Lo lạm phát hay lo giảm phát?
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng có chung quan điểm rằng kiềm chế lạm phát không phải là bài toán khó nhất hiện nay
“Chúng ta mừng vì thành công trong chống lạm phát, nhưng giảm phát nguy hiểm hơn rất nhiều”- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng có chung quan điểm như vậy và theo họ, kiềm chế lạm phát không phải là bài toán khó nhất hiện nay.
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng ANZ cũng có cho rằng, lạm phát tháng 1/2013 vừa qua tăng mạnh (1,25% so tháng trước và tăng 7,07% so cùng kỳ) là do nhu cầu tiêu thụ tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Vì vậy, mức tăng này chỉ mang tính nhất thời. Trong khi đó, đà lạm phát tính theo quý đạt đỉnh, báo hiệu áp lực lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới.
Đừng gò bó với xử lý tình huống
Khen ngợi điều hành của Chính phủ trong năm 2012 đã tạo được thành công lớn về kiềm chế lạm phát, nhưng TS. Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cho rằng thực trạng kinh tế 2013 cho thấy những dấu hiệu rơi vào trì trệ. Cần phải tìm ra cho được và quyết tâm thực hiện các giải pháp mang tính đột phá cao.
“Theo đó, cần đổi mới tư duy, quan điểm về điều hành nền kinh tế. Không nên gò bó vào xử lý tình huống trước mắt”, ông Ân quả quyết nhận định.
“Mạnh tay” thúc đẩy tăng trưởng quá thì bất ổn vĩ mô, thâm hụt ngân sách...; mà “nhẹ tay” quá thì không đủ vực dậy kinh doanh, không đủ tạo ra chuyển biến cho nền kinh tế”-TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích.
Một tình huống “mềm tay” cũng được vị chuyên gia này nhắc đến là “thời kỳ một chính sách mềm, nới lỏng quá mức qua rồi. Chúng ta phải thực sự bước sang thời kỳ đồng tiền được sử dụng chặt chẽ”.
Thực tế, dường như Chính phủ cũng tỏ ra khó xử trong việc ưu tiên kiềm chế lạm phát hay là chặn đà suy giảm, khi một mặt muốn tung rất nhiều tiền để cứu nền kinh tế, mặt khác, lại luôn phải canh cánh với nỗi lo giá tăng trở lại, như với giá xăng dầu, đã bị siết liên tục trong hai tuần trở lại đây.
Làm thế nào để điều hành không mạnh tay, không nhẹ tay, cũng không mềm tay mà phải vừa tay, như mong muốn của giới chuyên gia, là một lựa chọn rất khó. TS. Trần Đình Thiên có dự cảm rằng “hiện, cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu nên khả năng mở rộng sản xuất trong năm mới là rất khó. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế đang thực sự khó khăn cả ở phía cung và phía cầu, là một thách thức rất lớn cho Chính phủ khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại”.
Phải sống thực hơn với cuộc đời!
“Tăng trưởng là con đường tất yếu để duy trì ổn định”- Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: “Hơn 89 triệu người dân Việt Nam cùng bước sang năm 2013 với giá trị GDP khoảng 140 tỷ USD. Đứng về con số tuyệt đối, chúng ta đã thoát ra khỏi nước “cực nghèo khổ”.
Nhưng thực ra, với thu nhập như vậy mới chỉ ở mức bình quân 3-4 USD/người/ngày, so với thế giới không là gì và bản thân chúng ta cũng chưa thể hài lòng. Trên thực tế, cuộc sống người dân còn tiềm ẩn bất ổn. Đời sống một bộ phận dân chúng tiếp tục gặp khó khăn và người lao động không cảm thấy chỗ làm việc chắc chắn cho năm 2013.
Nhìn lại nền kinh tế năm 2012, có thể thấy, Chính phủ không mấy khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, TS. Đỗ Thức, dễ dàng nhận thấy giá tăng chủ yếu rơi vào những mặt hàng có giá do Chính phủ điều hành, kiểm soát như: xăng, điện, dịch vụ y tế, nên một khi Chính phủ siết lại, thì giá lập tức đi xuống...
Nhưng đối với tăng trưởng kinh tế, thì thật sự là một năm quá chật vật đối với Chính phủ trong việc nỗ lực thúc đẩy nó tăng lên. Mặc dù con số tăng trưởng GDP của năm 2012 luôn được Chính phủ cho rằng đó là con số đáng quý, hợp lý, nhất là so với mức tăng chung của các nước... Tuy nhiên, nếu xét về quy mô của nền kinh tế Việt Nam thì với mức tăng nhỉnh trên 5%, về giá trị tuyệt đối, là rất khiêm tốn.
Tất nhiên, việc kiềm chế lạm phát năm 2013 không phải dễ dàng. Không cho rằng giữa kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bài toán nào khó hơn, nhưng TS. Võ Trí Thành có nói một câu nhiều ẩn ý: “Tất cả chúng ta phải sống thực hơn với cuộc đời”.
Nhưng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thì nói thẳng: “Giảm phát khó “chữa” hơn lạm phát, bởi nó giống như một vùng cát hút nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. Chính phủ và ngân hàng Trung ương nhiều nước đã có những biện pháp chống lạm phát thành công, nhưng rất khó khăn trong việc tìm ra những biện pháp chống giảm phát”.
Dẫn lại câu chuyện từ nước Nhật, trong bài phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho rằng, Nhật Bản cần những hành động quyết liệt để đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài đã nhiều năm nay. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng dựa vào chi tiêu công và nới lỏng tiền tệ.
Theo đó, cần phải có những hành động quyết liệt để trở lại thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Sự hồi phục kinh tế sẽ được quyết định bởi một chính sách tiền tệ dũng cảm và một chính sách tài chính linh hoạt... TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng Chính phủ Việt Nam cũng cần phải rất mạnh mẽ trong việc chặn đà suy giảm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng ANZ cũng có cho rằng, lạm phát tháng 1/2013 vừa qua tăng mạnh (1,25% so tháng trước và tăng 7,07% so cùng kỳ) là do nhu cầu tiêu thụ tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Vì vậy, mức tăng này chỉ mang tính nhất thời. Trong khi đó, đà lạm phát tính theo quý đạt đỉnh, báo hiệu áp lực lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới.
Đừng gò bó với xử lý tình huống
Khen ngợi điều hành của Chính phủ trong năm 2012 đã tạo được thành công lớn về kiềm chế lạm phát, nhưng TS. Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cho rằng thực trạng kinh tế 2013 cho thấy những dấu hiệu rơi vào trì trệ. Cần phải tìm ra cho được và quyết tâm thực hiện các giải pháp mang tính đột phá cao.
“Theo đó, cần đổi mới tư duy, quan điểm về điều hành nền kinh tế. Không nên gò bó vào xử lý tình huống trước mắt”, ông Ân quả quyết nhận định.
“Mạnh tay” thúc đẩy tăng trưởng quá thì bất ổn vĩ mô, thâm hụt ngân sách...; mà “nhẹ tay” quá thì không đủ vực dậy kinh doanh, không đủ tạo ra chuyển biến cho nền kinh tế”-TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích.
Một tình huống “mềm tay” cũng được vị chuyên gia này nhắc đến là “thời kỳ một chính sách mềm, nới lỏng quá mức qua rồi. Chúng ta phải thực sự bước sang thời kỳ đồng tiền được sử dụng chặt chẽ”.
Thực tế, dường như Chính phủ cũng tỏ ra khó xử trong việc ưu tiên kiềm chế lạm phát hay là chặn đà suy giảm, khi một mặt muốn tung rất nhiều tiền để cứu nền kinh tế, mặt khác, lại luôn phải canh cánh với nỗi lo giá tăng trở lại, như với giá xăng dầu, đã bị siết liên tục trong hai tuần trở lại đây.
Làm thế nào để điều hành không mạnh tay, không nhẹ tay, cũng không mềm tay mà phải vừa tay, như mong muốn của giới chuyên gia, là một lựa chọn rất khó. TS. Trần Đình Thiên có dự cảm rằng “hiện, cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu nên khả năng mở rộng sản xuất trong năm mới là rất khó. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế đang thực sự khó khăn cả ở phía cung và phía cầu, là một thách thức rất lớn cho Chính phủ khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại”.
Phải sống thực hơn với cuộc đời!
“Tăng trưởng là con đường tất yếu để duy trì ổn định”- Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: “Hơn 89 triệu người dân Việt Nam cùng bước sang năm 2013 với giá trị GDP khoảng 140 tỷ USD. Đứng về con số tuyệt đối, chúng ta đã thoát ra khỏi nước “cực nghèo khổ”.
Nhưng thực ra, với thu nhập như vậy mới chỉ ở mức bình quân 3-4 USD/người/ngày, so với thế giới không là gì và bản thân chúng ta cũng chưa thể hài lòng. Trên thực tế, cuộc sống người dân còn tiềm ẩn bất ổn. Đời sống một bộ phận dân chúng tiếp tục gặp khó khăn và người lao động không cảm thấy chỗ làm việc chắc chắn cho năm 2013.
Nhìn lại nền kinh tế năm 2012, có thể thấy, Chính phủ không mấy khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, TS. Đỗ Thức, dễ dàng nhận thấy giá tăng chủ yếu rơi vào những mặt hàng có giá do Chính phủ điều hành, kiểm soát như: xăng, điện, dịch vụ y tế, nên một khi Chính phủ siết lại, thì giá lập tức đi xuống...
Nhưng đối với tăng trưởng kinh tế, thì thật sự là một năm quá chật vật đối với Chính phủ trong việc nỗ lực thúc đẩy nó tăng lên. Mặc dù con số tăng trưởng GDP của năm 2012 luôn được Chính phủ cho rằng đó là con số đáng quý, hợp lý, nhất là so với mức tăng chung của các nước... Tuy nhiên, nếu xét về quy mô của nền kinh tế Việt Nam thì với mức tăng nhỉnh trên 5%, về giá trị tuyệt đối, là rất khiêm tốn.
Tất nhiên, việc kiềm chế lạm phát năm 2013 không phải dễ dàng. Không cho rằng giữa kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bài toán nào khó hơn, nhưng TS. Võ Trí Thành có nói một câu nhiều ẩn ý: “Tất cả chúng ta phải sống thực hơn với cuộc đời”.
Nhưng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thì nói thẳng: “Giảm phát khó “chữa” hơn lạm phát, bởi nó giống như một vùng cát hút nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. Chính phủ và ngân hàng Trung ương nhiều nước đã có những biện pháp chống lạm phát thành công, nhưng rất khó khăn trong việc tìm ra những biện pháp chống giảm phát”.
Dẫn lại câu chuyện từ nước Nhật, trong bài phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho rằng, Nhật Bản cần những hành động quyết liệt để đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài đã nhiều năm nay. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng dựa vào chi tiêu công và nới lỏng tiền tệ.
Theo đó, cần phải có những hành động quyết liệt để trở lại thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Sự hồi phục kinh tế sẽ được quyết định bởi một chính sách tiền tệ dũng cảm và một chính sách tài chính linh hoạt... TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng Chính phủ Việt Nam cũng cần phải rất mạnh mẽ trong việc chặn đà suy giảm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)