Chính phủ muốn dứt điểm các sai phạm về đất đai
“Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020” vừa được phê duyệt
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020”.
Theo kế hoạch, đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ 2016 đến tháng 12/2020 với mục tiêu tổng quát tìm ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay.
Cùng với đó là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
Đề án sẽ thực hiện tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đối với một số loại đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai.
Theo kế hoạch, năm 2016, đề án tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước; năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp; năm 2018, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; năm 2019, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp; năm 2020, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nhiều địa phương trên cả nước vẫn xảy ra tình trạng làm trái quy định của pháp luật về đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có một số địa phương để sai phạm diễn ra trong nhiều năm do cấp cơ sở buông lỏng quản lý.
Đầu tháng 8 vừa qua, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cũng đã có công văn yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, công khai các tổ chức sử dụng đất đai có vi phạm pháp luật và tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân về sai phạm đất đai của các tổ chức.
Theo kế hoạch, đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ 2016 đến tháng 12/2020 với mục tiêu tổng quát tìm ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay.
Cùng với đó là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
Đề án sẽ thực hiện tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đối với một số loại đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai.
Theo kế hoạch, năm 2016, đề án tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước; năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp; năm 2018, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; năm 2019, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp; năm 2020, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nhiều địa phương trên cả nước vẫn xảy ra tình trạng làm trái quy định của pháp luật về đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có một số địa phương để sai phạm diễn ra trong nhiều năm do cấp cơ sở buông lỏng quản lý.
Đầu tháng 8 vừa qua, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cũng đã có công văn yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, công khai các tổ chức sử dụng đất đai có vi phạm pháp luật và tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân về sai phạm đất đai của các tổ chức.