Chủ tịch Quốc hội và 4 “ưu tiên” của kỳ họp thứ 5
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh 4 nội dung “ưu tiên” trong chương trình của kỳ họp thứ 5
Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 sáng nay (20/5), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh đến 4 nội dung “ưu tiên” trong chương trình của kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là “kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng” và trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã “tích cực phối hợp, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung của kỳ họp theo đúng chương trình, tiến độ đã đề ra”.
Bốn nội dung “ưu tiên” thực ra đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong thời gian qua, bao gồm việc góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, sửa Luật Đất đai, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Đối với việc góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo, việc được đánh giá là “đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý sâu rộng trong toàn dân, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được tổ chức dưới nhiều hình thức thích hợp”.
Đối với việc sửa Luật Đất đai, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã dành thời gian thích đáng để thảo luận, cho ý kiến. Sau kỳ họp này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đã tập trung hoàn thiện dự thảo Luật, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, xét thấy đây là một dự án luật quan trọng, liên quan đến quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân, có nhiều nội dung phức tạp, ý kiến còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội “tiếp tục thảo luận ý kiến góp ý của nhân dân, tiếp tục cho ý kiến hoàn thiện dự thảo đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi để việc thi hành được thuận lợi, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực thi chính sách pháp luật về đất đai hiện nay”.
Vấn đề tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng được công luận đặc biệt chú ý trong thời gian qua. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đây là “đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước”.
Trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây sẽ là một nội dung hoạt động quan trọng, thường niên của Quốc hội, bảo đảm để nghị quyết của Quốc hội được thực thi trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Nội dung “ưu tiên” thứ tư chính là việc xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; thông qua 10 dự án luật và nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13, năm 2013 của Quốc hội và cho ý kiến về 7 dự án luật khác.
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian giám sát chuyên đề “Việc thi hành luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012”; xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
“Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội được tiến hành trong lúc tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững; kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đoàn kết một lòng, có những giải pháp tích cực và đồng bộ, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho những năm sau”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là “kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng” và trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã “tích cực phối hợp, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung của kỳ họp theo đúng chương trình, tiến độ đã đề ra”.
Bốn nội dung “ưu tiên” thực ra đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong thời gian qua, bao gồm việc góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, sửa Luật Đất đai, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Đối với việc góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo, việc được đánh giá là “đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý sâu rộng trong toàn dân, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được tổ chức dưới nhiều hình thức thích hợp”.
Đối với việc sửa Luật Đất đai, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã dành thời gian thích đáng để thảo luận, cho ý kiến. Sau kỳ họp này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đã tập trung hoàn thiện dự thảo Luật, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, xét thấy đây là một dự án luật quan trọng, liên quan đến quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân, có nhiều nội dung phức tạp, ý kiến còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội “tiếp tục thảo luận ý kiến góp ý của nhân dân, tiếp tục cho ý kiến hoàn thiện dự thảo đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi để việc thi hành được thuận lợi, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực thi chính sách pháp luật về đất đai hiện nay”.
Vấn đề tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng được công luận đặc biệt chú ý trong thời gian qua. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đây là “đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước”.
Trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây sẽ là một nội dung hoạt động quan trọng, thường niên của Quốc hội, bảo đảm để nghị quyết của Quốc hội được thực thi trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Nội dung “ưu tiên” thứ tư chính là việc xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; thông qua 10 dự án luật và nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13, năm 2013 của Quốc hội và cho ý kiến về 7 dự án luật khác.
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian giám sát chuyên đề “Việc thi hành luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012”; xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
“Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội được tiến hành trong lúc tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững; kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đoàn kết một lòng, có những giải pháp tích cực và đồng bộ, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho những năm sau”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.