Nghị quyết 11 và chuyện tiết kiệm của cơ quan nhà nước
“Đã cắt giảm đặt hoa ở các hội trường, phòng làm việc lãnh đạo, chỉ sử dụng hoa vào việc tiếp khách quốc tế và các hội nghị lớn”
“Đã cắt giảm đặt hoa ở các hội trường, phòng làm việc lãnh đạo, chỉ sử dụng hoa vào việc tiếp khách quốc tế và các hội nghị lớn”.
Đây là thông tin được nêu ở nội dung “kết quả thực hiện những nhiệm vụ tại Nghị quyết 11” tại một bản báo cáo mới phát hành của Bộ Công Thương.
Luôn là nội dung được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm, việc thực hành tiết kiệm lại được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết 11 của Chính phủ (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2 năm nay).
Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tạm dừng trang bị mới xe ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách.
Bởi vậy, đây cũng là nội dung được đề cập sâu hơn tại nhiều bản báo cáo giữa năm của một số bộ, ngành, địa phương.
Trở lại văn bản nói trên, bên cạnh tiết kiệm sử dụng hoa tươi, Bộ Công Thương còn cho biết khá chi tiết nhiều biện pháp giảm chi khác đã được các cơ quan, đơn vị triển khai.
Như, tập hợp cước phí sử dụng điện thoại của từng số máy trong cơ quan Bộ, đối chiếu định mức của từng số máy, thông báo số vượt so với định mức của từng số máy đến toàn thể cán bộ công chức.
Hay, thực hiện ngắt cầu dao điện các máy đun nước nóng từ cuối giờ làm việc ngày hôm trước đến đầu giờ làm việc ngày hôm sau. Cắt giảm tiền đặt báo viết. Giảm cước bưu chính bằng việc thay vì chuyển phát nhanh sang chuyển phát thường với những tài liệu chưa thực sự gấp, dừng toàn bộ việc mua sắm tài sản cố định: ôtô, điều hòa, thiết bị văn phòng…
Số tiền tiết kiệm được từ các biện pháp nói trên không được đề cập, song một con số 15,2 tỷ đồng đã được Bộ Công Thương cho biết là số kinh phí giảm từ việc cắt giảm khoảng 92 đoàn đi công tác nước ngoài.
Cũng được gửi đến theo yêu cầu của một cơ quan của Quốc hội, bản báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết số đăng ký tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ đạt 86,07 tỷ đồng.
Và đến hết tháng 5/2011, các đơn vị đã tiết kiệm được 35,30 tỷ đồng (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh). Trong đó, 6 doanh nghiệp tiết kiệm được 29,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi tiết cụ thể tiết kiệm từ khoản, mục nào không được nhắc đến.
Tại một báo cáo tương tự, cũng với nội dung “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, song Bộ Giao thông Vận tải đã không có bất cứ thông tin nào về các giải pháp cũng như kết quả của yêu cầu tiết kiệm.
Ở địa phương, cùng gửi báo cáo đến một cơ quan chuyên môn của Quốc hội, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết tổng số tiền tiết kiệm từ 10% chi thường xuyên là 47.532 triệu đồng. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh tiết kiệm 18.320 triệu đồng; ngân sách cấp huyện 23.210 triệu đồng; ngân sách cấp xã 6.002 triệu đồng.
Còn báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre viết: tỉnh đã ban hành quyết định về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương 9 tháng còn lại, với số tiền tiết kiệm là 36,619 tỷ đồng và đã thông báo đến các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện thành phố làm căn cứ thực hiện đúng theo quy định.
Như vậy, cùng một vấn đề, nội dung song những thông tin được đưa đến lại rất khác nhau. Và có lẽ cũng chưa đủ để nhìn nhận được mức độ trong thực hành tiết kiệm, khi yêu cầu này được nhấn mạnh tại không ít văn bản của Chính phủ.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về ngân sách 6 tháng đầu năm tại phiên họp cuối tuần qua, Chính phủ cho biết số tiền thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại trong 9 tháng cuối năm 2011 của các bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương là 3.857,7 tỷ đồng (các địa phương là 2.957,7 tỷ đồng).
Một thông điệp cũng khá mạnh mẽ được đưa ra là tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP, thấp hơn mức Quốc hội quyết định (5,3% GDP).
Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên được triển khai tích cực, và con số dự kiến tiết kiệm được 3.857,7 tỷ đồng “là một cố gắng lớn”, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng tỏ ra lo ngại khi hiện nay còn một số chính sách an sinh xã hội dự kiến ban hành chưa bố trí đủ nguồn vốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đồng tình rất cao với chủ trương “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, song cũng còn ý kiến không khỏi cảm thấy băn khoăn khi một vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh mà sử dụng xe ôtô quá cũ ở địa bàn xa xôi, trước yêu cầu "cứng" không mua mới ôtô được thể hiện tại Nghị quyết 11.
Mặc dù vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vẫn nhấn mạnh đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường quản lý chi, giảm thiểu chi phí hội nghị, tiếp khách, đi công tác trong nước và nước ngoài cũng như mua sắm trang thiết bị chưa thực sự cấp bách.
Đây là thông tin được nêu ở nội dung “kết quả thực hiện những nhiệm vụ tại Nghị quyết 11” tại một bản báo cáo mới phát hành của Bộ Công Thương.
Luôn là nội dung được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm, việc thực hành tiết kiệm lại được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết 11 của Chính phủ (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2 năm nay).
Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tạm dừng trang bị mới xe ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách.
Bởi vậy, đây cũng là nội dung được đề cập sâu hơn tại nhiều bản báo cáo giữa năm của một số bộ, ngành, địa phương.
Trở lại văn bản nói trên, bên cạnh tiết kiệm sử dụng hoa tươi, Bộ Công Thương còn cho biết khá chi tiết nhiều biện pháp giảm chi khác đã được các cơ quan, đơn vị triển khai.
Như, tập hợp cước phí sử dụng điện thoại của từng số máy trong cơ quan Bộ, đối chiếu định mức của từng số máy, thông báo số vượt so với định mức của từng số máy đến toàn thể cán bộ công chức.
Hay, thực hiện ngắt cầu dao điện các máy đun nước nóng từ cuối giờ làm việc ngày hôm trước đến đầu giờ làm việc ngày hôm sau. Cắt giảm tiền đặt báo viết. Giảm cước bưu chính bằng việc thay vì chuyển phát nhanh sang chuyển phát thường với những tài liệu chưa thực sự gấp, dừng toàn bộ việc mua sắm tài sản cố định: ôtô, điều hòa, thiết bị văn phòng…
Số tiền tiết kiệm được từ các biện pháp nói trên không được đề cập, song một con số 15,2 tỷ đồng đã được Bộ Công Thương cho biết là số kinh phí giảm từ việc cắt giảm khoảng 92 đoàn đi công tác nước ngoài.
Cũng được gửi đến theo yêu cầu của một cơ quan của Quốc hội, bản báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết số đăng ký tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ đạt 86,07 tỷ đồng.
Và đến hết tháng 5/2011, các đơn vị đã tiết kiệm được 35,30 tỷ đồng (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh). Trong đó, 6 doanh nghiệp tiết kiệm được 29,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi tiết cụ thể tiết kiệm từ khoản, mục nào không được nhắc đến.
Tại một báo cáo tương tự, cũng với nội dung “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, song Bộ Giao thông Vận tải đã không có bất cứ thông tin nào về các giải pháp cũng như kết quả của yêu cầu tiết kiệm.
Ở địa phương, cùng gửi báo cáo đến một cơ quan chuyên môn của Quốc hội, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết tổng số tiền tiết kiệm từ 10% chi thường xuyên là 47.532 triệu đồng. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh tiết kiệm 18.320 triệu đồng; ngân sách cấp huyện 23.210 triệu đồng; ngân sách cấp xã 6.002 triệu đồng.
Còn báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre viết: tỉnh đã ban hành quyết định về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương 9 tháng còn lại, với số tiền tiết kiệm là 36,619 tỷ đồng và đã thông báo đến các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện thành phố làm căn cứ thực hiện đúng theo quy định.
Như vậy, cùng một vấn đề, nội dung song những thông tin được đưa đến lại rất khác nhau. Và có lẽ cũng chưa đủ để nhìn nhận được mức độ trong thực hành tiết kiệm, khi yêu cầu này được nhấn mạnh tại không ít văn bản của Chính phủ.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về ngân sách 6 tháng đầu năm tại phiên họp cuối tuần qua, Chính phủ cho biết số tiền thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại trong 9 tháng cuối năm 2011 của các bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương là 3.857,7 tỷ đồng (các địa phương là 2.957,7 tỷ đồng).
Một thông điệp cũng khá mạnh mẽ được đưa ra là tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP, thấp hơn mức Quốc hội quyết định (5,3% GDP).
Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên được triển khai tích cực, và con số dự kiến tiết kiệm được 3.857,7 tỷ đồng “là một cố gắng lớn”, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng tỏ ra lo ngại khi hiện nay còn một số chính sách an sinh xã hội dự kiến ban hành chưa bố trí đủ nguồn vốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đồng tình rất cao với chủ trương “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, song cũng còn ý kiến không khỏi cảm thấy băn khoăn khi một vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh mà sử dụng xe ôtô quá cũ ở địa bàn xa xôi, trước yêu cầu "cứng" không mua mới ôtô được thể hiện tại Nghị quyết 11.
Mặc dù vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vẫn nhấn mạnh đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường quản lý chi, giảm thiểu chi phí hội nghị, tiếp khách, đi công tác trong nước và nước ngoài cũng như mua sắm trang thiết bị chưa thực sự cấp bách.