“Chính phủ đã chủ động trong giải quyết tình hình biển Đông”
Quốc hội khóa 13 đã họp riêng trong khoảng một giờ để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông
Cuối buổi chiều 4/8, Quốc hội khóa 13 đã họp riêng trong khoảng một giờ để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông.
Đây là nội dung được bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Ngay sau khi phiên họp kết thúc, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, nếu những nội dung Chính phủ báo cáo Quốc hội được công khai rộng rãi thì nhân dân càng thêm tin tưởng vào Chính phủ.
Vì, báo cáo đã nói rõ cả diễn biến tình hình với những bước đi cụ thể của Nhà nước trong vấn đề này.
“Với tất cả các sự việc xảy ra trên biển Đông thì Chính phủ đều chủ động ứng phó để bảo vệ những mục tiêu cơ bản, nhìn thấy khó khăn nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó”, ông Quốc nói.
Quan điểm của Chính phủ là trước sau như một, không chấp nhận "đường lưỡi bò" vô lý của Trung Quốc, vị đại biểu là nhà sử học nhấn mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến đại biểu Dương Trung Quốc cảm thấy băn khoăn là dường như Chính phủ chưa huy động hết sức mạnh của ngoại giao nhân dân, kể cả bà con người Việt ở nước ngoài.
“Như tôi có vị trí công tác thuận lợi, làm công tác nghiên cứu lịch sử, nhưng chưa thấy sự huy động nào để tham gia vào việc này. Tất nhiên tôi vẫn cố gắng trong khả năng của mình trong các mối quan hệ quốc tế và chuyên môn”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Quốc cũng cho rằng, người dân đang còn thiếu thông tin, và có thể vì lý do này mà chưa phát huy hết sức mạnh của ngoại giao nhân dân.
Và cho dù phải đợi đại biểu “giục” Chính phủ mới báo cáo, ông Quốc vẫn cho rằng Quốc hội nên hoan nghênh những việc tốt mà Chính phủ đã làm được trong vấn đề biển Đông. Đồng thời, nên khẳng định một lần nữa quan điểm của Quốc hội, có thể là nghị quyết riêng, có thể là thể hiện qua một nội dung trong nghị quyết kỳ họp này, ông Quốc bày tỏ quan điểm.
Như VnEconomy đã đưa tin, tình hình biển Đông được nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri hết sức quan tâm. Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, Chính phủ cũng nhận định tình hình căng thẳng ở biển Đông đang tăng lên.
Chính phủ cũng cho biết, đã thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông.
Đồng thời, đã triển khai tích cực và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngay sau thời điểm nhậm chức, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Tại phiên họp của Quốc hội sáng 3/8, phát biểu nhậm chức ngay sau khi toàn bộ thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ mới được Quốc hội phê chuẩn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ sẽ triển khai thực hiện kiên định và đồng bộ các giải pháp để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đây là nội dung được bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Ngay sau khi phiên họp kết thúc, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, nếu những nội dung Chính phủ báo cáo Quốc hội được công khai rộng rãi thì nhân dân càng thêm tin tưởng vào Chính phủ.
Vì, báo cáo đã nói rõ cả diễn biến tình hình với những bước đi cụ thể của Nhà nước trong vấn đề này.
“Với tất cả các sự việc xảy ra trên biển Đông thì Chính phủ đều chủ động ứng phó để bảo vệ những mục tiêu cơ bản, nhìn thấy khó khăn nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó”, ông Quốc nói.
Quan điểm của Chính phủ là trước sau như một, không chấp nhận "đường lưỡi bò" vô lý của Trung Quốc, vị đại biểu là nhà sử học nhấn mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến đại biểu Dương Trung Quốc cảm thấy băn khoăn là dường như Chính phủ chưa huy động hết sức mạnh của ngoại giao nhân dân, kể cả bà con người Việt ở nước ngoài.
“Như tôi có vị trí công tác thuận lợi, làm công tác nghiên cứu lịch sử, nhưng chưa thấy sự huy động nào để tham gia vào việc này. Tất nhiên tôi vẫn cố gắng trong khả năng của mình trong các mối quan hệ quốc tế và chuyên môn”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Quốc cũng cho rằng, người dân đang còn thiếu thông tin, và có thể vì lý do này mà chưa phát huy hết sức mạnh của ngoại giao nhân dân.
Và cho dù phải đợi đại biểu “giục” Chính phủ mới báo cáo, ông Quốc vẫn cho rằng Quốc hội nên hoan nghênh những việc tốt mà Chính phủ đã làm được trong vấn đề biển Đông. Đồng thời, nên khẳng định một lần nữa quan điểm của Quốc hội, có thể là nghị quyết riêng, có thể là thể hiện qua một nội dung trong nghị quyết kỳ họp này, ông Quốc bày tỏ quan điểm.
Như VnEconomy đã đưa tin, tình hình biển Đông được nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri hết sức quan tâm. Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, Chính phủ cũng nhận định tình hình căng thẳng ở biển Đông đang tăng lên.
Chính phủ cũng cho biết, đã thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông.
Đồng thời, đã triển khai tích cực và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngay sau thời điểm nhậm chức, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Tại phiên họp của Quốc hội sáng 3/8, phát biểu nhậm chức ngay sau khi toàn bộ thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ mới được Quốc hội phê chuẩn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ sẽ triển khai thực hiện kiên định và đồng bộ các giải pháp để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.