Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án tại Sơn Trà
Kết quả thanh tra phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà đã được UBND thành phố Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết 2016.
Lãnh đạo Chính phủ cho hay, đây chính là thời điểm Bộ Chính trị có Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thời điểm Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng được phê duyệt.
Kết quả thanh tra phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018.
Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã báo cáo Thủ tướng về các dự án trên bán đảo đã được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi có Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, với 18 dự án đã được chấp thuận cho đến tháng 12/2012, có 1.920 lô biệt thự, 24 bungalow, 306 buồng khách sạn (nếu quy đổi biệt thự ra phòng lưu trú sẽ tương đương 5.600 buồng, phòng khách sạn).
Hiện tại, có 3 dự án đã đầu tư, 1 dự án đang triển khai, 3 dự án đã triển khai một phần sau đó tạm dừng, 11 dự án chưa triển khai.
Quan điểm của Đà Nẵng là phát triển khu du lịch Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phù hợp nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương…
Theo những nguyên tắc nói trên, có 6/18 dự án đã được chấp thuận không phù hợp tiêu chí đưa ra, Đà Nẵng kiến nghị điều chỉnh, chuyển đổi công năng sang phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, không có lưu trú.
Thành phố cũng đề nghị xem xét cắt giảm quy mô của 10 dự án cho phù hợp với các tiêu chí đề ra, chỉ giữ nguyên 2 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư phù hợp tất cả các tiêu chí.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà đã được UBND thành phố Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết 2016.
Lãnh đạo Chính phủ cho hay, đây chính là thời điểm Bộ Chính trị có Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thời điểm Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng được phê duyệt.
Kết quả thanh tra phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018.
Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã báo cáo Thủ tướng về các dự án trên bán đảo đã được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi có Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, với 18 dự án đã được chấp thuận cho đến tháng 12/2012, có 1.920 lô biệt thự, 24 bungalow, 306 buồng khách sạn (nếu quy đổi biệt thự ra phòng lưu trú sẽ tương đương 5.600 buồng, phòng khách sạn).
Hiện tại, có 3 dự án đã đầu tư, 1 dự án đang triển khai, 3 dự án đã triển khai một phần sau đó tạm dừng, 11 dự án chưa triển khai.
Quan điểm của Đà Nẵng là phát triển khu du lịch Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phù hợp nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương…
Theo những nguyên tắc nói trên, có 6/18 dự án đã được chấp thuận không phù hợp tiêu chí đưa ra, Đà Nẵng kiến nghị điều chỉnh, chuyển đổi công năng sang phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, không có lưu trú.
Thành phố cũng đề nghị xem xét cắt giảm quy mô của 10 dự án cho phù hợp với các tiêu chí đề ra, chỉ giữ nguyên 2 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư phù hợp tất cả các tiêu chí.