CPI tháng 11 giảm mạnh: Hiện tượng hiếm gặp
Lạm phát thấp là điều kiện tiền đề cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 đã giảm 0,27% so với tháng trước, đánh dấu mức giảm lần thứ 2 trong năm 2014. Tuy nhiên, ở các gốc so sánh khác là so cùng tháng năm trước và so với tháng 12 năm trước CPI vẫn tăng ở các mức tương ứng 2,6% và 2,08%.
Vào tháng 3, CPI giảm là điều có thể tiên lượng trước do giá cả thường có xu hướng giảm sau tết nhưng tháng này CPI giảm là điều khá bất ngờ, hiếm gặp xét trong hơn 10 năm trở lại đây.
Xét trong dãy số liệu lịch sử kể từ năm 1998, rất hiếm khi CPI giảm vào tháng cuối năm ngoại trừ năm 2008 khi mà kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ nét của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Khi đó, giá cả các mặt hàng đặc biệt là hàng lương thực thực phẩm, dầu mỏ giảm mạnh sau chuỗi thời gian tăng giá mạnh trước đó.
Điều bất ngờ này cũng mang lại một số tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. CPI thấp, ngụ ý đến lạm phát thấp, là điều kiện tiền đề cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Còn xét trên góc nhìn của các hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình thu nhập thấp và những người làm công ăn lương thì đây là một điều tốt khi chi phí sinh hoạt giảm đi và khoản tiền thực hưởng từ tiết kiệm của họ đã sinh sôi nảy nở và trở lên ý nghĩa hơn.
Trong tháng, có tới 4 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước chiếm hơn 60% trọng số của toàn rổ hàng CPI trong đó gồm cả hai nhóm hàng chiếm trọng số lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,12%, thực phẩm giảm 0,1% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,03%.
Với nguồn cung ổn định đủ đáp ứng mọi nhu cầu nên giá lương thực đang diễn biến trong biên độ nhẹ theo các diễn biến của thị trường ngoài nước. Những tín hiệu từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, Indonesia đã khiến giá lương thực trong nước tăng nhẹ so với tháng trước.
Trong khi đó, theo đà giảm dần đã được xác lập, chỉ số giá nhóm thực phẩm đã giảm 0,1% so với tháng trước. Giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng dao động nhẹ, hầu như không đổi so với tháng trước.
Nhóm có quyền số lớn thứ hai là nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt cũng đã giảm 0,74% so với tháng trước.
Cùng với việc giảm giá dầu hỏa, từ 1/11, giá gas bán lẻ đồng loạt giảm 40 nghìn đồng/ bình 12 kg trong tháng là tác nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này giảm so với tháng trước.
Cũng do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá xăng dầu các loại bán lẻ trong nước đã giảm lần thứ 9 liên tiếp khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 2,75% so với tháng trước, mức giảm lớn nhất của nhóm trong hơn 1 năm qua.
Ở phía còn lại, nhóm các mặt hàng tăng giá, đáng chú ý là nhóm may mặc, giầy dép tăng 0,34% do giá các mặt hàng mùa đông có tăng nhẹ. Các nhóm hàng khác dao động nhẹ.
Hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến cùng chiều với giá thế giới khi lần lượt đạt các mức giảm 1,49% và tăng 0,23% so với tháng trước.
Vào tháng 3, CPI giảm là điều có thể tiên lượng trước do giá cả thường có xu hướng giảm sau tết nhưng tháng này CPI giảm là điều khá bất ngờ, hiếm gặp xét trong hơn 10 năm trở lại đây.
Xét trong dãy số liệu lịch sử kể từ năm 1998, rất hiếm khi CPI giảm vào tháng cuối năm ngoại trừ năm 2008 khi mà kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ nét của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Khi đó, giá cả các mặt hàng đặc biệt là hàng lương thực thực phẩm, dầu mỏ giảm mạnh sau chuỗi thời gian tăng giá mạnh trước đó.
Điều bất ngờ này cũng mang lại một số tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. CPI thấp, ngụ ý đến lạm phát thấp, là điều kiện tiền đề cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Còn xét trên góc nhìn của các hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình thu nhập thấp và những người làm công ăn lương thì đây là một điều tốt khi chi phí sinh hoạt giảm đi và khoản tiền thực hưởng từ tiết kiệm của họ đã sinh sôi nảy nở và trở lên ý nghĩa hơn.
Trong tháng, có tới 4 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước chiếm hơn 60% trọng số của toàn rổ hàng CPI trong đó gồm cả hai nhóm hàng chiếm trọng số lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,12%, thực phẩm giảm 0,1% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,03%.
Với nguồn cung ổn định đủ đáp ứng mọi nhu cầu nên giá lương thực đang diễn biến trong biên độ nhẹ theo các diễn biến của thị trường ngoài nước. Những tín hiệu từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, Indonesia đã khiến giá lương thực trong nước tăng nhẹ so với tháng trước.
Trong khi đó, theo đà giảm dần đã được xác lập, chỉ số giá nhóm thực phẩm đã giảm 0,1% so với tháng trước. Giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng dao động nhẹ, hầu như không đổi so với tháng trước.
Nhóm có quyền số lớn thứ hai là nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt cũng đã giảm 0,74% so với tháng trước.
Cùng với việc giảm giá dầu hỏa, từ 1/11, giá gas bán lẻ đồng loạt giảm 40 nghìn đồng/ bình 12 kg trong tháng là tác nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này giảm so với tháng trước.
Cũng do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá xăng dầu các loại bán lẻ trong nước đã giảm lần thứ 9 liên tiếp khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 2,75% so với tháng trước, mức giảm lớn nhất của nhóm trong hơn 1 năm qua.
Ở phía còn lại, nhóm các mặt hàng tăng giá, đáng chú ý là nhóm may mặc, giầy dép tăng 0,34% do giá các mặt hàng mùa đông có tăng nhẹ. Các nhóm hàng khác dao động nhẹ.
Hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến cùng chiều với giá thế giới khi lần lượt đạt các mức giảm 1,49% và tăng 0,23% so với tháng trước.