Lạm phát đang giảm tốc nhanh
Tháng 10 này, CPI tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 5,92% so với cùng tháng năm 2012
Sau khi tăng mạnh ở 2 tháng trước, tháng 10 này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước giảm tốc khi tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 5,92% so với cùng tháng năm 2012. Như vậy, so với tháng 12 năm ngoái, CPI cả nước đã tăng 5,14%.
Xét trong 3 tháng trở lại đây, nếu loại trừ các yếu tố tăng giá từ nguyên nhân do quyết định hành chính thì về cơ bản, CPI so với tháng trước đó đang có xu hướng giảm tốc dần.
Cụ thể, tháng 8/2013 CPI chỉ tăng 0,6% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do dịch vụ y tế, tháng 9/2013 CPI chỉ tăng 0,52% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí và tháng 10/2013 CPI chỉ tăng 0,45% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí.
Ở một gốc so sánh khác, so cùng kỳ năm trước, CPI cũng đang có xu hướng giảm dần từ mức 7,5% của tháng 8 về mức 6,3% ở tháng 9 và ở mức 5,92% trong tháng 10 này.
Do lạm phát của Việt Nam có quán tính lớn nên mục tiêu lạm phát năm nay khả năng cao sẽ đạt được, thậm chí còn thấp hơn mức 6,5% như kỳ vọng của một số người lạc quan.
Trong tháng này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng mạnh nhất ở mức 0,86% so với tháng trước trong đó lương thực tăng 0,91%, thực phẩm tăng 1,04% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%.
Thời tiết khắc nghiệt là một trong những nguyên nhân gây ra mức tăng mạnh trên.
Cả hai vựa lúa lớn là đồng bắc sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long đang bước vào mùa thu hoạch chính nhưng mưa bão, lụt lội trong tháng qua đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch khiến nguồn cung lương thực bị ảnh hưởng đẩy giá lên cao hơn tháng trước mặc dù giá xuất khẩu gạo vẫn đang ở mức thấp.
Mưa bão, lụt lội trên diện rộng cũng khiến cho các mặt hàng thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề. Khai thác thủy sản ngưng trệ, rau xanh các loại bị ngập úng, tuyến đường cung cấp thực phẩm liên tỉnh nhất là qua miền Trung bị gián đoạn khiến giá lương thực trong cả nước đều tăng so tháng trước.
Như VnEconomy đã nhiều lần cảnh báo, trong giai đoạn cuối năm 2013, khi mà các yếu tố tăng giá theo quyết định hành chính đã cơ bản hoàn thành, thì giá thực phẩm sẽ là nhân tố tác động mạnh nhất đến chỉ số giá chung cả nước.
Tăng mạnh thứ hai thuộc về nhóm giáo dục với mức tăng 0,53% so với tháng trước. Trong tháng, một số tỉnh vùng Tây Bắc tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo quyết định của chính phủ nên đã góp phần đẩy chỉ số chung lên cao.
Theo tính toán, nếu loại trừ yếu tố học phí ra, CPI chung tháng 10 chỉ tăng 0,45% so tháng trước.
Một diễn biến khác cần chú ý là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%. Khi các mặt hàng khác diễn biến ổn định thì việc điều chỉnh giá điện bình quân tăng 5% từ tháng 8 đã được thể hiện rõ nét là nhân tố chính đẩy chỉ số giá nhóm này tăng cao.
Ở chiều ngược lại, ngoài nhóm bưu chính viễn thông luôn đóng vai “nhóm bình ổn giá” khi giảm 0,03% thì nhóm giao thông cũng giảm 0,17% so với tháng trước. Giá xăng dầu được điều chỉnh ngày 7/10/2013 vừa qua là nguyên nhân chính khiến nhóm giao thông tiếp tục giảm.
Các mặt hàng còn lại khác biến động nhẹ không quá 0,35% so tháng trước.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ lần đầu tiên trong năm 2013 cùng giảm ở các mức tương ứng 2,87% và 0,18% so tháng trước.
Xét trong 3 tháng trở lại đây, nếu loại trừ các yếu tố tăng giá từ nguyên nhân do quyết định hành chính thì về cơ bản, CPI so với tháng trước đó đang có xu hướng giảm tốc dần.
Cụ thể, tháng 8/2013 CPI chỉ tăng 0,6% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do dịch vụ y tế, tháng 9/2013 CPI chỉ tăng 0,52% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí và tháng 10/2013 CPI chỉ tăng 0,45% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí.
Ở một gốc so sánh khác, so cùng kỳ năm trước, CPI cũng đang có xu hướng giảm dần từ mức 7,5% của tháng 8 về mức 6,3% ở tháng 9 và ở mức 5,92% trong tháng 10 này.
Do lạm phát của Việt Nam có quán tính lớn nên mục tiêu lạm phát năm nay khả năng cao sẽ đạt được, thậm chí còn thấp hơn mức 6,5% như kỳ vọng của một số người lạc quan.
Trong tháng này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng mạnh nhất ở mức 0,86% so với tháng trước trong đó lương thực tăng 0,91%, thực phẩm tăng 1,04% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%.
Thời tiết khắc nghiệt là một trong những nguyên nhân gây ra mức tăng mạnh trên.
Cả hai vựa lúa lớn là đồng bắc sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long đang bước vào mùa thu hoạch chính nhưng mưa bão, lụt lội trong tháng qua đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch khiến nguồn cung lương thực bị ảnh hưởng đẩy giá lên cao hơn tháng trước mặc dù giá xuất khẩu gạo vẫn đang ở mức thấp.
Mưa bão, lụt lội trên diện rộng cũng khiến cho các mặt hàng thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề. Khai thác thủy sản ngưng trệ, rau xanh các loại bị ngập úng, tuyến đường cung cấp thực phẩm liên tỉnh nhất là qua miền Trung bị gián đoạn khiến giá lương thực trong cả nước đều tăng so tháng trước.
Như VnEconomy đã nhiều lần cảnh báo, trong giai đoạn cuối năm 2013, khi mà các yếu tố tăng giá theo quyết định hành chính đã cơ bản hoàn thành, thì giá thực phẩm sẽ là nhân tố tác động mạnh nhất đến chỉ số giá chung cả nước.
Tăng mạnh thứ hai thuộc về nhóm giáo dục với mức tăng 0,53% so với tháng trước. Trong tháng, một số tỉnh vùng Tây Bắc tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo quyết định của chính phủ nên đã góp phần đẩy chỉ số chung lên cao.
Theo tính toán, nếu loại trừ yếu tố học phí ra, CPI chung tháng 10 chỉ tăng 0,45% so tháng trước.
Một diễn biến khác cần chú ý là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%. Khi các mặt hàng khác diễn biến ổn định thì việc điều chỉnh giá điện bình quân tăng 5% từ tháng 8 đã được thể hiện rõ nét là nhân tố chính đẩy chỉ số giá nhóm này tăng cao.
Ở chiều ngược lại, ngoài nhóm bưu chính viễn thông luôn đóng vai “nhóm bình ổn giá” khi giảm 0,03% thì nhóm giao thông cũng giảm 0,17% so với tháng trước. Giá xăng dầu được điều chỉnh ngày 7/10/2013 vừa qua là nguyên nhân chính khiến nhóm giao thông tiếp tục giảm.
Các mặt hàng còn lại khác biến động nhẹ không quá 0,35% so tháng trước.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ lần đầu tiên trong năm 2013 cùng giảm ở các mức tương ứng 2,87% và 0,18% so tháng trước.