Chính phủ “khoanh vùng” lĩnh vực đầu tư của Vinashin
Chính phủ yêu cầu Vinashin rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư và chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính
Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 1479/CT-TTg về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về các vấn đề liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Trong chỉ thị trên, Thủ tướng nêu rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vinashin hiện nay là phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư, tập trung sức thực hiện tốt các hợp đồng đóng tàu đang có và các dự án đầu tư cần thiết đang dang dở, chuẩn bị ký kết các hợp đồng đóng tàu cho những năm tiếp theo.
Chỉ tập trung vào ba lĩnh vực
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Vinashin phải rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu thủy; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu thủy.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Vinashin cần chấn chỉnh tổ chức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, đầu tư và công tác nhân sự, làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động. Thủ tướng yêu cầu phải bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là cán bộ quản lý, điều hành các đơn vị.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinashin khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết và các dự án đầu tư của tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp. Bộ Giao thông vận tải cũng phải chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Phương án cơ cấu lại tổ chức tập đoàn sẽ phải được hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng ngay trong quý 4/2010, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ kiện toàn nhân sự của Vinashin để ổn định tổ chức, tập trung thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời trình Thủ tướng quyết định nhân sự Hội đồng thành viên và các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm tổng giám đốc tập đoàn này.
Xử lý các khoản nợ, tiếp tục cho vay mới
Đối với công tác tái cơ cấu tài chính, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát Tập đoàn trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý các khoản nợ, đánh giá khả năng trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, cân đối các nguồn trả nợ và xây dựng phương án bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Sau khi xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc rà soát, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt là việc thẩm định, kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực: đầu tư phát triển, huy động và sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanah, công tác tổ chức cán bộ, thành lập mới doanh nghiệp và mở ngành nghề kinh doanh. Kết quả triển khai các nội dung trên phải được báo cáo Thủ tướng trong tháng 10 tới.
Ngày 6/8/2010, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 81-KL/TW về Vinashin, trong đó có các nội dung như: cần khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp.
Bộ Chính trị cũng chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Đông thời giao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan những cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật...
Từ đầu tháng 8 đến nay, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đã có nhiều quyết định, triển khai nhiều nội dung liên quan đến tái cơ cấu Vinashin, trong đó đáng chú ý là việc thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm, phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin...
Trong chỉ thị trên, Thủ tướng nêu rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Vinashin hiện nay là phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư, tập trung sức thực hiện tốt các hợp đồng đóng tàu đang có và các dự án đầu tư cần thiết đang dang dở, chuẩn bị ký kết các hợp đồng đóng tàu cho những năm tiếp theo.
Chỉ tập trung vào ba lĩnh vực
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Vinashin phải rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu thủy; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu thủy.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Vinashin cần chấn chỉnh tổ chức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, đầu tư và công tác nhân sự, làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động. Thủ tướng yêu cầu phải bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là cán bộ quản lý, điều hành các đơn vị.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinashin khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết và các dự án đầu tư của tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp. Bộ Giao thông vận tải cũng phải chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Phương án cơ cấu lại tổ chức tập đoàn sẽ phải được hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng ngay trong quý 4/2010, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ kiện toàn nhân sự của Vinashin để ổn định tổ chức, tập trung thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời trình Thủ tướng quyết định nhân sự Hội đồng thành viên và các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm tổng giám đốc tập đoàn này.
Xử lý các khoản nợ, tiếp tục cho vay mới
Đối với công tác tái cơ cấu tài chính, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát Tập đoàn trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý các khoản nợ, đánh giá khả năng trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, cân đối các nguồn trả nợ và xây dựng phương án bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Sau khi xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc rà soát, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt là việc thẩm định, kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực: đầu tư phát triển, huy động và sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanah, công tác tổ chức cán bộ, thành lập mới doanh nghiệp và mở ngành nghề kinh doanh. Kết quả triển khai các nội dung trên phải được báo cáo Thủ tướng trong tháng 10 tới.
Ngày 6/8/2010, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 81-KL/TW về Vinashin, trong đó có các nội dung như: cần khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp.
Bộ Chính trị cũng chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Đông thời giao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan những cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật...
Từ đầu tháng 8 đến nay, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đã có nhiều quyết định, triển khai nhiều nội dung liên quan đến tái cơ cấu Vinashin, trong đó đáng chú ý là việc thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm, phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin...