Chính phủ “tái khẳng định” các mục tiêu kinh tế
Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế
Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 sáng nay, chính là việc “tái khẳng định” các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được xác lập và theo đuổi trong vài năm qua.
Theo ông Phúc, căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình 4 tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu nền kinh tế.
Đối với nội dung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012, Chính phủ sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa.
Chính phủ cũng sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay; tăng cung tín dụng để góp phần tăng tổng cầu của nền kinh tế, điều hành ở mức tăng 12% cả năm 2013; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên; điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Một nội dung khác cũng được đề cập là “quản lý tốt hơn thị trường vàng, thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới”.
Về vấn đề tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, ông Phúc nói "Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh" theo các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng.
"Các bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo, rà soát, ban hành ngay các văn bản hướng dẫn; tiếp tục rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí, lệ phí, các thủ tục đăng ký kinh doanh, tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu, sớm thành lập và phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản Việt Nam", ông Phúc nói.
Đối với nội dung tái cơ cấu kinh tế, Phó thủ tướng cho biết sẽ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương các cấp khẩn trương ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả chương trình hành động tái cơ cấu trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao và đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt.
Từ nay đến cuối năm, sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương tái cơ cấu đầu tư đã đề ra, trong đó tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành Luật Đầu tư công.
Chính phủ cũng sẽ hoàn thành phê duyệt đề án tái cơ cấu và điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cổ phần hóa; tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính tại các doanh nghiệp nhà nước và tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối.
Vẫn theo báo cáo của Phó thủ tướng, một nội dung khác là sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án và các phương án đã được phê duyệt; trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí; tăng cường việc giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống.
Theo ông Phúc, căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình 4 tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu nền kinh tế.
Đối với nội dung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012, Chính phủ sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa.
Chính phủ cũng sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay; tăng cung tín dụng để góp phần tăng tổng cầu của nền kinh tế, điều hành ở mức tăng 12% cả năm 2013; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên; điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Một nội dung khác cũng được đề cập là “quản lý tốt hơn thị trường vàng, thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới”.
Về vấn đề tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, ông Phúc nói "Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh" theo các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng.
"Các bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo, rà soát, ban hành ngay các văn bản hướng dẫn; tiếp tục rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí, lệ phí, các thủ tục đăng ký kinh doanh, tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu, sớm thành lập và phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản Việt Nam", ông Phúc nói.
Đối với nội dung tái cơ cấu kinh tế, Phó thủ tướng cho biết sẽ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương các cấp khẩn trương ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả chương trình hành động tái cơ cấu trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao và đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt.
Từ nay đến cuối năm, sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương tái cơ cấu đầu tư đã đề ra, trong đó tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành Luật Đầu tư công.
Chính phủ cũng sẽ hoàn thành phê duyệt đề án tái cơ cấu và điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cổ phần hóa; tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính tại các doanh nghiệp nhà nước và tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối.
Vẫn theo báo cáo của Phó thủ tướng, một nội dung khác là sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án và các phương án đã được phê duyệt; trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí; tăng cường việc giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống.