Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước
Kế hoạch đặt ra trong bối cảnh lãi suất huy động USD đang áp trần 0%/năm
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016.
Quyết định trên nêu định hướng kế hoạch huy động vốn bằng ngoại tệ trong nước và quốc tế.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế...
Trường hợp cần thiết phát hành trái phiếu quốc tế hoặc trái phiếu Samurai, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết số 99/2015/NQ13 của Quốc hội.
Với định hướng trên, lượng vốn huy động dự kiến phát hành bằng trái phiếu ngoại tệ này không quá lớn, tương đương với hơn 800 triệu USD. Quy mô này có thể thực hiện được trong nước như từng thành công.
Hồi tháng 4/2015, lần đầu tiên Chính phủ cũng đã phát hành trái phiếu ngoại tệ, huy động thành công 1 tỷ USD trong nước. Đầu mối đáp ứng giao dịch này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Giao dịch trên đã mở đầu cho hướng huy động ngoại tệ ngay trong nước, qua các định chế tài chính nội địa với chi phí và lãi suất thấp hơn so với các đợt Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế trước đó.
Ở định hướng trên cho năm nay, tình huống thị trường đã có khác biệt.
Theo cơ chế từ cuối 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi suất huy động USD ở 0%/năm đối với tiền gửi của cả tổ chức và dân cư. Tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng theo đó chủ yếu chuyển sang dạng không kỳ hạn, trong khi trái phiếu Chính phủ thường huy động ở các kỳ hạn dài.
Thời gian gần đây, một số chuyên gia có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại chính sách trần lãi suất nói trên, nâng trở lại để huy động bền vững hơn nguồn lực ngoại tệ trong dân cư.
Ngoài định hướng huy động vốn trên, tại quyết định vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ phương án phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội.
Quyết định trên nêu định hướng kế hoạch huy động vốn bằng ngoại tệ trong nước và quốc tế.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế...
Trường hợp cần thiết phát hành trái phiếu quốc tế hoặc trái phiếu Samurai, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết số 99/2015/NQ13 của Quốc hội.
Với định hướng trên, lượng vốn huy động dự kiến phát hành bằng trái phiếu ngoại tệ này không quá lớn, tương đương với hơn 800 triệu USD. Quy mô này có thể thực hiện được trong nước như từng thành công.
Hồi tháng 4/2015, lần đầu tiên Chính phủ cũng đã phát hành trái phiếu ngoại tệ, huy động thành công 1 tỷ USD trong nước. Đầu mối đáp ứng giao dịch này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Giao dịch trên đã mở đầu cho hướng huy động ngoại tệ ngay trong nước, qua các định chế tài chính nội địa với chi phí và lãi suất thấp hơn so với các đợt Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế trước đó.
Ở định hướng trên cho năm nay, tình huống thị trường đã có khác biệt.
Theo cơ chế từ cuối 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi suất huy động USD ở 0%/năm đối với tiền gửi của cả tổ chức và dân cư. Tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng theo đó chủ yếu chuyển sang dạng không kỳ hạn, trong khi trái phiếu Chính phủ thường huy động ở các kỳ hạn dài.
Thời gian gần đây, một số chuyên gia có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại chính sách trần lãi suất nói trên, nâng trở lại để huy động bền vững hơn nguồn lực ngoại tệ trong dân cư.
Ngoài định hướng huy động vốn trên, tại quyết định vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ phương án phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội.