Chính phủ Mỹ tạm thoát nạn đóng cửa
Nếu được chính thức ký thành luật, dự thảo giúp loại bỏ mối đe dọa đóng cửa chính phủ khi kết thúc tài khóa vào ngày 30/9 tới
Đêm qua (15/1, giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách 1.100 tỷ USD cho chính phủ liên bang trong năm tài khóa 2014, nhằm tránh lặp lại "thảm họa" đóng cửa hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo hãng tin Bloomberg, với 359 phiếu thuận và 67 phiếu chống, các Hạ nghị sỹ Mỹ đã đồng ý thông qua và gửi dự luật lên Thượng viện. Cuộc bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng tại Hạ viện Mỹ. Theo kế hoạch, Thượng viện Mỹ sẽ có ba ngày để xem xét những điều khoản, trước khi bỏ phiếu vào cuối tuần này.
Nếu được chính thức ký thành luật, dự luật chi tiêu ngân sách nói trên sẽ giúp loại bỏ mối đe dọa đóng cửa chính phủ khi kết thúc tài khóa vào ngày 30/9 tới, cũng như tạo cơ hội cho giới nghị sỹ chấm dứt 4 năm khủng hoảng ngân sách.
Hãng tin Reuters, để đạt được thỏa thuận này, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều phải nhượng bộ một phần đề xuất của mình. "Trong thỏa thuận này, không ai có được tất cả mọi thứ mà người đó mong muốn", Hạ nghị sỹ Nita Lowey của New York, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. "Đó là một dự luật tốt, một dự luật chắc chắn".
Ngoài vấn đề ngân sách, hiện Quốc hội Mỹ còn đang phải đối mặt với một khó khăn khác là tăng trần nợ công. Hiện chưa có quyết định nào về trần nợ được đưa ra, song giới chức Mỹ tin vấn đề này sẽ được giải quyết.
Liên quan tới vấn đề kinh tế Mỹ, hôm 14/1, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, trong năm 2014, nền kinh tế lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận những tín hiệu lạc quan và tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 2,8%. Trong khi tăng trưởng GDP dự kiến của hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, ở mức 7,7% và 6,2%.
Trong báo cáo mới nhất về những điều kiện kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đánh giá nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tăng trưởng với nhịp độ vừa phải từ cuối tháng 11/2013 đến cuối 2013. Chỉ số giá sản xuất tháng 12/2013 tăng 0,4%, sau khi đã được điều chỉnh theo mùa. Đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này từ tháng 6/2013.
Theo hãng tin Bloomberg, với 359 phiếu thuận và 67 phiếu chống, các Hạ nghị sỹ Mỹ đã đồng ý thông qua và gửi dự luật lên Thượng viện. Cuộc bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng tại Hạ viện Mỹ. Theo kế hoạch, Thượng viện Mỹ sẽ có ba ngày để xem xét những điều khoản, trước khi bỏ phiếu vào cuối tuần này.
Nếu được chính thức ký thành luật, dự luật chi tiêu ngân sách nói trên sẽ giúp loại bỏ mối đe dọa đóng cửa chính phủ khi kết thúc tài khóa vào ngày 30/9 tới, cũng như tạo cơ hội cho giới nghị sỹ chấm dứt 4 năm khủng hoảng ngân sách.
Hãng tin Reuters, để đạt được thỏa thuận này, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều phải nhượng bộ một phần đề xuất của mình. "Trong thỏa thuận này, không ai có được tất cả mọi thứ mà người đó mong muốn", Hạ nghị sỹ Nita Lowey của New York, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. "Đó là một dự luật tốt, một dự luật chắc chắn".
Ngoài vấn đề ngân sách, hiện Quốc hội Mỹ còn đang phải đối mặt với một khó khăn khác là tăng trần nợ công. Hiện chưa có quyết định nào về trần nợ được đưa ra, song giới chức Mỹ tin vấn đề này sẽ được giải quyết.
Liên quan tới vấn đề kinh tế Mỹ, hôm 14/1, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, trong năm 2014, nền kinh tế lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận những tín hiệu lạc quan và tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 2,8%. Trong khi tăng trưởng GDP dự kiến của hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, ở mức 7,7% và 6,2%.
Trong báo cáo mới nhất về những điều kiện kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đánh giá nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tăng trưởng với nhịp độ vừa phải từ cuối tháng 11/2013 đến cuối 2013. Chỉ số giá sản xuất tháng 12/2013 tăng 0,4%, sau khi đã được điều chỉnh theo mùa. Đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này từ tháng 6/2013.