Chi trả cổ tức bằng tiền: Liệu cao đã là tốt?
Hiện tượng nhiều công ty công bố chia cổ tức với tỷ lệ cao gần đây đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư
Hiện tượng nhiều công ty cổ phần công bố tạm ứng trước cổ tức 2008 hoặc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ cao trong thời gian gần đây đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp làm vậy là nhằm tránh cho cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán từ ngày 1/1/2009.
Việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao hiện đang được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng, nhất là trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục sụt giảm trong thời gian dài vừa qua.
Cổ tức thể hiện hoạt động của doanh nghiệp?
Cụ thể, tính đến thời điểm này, có khá nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố tạm ứng cổ tức 2008 bằng tiền mặt, trong đó có tới 25 doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả trên mệnh giá từ 10% trở lên.
Cá biệt có những trường hợp tỷ lệ chi trả cổ tức được công bố ở mức rất cao như 30% của NHC, 20% của ACL (tính cả lần tạm ứng cổ tức trước đó thì tổng mức trả cổ tức lên tới 35%), 25% của ACB, GIL 25%,...
Nếu nhìn vào tỷ lệ cổ tức được chia trên lợi nhuận sau thuế, tại một số doanh nghiệp tỷ lệ cổ tức công bố chiếm tới 68% lợi nhuận sau thuế của 3 quý đầu năm 2008. Đây là con số cao đột biến so với tình hình hiện tại dù có cộng thêm lợi nhuận sau thuế dự tính của quý 4 vào mẫu số.
Có thể vào thời điểm hiện tại khi mà triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán vẫn còn là một dấu hỏi khó giải đáp, thì việc nhận cổ tức bằng tiền mặt là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều hào hứng đón nhận.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc chia cổ tức tiền mặt cao như vậy có phải là nhờ doanh nghiệp đang hoạt động tốt và muốn chia sẻ kết quả kinh doanh với cổ đông, hay doanh nghiệp đó đơn giản là chạy thuế thu nhập? Và việc chia cổ tức cao như vậy sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới?
Theo ông Huy Nam, chuyên gia tài chính độc lập, trước bối cảnh hiện nay việc chia cổ tức bằng tiền mặt cao chủ yếu là do động thái đối phó “chạy thuế” của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động bình thường trước tình hình lãi suất cao như hiện nay thì khó có thể chia cổ tức bằng tiền ở mức cao được, nhất là giai đoạn cuối năm, khi tiền mặt luôn khan hiếm.
Tuy nhiên, theo ông Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng phân tích của VincomSC, cũng không loại trừ khả năng doanh nghiệp muốn gửi gắm một thông điệp nào đó thông qua chính sách chia cổ tức. Những doanh nghiệp thường xuyên tăng tỷ lệ chia cổ tức nhằm cho cổ đông biết rằng tương lai hoạt động của doanh nghiệp là tốt và doanh nghiệp muốn chia sẻ điều đó với cổ đông.
Mặt khác, việc gia tăng tỷ lệ chia cổ tức cũng có thể mang tín hiệu xấu là doanh nghiệp đó không còn thấy được bất kỳ dự án tiềm năng nào trong tương lai để đầu tư. Ngược lại, cũng không loại trừ khi một doanh nghiệp giảm tỷ lệ hoặc dừng chia cổ tức có nghĩa rằng doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng cũng có thể là do doanh nghiệp có các dự án mới hấp dẫn cần giữ lại lợi nhuận để đầu tư.
Như vậy, chính sách chia cổ tức của doanh nghiệp ngoài việc “chạy thuế”, còn có thể phát đi tín hiệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi chúng ta kết hợp với việc phân tích các chỉ số tài chính khác.
Nhà đầu tư cần thận trọng
Theo các chuyên gia chứng khoán, để có thể xác định việc chia cổ tức bằng tiền mặt cao có đúng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó không, nhà đầu tư cần quan tâm đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu dòng tiền mặt tự do của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn như hiện nay, việc huy động vốn ngắn và trung hạn là không hề dễ.
Việc các doanh nghiệp vẫn chạy đua chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong bối cảnh hiện nay có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thời gian tới đây.
Báo cáo tài chính quý 3/2008 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy rất nhiều doanh nghiệp có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cao trên 150% (đây là tỷ lệ khá cao ngay cả so với những ngành đặc thù có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao) nhưng vẫn quyết định tạm ứng cổ tức 2008 bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.
Các doanh nghiệp này khi cần vốn để tài trợ cho hoạt động của mình sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay có chi phí cao hơn, và do vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặt khác, căn cứ vào chỉ tiêu dòng tiền mặt tự do có thể biết doanh nghiệp có khả năng sẽ dùng nguồn tài trợ từ đâu để trả cổ tức.
“Từ số liệu tài chính được báo cáo cho đến quý 3/2008, chúng tôi nhận thấy để chi trả được mức cổ tức như đã công bố, sẽ có một số doanh nghiệp có khả năng phải bán đi một số tài sản tài chính hoặc thậm chí là sử dụng cả nguồn vốn vay trong lúc chưa thu hết được tiền từ khách hàng.
Về mặt quản trị tài chính doanh nghiệp, đây là một tác nghiệp xấu do khả năng làm tăng rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu các dự án đầu tư trong thời gian tới của doanh nghiệp. Nếu việc chia cổ tức gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) dương thì việc đó sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng của công ty và theo đó giảm giá trị cổ phiếu”, ông Tuấn (VincomSC) chia sẻ.
Như vậy, việc chia cổ tức cao của các doanh nghiệp phải xuất phát từ kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng như bản chất ngành nghề của doanh nghiệp đó.
Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định hoàn toàn có quyền và nên chia sẻ thành công đó với cổ đông qua việc trả cổ tức.
Bên cạnh những doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ cao, cũng có những doanh nghiệp lại chia cổ tức bằng cổ phiếu. Để tránh thuế thu nhập, cổ đông có thể tự tạo cổ tức tiền mặt bằng cách bán cổ phiếu được chia trước ngày 1/1/2009.
Đối với những doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, mục tiêu hỗ trợ cổ đông tránh thuế thu nhập vẫn có thể thực hiện trong khi vẫn giữ lại được nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sản xuất kinh doanh cho giai đoạn khó khăn sắp tới.
Tuy vậy, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng sẽ gây ra hiện tượng “pha loãng”, có thể tác động không tốt tới giá của cổ phiếu.
Quyết định chia cổ tức tiền ở mức cao như hiện nay có thể được coi là phản ứng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình. Về phía các cổ đông, do thị trường chứng khoán đi xuống trong một thời gian dài nên đa số đều hào hứng với việc sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ cổ tức tiền mặt.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, việc chia cổ tức cao không đồng nghĩa với việc làm cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai, điều mà cổ đông luôn kỳ vọng và cũng là trách nhiệm tối cao của lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp làm vậy là nhằm tránh cho cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán từ ngày 1/1/2009.
Việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao hiện đang được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng, nhất là trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục sụt giảm trong thời gian dài vừa qua.
Cổ tức thể hiện hoạt động của doanh nghiệp?
Cụ thể, tính đến thời điểm này, có khá nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố tạm ứng cổ tức 2008 bằng tiền mặt, trong đó có tới 25 doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả trên mệnh giá từ 10% trở lên.
Cá biệt có những trường hợp tỷ lệ chi trả cổ tức được công bố ở mức rất cao như 30% của NHC, 20% của ACL (tính cả lần tạm ứng cổ tức trước đó thì tổng mức trả cổ tức lên tới 35%), 25% của ACB, GIL 25%,...
Nếu nhìn vào tỷ lệ cổ tức được chia trên lợi nhuận sau thuế, tại một số doanh nghiệp tỷ lệ cổ tức công bố chiếm tới 68% lợi nhuận sau thuế của 3 quý đầu năm 2008. Đây là con số cao đột biến so với tình hình hiện tại dù có cộng thêm lợi nhuận sau thuế dự tính của quý 4 vào mẫu số.
Có thể vào thời điểm hiện tại khi mà triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán vẫn còn là một dấu hỏi khó giải đáp, thì việc nhận cổ tức bằng tiền mặt là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều hào hứng đón nhận.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc chia cổ tức tiền mặt cao như vậy có phải là nhờ doanh nghiệp đang hoạt động tốt và muốn chia sẻ kết quả kinh doanh với cổ đông, hay doanh nghiệp đó đơn giản là chạy thuế thu nhập? Và việc chia cổ tức cao như vậy sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới?
Theo ông Huy Nam, chuyên gia tài chính độc lập, trước bối cảnh hiện nay việc chia cổ tức bằng tiền mặt cao chủ yếu là do động thái đối phó “chạy thuế” của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động bình thường trước tình hình lãi suất cao như hiện nay thì khó có thể chia cổ tức bằng tiền ở mức cao được, nhất là giai đoạn cuối năm, khi tiền mặt luôn khan hiếm.
Tuy nhiên, theo ông Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng phân tích của VincomSC, cũng không loại trừ khả năng doanh nghiệp muốn gửi gắm một thông điệp nào đó thông qua chính sách chia cổ tức. Những doanh nghiệp thường xuyên tăng tỷ lệ chia cổ tức nhằm cho cổ đông biết rằng tương lai hoạt động của doanh nghiệp là tốt và doanh nghiệp muốn chia sẻ điều đó với cổ đông.
Mặt khác, việc gia tăng tỷ lệ chia cổ tức cũng có thể mang tín hiệu xấu là doanh nghiệp đó không còn thấy được bất kỳ dự án tiềm năng nào trong tương lai để đầu tư. Ngược lại, cũng không loại trừ khi một doanh nghiệp giảm tỷ lệ hoặc dừng chia cổ tức có nghĩa rằng doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng cũng có thể là do doanh nghiệp có các dự án mới hấp dẫn cần giữ lại lợi nhuận để đầu tư.
Như vậy, chính sách chia cổ tức của doanh nghiệp ngoài việc “chạy thuế”, còn có thể phát đi tín hiệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi chúng ta kết hợp với việc phân tích các chỉ số tài chính khác.
Nhà đầu tư cần thận trọng
Theo các chuyên gia chứng khoán, để có thể xác định việc chia cổ tức bằng tiền mặt cao có đúng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó không, nhà đầu tư cần quan tâm đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu dòng tiền mặt tự do của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn như hiện nay, việc huy động vốn ngắn và trung hạn là không hề dễ.
Việc các doanh nghiệp vẫn chạy đua chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong bối cảnh hiện nay có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thời gian tới đây.
Báo cáo tài chính quý 3/2008 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy rất nhiều doanh nghiệp có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cao trên 150% (đây là tỷ lệ khá cao ngay cả so với những ngành đặc thù có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao) nhưng vẫn quyết định tạm ứng cổ tức 2008 bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.
Các doanh nghiệp này khi cần vốn để tài trợ cho hoạt động của mình sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay có chi phí cao hơn, và do vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặt khác, căn cứ vào chỉ tiêu dòng tiền mặt tự do có thể biết doanh nghiệp có khả năng sẽ dùng nguồn tài trợ từ đâu để trả cổ tức.
“Từ số liệu tài chính được báo cáo cho đến quý 3/2008, chúng tôi nhận thấy để chi trả được mức cổ tức như đã công bố, sẽ có một số doanh nghiệp có khả năng phải bán đi một số tài sản tài chính hoặc thậm chí là sử dụng cả nguồn vốn vay trong lúc chưa thu hết được tiền từ khách hàng.
Về mặt quản trị tài chính doanh nghiệp, đây là một tác nghiệp xấu do khả năng làm tăng rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu các dự án đầu tư trong thời gian tới của doanh nghiệp. Nếu việc chia cổ tức gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) dương thì việc đó sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng của công ty và theo đó giảm giá trị cổ phiếu”, ông Tuấn (VincomSC) chia sẻ.
Như vậy, việc chia cổ tức cao của các doanh nghiệp phải xuất phát từ kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng như bản chất ngành nghề của doanh nghiệp đó.
Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định hoàn toàn có quyền và nên chia sẻ thành công đó với cổ đông qua việc trả cổ tức.
Bên cạnh những doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ cao, cũng có những doanh nghiệp lại chia cổ tức bằng cổ phiếu. Để tránh thuế thu nhập, cổ đông có thể tự tạo cổ tức tiền mặt bằng cách bán cổ phiếu được chia trước ngày 1/1/2009.
Đối với những doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, mục tiêu hỗ trợ cổ đông tránh thuế thu nhập vẫn có thể thực hiện trong khi vẫn giữ lại được nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sản xuất kinh doanh cho giai đoạn khó khăn sắp tới.
Tuy vậy, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng sẽ gây ra hiện tượng “pha loãng”, có thể tác động không tốt tới giá của cổ phiếu.
Quyết định chia cổ tức tiền ở mức cao như hiện nay có thể được coi là phản ứng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình. Về phía các cổ đông, do thị trường chứng khoán đi xuống trong một thời gian dài nên đa số đều hào hứng với việc sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ cổ tức tiền mặt.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, việc chia cổ tức cao không đồng nghĩa với việc làm cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai, điều mà cổ đông luôn kỳ vọng và cũng là trách nhiệm tối cao của lãnh đạo doanh nghiệp.