấn tượng, gần 26% so với đầu năm 2012.
Theo đại diện HOSE, mức tăng này cao gấp 1,43 lần so mức tăng trưởng của chỉ số VN-Index và đây là kết quả rất ấn tượng trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn trong năm 2012 dẫn đến sự phân hóa rõ rệt giữa các doanh nghiệp niêm yết.
Vẫn duy trì tính đại diện về giá trị vốn hoá và thanh khoản, VN30 tại ngày 31/1/2013 đạt hơn 578 ngàn tỷ đồng vốn hóa, chiếm gần 74% market cap của HOSE và 66% market cap của cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE và HNX). Giá trị giao dịch tính đến 31/1/2013 của nhóm cổ phiếu VN30 chiếm gần 61% giao dịch của HOSE.
Một năm với vai trò chỉ báo
Sau một năm triển khai, VN30 đang dần được xem là một chỉ báo về sự biến động của các cổ phiếu blue-chip nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường. Tỷ trọng các ngành nghề chính trong VN30 khá tương đồng so với tỷ trọng ngành trên toàn thị trường, với ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành kinh doanh bất động sản.
“VN30 được các nhà đầu tư đánh giá cao về chất lượng cổ phiếu niêm yết với trên 50% cổ phiếu trong danh mục tăng trưởng cao hơn mức bình quân thị trường. Chính vì vậy, VN30 có thể được xem như là một hình thức phân bảng, phân loại các công ty niêm yết dẫn đầu thị trường về vốn hóa, thanh khoản, độ minh bạch và hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm gia tăng thêm giá trị tài sản vô hình của các công ty niêm yết được chọn lựa vào chỉ số. Các cổ phiếu trong VN30 được đánh giá cao về thẻ điểm quản trị công ty so với mặt bằng chung trong năm 2012 và có tỷ suất ROA cao gấp 3 lần so với ROA trung bình thị trường theo thống kê 9 tháng đầu năm 2012 của Sở”, ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nhận xét.
VN30 cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các quỹ đã và đang đầu tư vào thị trường Việt Nam theo VN30. Mức tăng trưởng rất tốt của VN30 trong năm qua đã đưa chỉ số này trở thành một trong những chỉ số có mức tăng trưởng cao trên thế giới, cùng với chất lượng của các cổ phiếu trong chỉ số đã góp phần định hướng rõ xu hướng đầu tư này.
Thị trường được mong đợi sôi động hơn và VN30 sẽ càng chứng tỏ vai trò của mình khi mà sắp tới đây HOSE và các thành viên thị trường nghiên cứu triển khai giao dịch sản phẩm ETF đầu tiên dựa trên chỉ số cơ sở là VN30.
Những kỳ vọng tiếp theo
VN30 ra đời được xem là một trong những nỗ lực của HOSE góp phần cải thiện thanh khoản cho thị trường trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam cần có những cú hích để tạo thêm sự sôi động.
Mặc dù vậy, chỉ có 2 chỉ số VN-Index và VN30 như hiện nay để làm chỉ báo cho thị trường chứng khoán là quá ít ỏi so với nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư. Thị trường còn thiếu vắng các chuỗi chỉ số dành cho các công ty vừa và nhỏ, chỉ số ngành, chỉ số của nhóm công ty có cổ tức cao, chỉ số của nhóm công ty tăng trưởng...
Đó là bài toán đặt ra cho Sở trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chỉ số mới, tiến đến xây dựng các chỉ số theo yêu cầu của thành viên thị trường. Không những thế, các chỉ số trên sẽ còn là tài sản cơ sở để phát triển các sản phẩm khác như ETF, phái sinh trong tương lai.
Hầu hết các thành viên thị trường đều nhất trí rằng chỉ số VN30 được xem là một bước phát triển mới và là tiền đề để thị trường chứng khoán Việt Nam đi sát với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ số VN30 cũng có những hạn chế cần được xem xét.
Theo ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Maybank KimEng, những hạn chế đó là: mức sàng lọc về tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng còn khá thấp 10% so với chuẩn quốc tế, ví dụ FTSE là 20% và hạn chế về room sở hữu ở một số cổ phiếu trong rổ VN30.
Là một trong số những cổ phiếu góp mặt đầy đủ trong cả 3 kỳ sàng lọc của rổ chỉ số VN30, đại diện Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH-HOSE), ông Lê Hải Phong, Giám đốc tài chính thừa nhận rằng những tác động tích cực từ VN30 tới vị thế DN niêm yết trong VN30 là rất đáng kể. Thông qua việc tiến hành tính toán và sàng lọc định kỳ 6 tháng với các tiêu chí cụ thể, khắt khe cho thấy VN30 đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng và mức độ minh bạch thông tin của cổ phiếu niêm yết.
Tuy nhiên, để VN30 thực sự đáp ứng kỳ vọng của thị trường với vai trò vừa là chỉ số phản ánh chính xác nhất mối quan hệ cung cầu trên thị trường vừa là chỉ số để đầu tư, ông Phong đề xuất cần phải quảng bá VN30 và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của nhà đầu tư. Điều này có thể cân nhắc thực hiện thông qua việc sàng lọc và cơ cấu lại danh mục VN30 theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Có thể lựa chọn từ 1 đến 2 công ty đại diện cho ngành dựa trên các tiêu chí về giá trị vốn hóa, cổ phiếu tự do chuyển nhượng và tính thanh khoản cao nhất đại diện cho ngành (thay vì lựa chọn theo tiêu chí giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường như hiện nay).
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ưa thích đầu tư theo nhiều nhóm ngành hoặc đầu tư các công ty có quy mô vốn vừa và nhỏ (mid-cap & penies) hào hứng hơn và có cơ hội tiếp cận rổ chỉ số tốt hơn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)