Chính phủ: “Kinh tế không có dấu hiệu giảm phát”
Mặc dù chỉ số CPI tháng 11 giảm, nhưng nhu cầu tiêu dùng vẫn ở mức cao hơn những năm trước
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng giảm, sức mua chưa phục hồi mạnh song nền kinh tế vẫn có được đà tăng trưởng ổn định, hoàn toàn không có dấu hiệu của giảm phát.
Đó là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ tại phiên họp ngày 1/12, đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Nguyễn Văn Nên truyền đạt lại tại buổi họp báo chiều tối cùng ngày.
Sức mua vẫn tăng
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 11/2014 kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, đà tăng trưởng được phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu với mức tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ hai năm trước và dự báo cả năm 2014 sẽ đạt và nhiều khả năng vượt mục tiêu đề ra là 5,8%.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế nước ta, nổi bật là giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh từ 105 USD/thùng cuối tháng 7/2014 xuống 68,53 USD/thùng 28/11/2014 - mức thấp nhất trong vòng 4 - 5 năm qua.
Tuy nhiên, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục được cải thiện, 11 tháng, ước tăng 11,1%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 6,5% trong khi cùng kỳ chỉ tăng 5,5% và các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt tăng là 4,1%, 6,3% và 5,5%.
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng 11 tháng năm 2014 ở mức cao hơn những năm trước.
“Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11/2014 giảm 0,27% so với tháng trước. Cũng có ý kiến nói kinh tế có dấu hiệu giảm phát song Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đều đồng tình rằng không có biểu hiện như vậy”, Bộ trưởng Nên cho biết.
Theo ông, CPI tháng 11/2014 giảm chủ yếu do tác động điều chỉnh giảm mạnh giá xăng, dầu, giá gas trong nước theo giá thế giới chứ không phản ánh sức mua giảm sút.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, dự toán ngân sách 2015 được xây dựng trên cơ sở giá dầu dự báo khoảng 100 USD một thùng. Giá cứ giảm 1 USD thì ngân sách hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. "Các chuyên gia dự báo giá dầu có thể tăng trở lại vào giữa năm 2015, song đó cũng chỉ là dự báo. Nếu giá giảm về trên dưới 80 USD thì thu ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng".
Đại diện Chính phủ cũng khẳng định Bộ Tài chính đang tính toán phương án xử lý vấn đề này, trong đó có việc ưu tiên khai thác ở các mỏ có giá thành thấp. "Các phương án bổ sung nguồn thu cũng được báo cáo và chúng ta có thể tạm yên tâm vì phương án Bộ đưa ra là khả thi", Bộ trưởng Nên nói.
Trong khi đó, kết luận phiên họp, Thủ tướng lưu ý không nên đưa nhận định chung chung theo kiểu “nền kinh tế phục hồi song vẫn còn khó khăn, vướng mắc". Thay vào đó cần phải có những biện pháp, giải pháp cụ thể của các bộ ngành.
“Phải tìm xem doanh nghiệp khó khăn gì”
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp cho thấy, từ đầu năm đến hết tháng 10/2014, đã tái cơ cấu 119 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 100 doanh nghiệp. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 3.500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm 2013.
Song nhìn chung, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; tiến độ thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn chậm.
Nhấn mạnh tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ có cổ phần hóa nhưng đây là khâu rất quan trọng cần phải đẩy mạnh, Thủ tướng cho rằng việc bán phần vốn sở hữu của Nhà nước không chỉ để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn góp phần thay đổi cơ bản cách quản trị của doanh nghiệp nhà nước trên cơ cấu đa sở hữu.
"Chúng ta cải cách môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, lãi suất hạ, tỷ giá ổn định... vậy doanh nghiệp còn vướng mắc gì, phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý và nêu hướng tháo gỡ như thế nào?”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên tinh thần như vậy, từng bộ, ngành phải chọn vấn đề cụ thể trong khả năng, đong, đo, đếm được để đưa vào kế hoạch công tác năm 2015 và quyết tâm thực hiện bằng được.
Đó là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ tại phiên họp ngày 1/12, đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Nguyễn Văn Nên truyền đạt lại tại buổi họp báo chiều tối cùng ngày.
Sức mua vẫn tăng
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 11/2014 kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, đà tăng trưởng được phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu với mức tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ hai năm trước và dự báo cả năm 2014 sẽ đạt và nhiều khả năng vượt mục tiêu đề ra là 5,8%.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế nước ta, nổi bật là giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh từ 105 USD/thùng cuối tháng 7/2014 xuống 68,53 USD/thùng 28/11/2014 - mức thấp nhất trong vòng 4 - 5 năm qua.
Tuy nhiên, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục được cải thiện, 11 tháng, ước tăng 11,1%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 6,5% trong khi cùng kỳ chỉ tăng 5,5% và các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt tăng là 4,1%, 6,3% và 5,5%.
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng 11 tháng năm 2014 ở mức cao hơn những năm trước.
“Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11/2014 giảm 0,27% so với tháng trước. Cũng có ý kiến nói kinh tế có dấu hiệu giảm phát song Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đều đồng tình rằng không có biểu hiện như vậy”, Bộ trưởng Nên cho biết.
Theo ông, CPI tháng 11/2014 giảm chủ yếu do tác động điều chỉnh giảm mạnh giá xăng, dầu, giá gas trong nước theo giá thế giới chứ không phản ánh sức mua giảm sút.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, dự toán ngân sách 2015 được xây dựng trên cơ sở giá dầu dự báo khoảng 100 USD một thùng. Giá cứ giảm 1 USD thì ngân sách hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. "Các chuyên gia dự báo giá dầu có thể tăng trở lại vào giữa năm 2015, song đó cũng chỉ là dự báo. Nếu giá giảm về trên dưới 80 USD thì thu ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng".
Đại diện Chính phủ cũng khẳng định Bộ Tài chính đang tính toán phương án xử lý vấn đề này, trong đó có việc ưu tiên khai thác ở các mỏ có giá thành thấp. "Các phương án bổ sung nguồn thu cũng được báo cáo và chúng ta có thể tạm yên tâm vì phương án Bộ đưa ra là khả thi", Bộ trưởng Nên nói.
Trong khi đó, kết luận phiên họp, Thủ tướng lưu ý không nên đưa nhận định chung chung theo kiểu “nền kinh tế phục hồi song vẫn còn khó khăn, vướng mắc". Thay vào đó cần phải có những biện pháp, giải pháp cụ thể của các bộ ngành.
“Phải tìm xem doanh nghiệp khó khăn gì”
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp cho thấy, từ đầu năm đến hết tháng 10/2014, đã tái cơ cấu 119 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 100 doanh nghiệp. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 3.500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm 2013.
Song nhìn chung, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; tiến độ thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn chậm.
Nhấn mạnh tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ có cổ phần hóa nhưng đây là khâu rất quan trọng cần phải đẩy mạnh, Thủ tướng cho rằng việc bán phần vốn sở hữu của Nhà nước không chỉ để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn góp phần thay đổi cơ bản cách quản trị của doanh nghiệp nhà nước trên cơ cấu đa sở hữu.
"Chúng ta cải cách môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, lãi suất hạ, tỷ giá ổn định... vậy doanh nghiệp còn vướng mắc gì, phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý và nêu hướng tháo gỡ như thế nào?”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên tinh thần như vậy, từng bộ, ngành phải chọn vấn đề cụ thể trong khả năng, đong, đo, đếm được để đưa vào kế hoạch công tác năm 2015 và quyết tâm thực hiện bằng được.