Chính phủ Zimbabwe còn 217 USD trong tài khoản ngân hàng
Zimbabwe không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đề nghị các nhà tài trợ quốc tế cấp vốn
Sau khi trả lương công chức vào tuần trước, số dư tài khoản ngân hàng của Chính phủ Zimbabwe chỉ còn đúng 217 USD. Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Zimbabwe, ông Tendai Biti, công bố vào ngày 29/1.
“Tuần trước, sau khi trả lương công chức, ngân quỹ chính phủ còn lại 217 USD”, hãng thông tấn AFP dẫn lời Bộ trưởng Biti tại một cuộc họp báo ở thủ đô Harare. Ông Biti cũng nói rằng, nhiều nhà báo có mặt tại buổi họp báo có số dư tài khoản ngân hàng lớn hơn Chính phủ Zimbabwe.
“Năng lực tài chính của Chính phủ đang trong trạng thái tê liệt. Chúng tôi không thể đạt được những mục tiêu đề ra”, ông Biti phát biểu.
Nền kinh tế Zimbabwe đã rơi vào tình trạng lao dốc tự do vào đầu những năm 2000, sau khi Tổng thống Robert Mugabe bắt đầu việc tịch thu các nông trạng của người da trắng ở nước này. Chính sách này của ông Mugabe đã phá hủy niềm tin của các nhà đầu tư vào Zimbabwe, khiến nền sản xuất của nước này đình trện, dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và sự sụt giảm mạnh của lượng khách du lịch.
Sau hơn 1 thập kỷ trong đó Zimbabwe trải qua mức siêu lạm phát 231 triệu phần trăm và cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, tình hình ở nước này đến nay đã ổn định hơn.
Tuy nhiên, nền tài chính công của Zimbabwe vẫn là một “mớ hỗn độn” và các doanh nghiệp trong nước phải vật lộn với tình trạng nguồn cung điện không ổn định, thiếu thanh khoản và giá nhân công cao.
Chính phủ Zimbabwe đã cảnh báo không có đủ tiền để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp và cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong năm nay. Bộ trưởng Biti nói rằng, Zimbabwe không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đề nghị các nhà tài trợ quốc tế cấp vốn.
“Chúng tôi sẽ đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ”, ông Biti tuyên bố.
Cơ quan bầu cử của Zimbabwe cho biết, phải cần tới số tiền 104 triệu USD để tổ chức cuộc bầu cử.
Ngân sách của Chính phủ Zimbabwe năm nay ở mức 3,8 tỷ USD, còn nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng 5%. Zimbabwe, quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản ở châu Phi, hiện đang sử dụng đồng USD và đồng Rand Nam Phi.
“Tuần trước, sau khi trả lương công chức, ngân quỹ chính phủ còn lại 217 USD”, hãng thông tấn AFP dẫn lời Bộ trưởng Biti tại một cuộc họp báo ở thủ đô Harare. Ông Biti cũng nói rằng, nhiều nhà báo có mặt tại buổi họp báo có số dư tài khoản ngân hàng lớn hơn Chính phủ Zimbabwe.
“Năng lực tài chính của Chính phủ đang trong trạng thái tê liệt. Chúng tôi không thể đạt được những mục tiêu đề ra”, ông Biti phát biểu.
Nền kinh tế Zimbabwe đã rơi vào tình trạng lao dốc tự do vào đầu những năm 2000, sau khi Tổng thống Robert Mugabe bắt đầu việc tịch thu các nông trạng của người da trắng ở nước này. Chính sách này của ông Mugabe đã phá hủy niềm tin của các nhà đầu tư vào Zimbabwe, khiến nền sản xuất của nước này đình trện, dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và sự sụt giảm mạnh của lượng khách du lịch.
Sau hơn 1 thập kỷ trong đó Zimbabwe trải qua mức siêu lạm phát 231 triệu phần trăm và cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, tình hình ở nước này đến nay đã ổn định hơn.
Tuy nhiên, nền tài chính công của Zimbabwe vẫn là một “mớ hỗn độn” và các doanh nghiệp trong nước phải vật lộn với tình trạng nguồn cung điện không ổn định, thiếu thanh khoản và giá nhân công cao.
Chính phủ Zimbabwe đã cảnh báo không có đủ tiền để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp và cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong năm nay. Bộ trưởng Biti nói rằng, Zimbabwe không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đề nghị các nhà tài trợ quốc tế cấp vốn.
“Chúng tôi sẽ đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ”, ông Biti tuyên bố.
Cơ quan bầu cử của Zimbabwe cho biết, phải cần tới số tiền 104 triệu USD để tổ chức cuộc bầu cử.
Ngân sách của Chính phủ Zimbabwe năm nay ở mức 3,8 tỷ USD, còn nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng 5%. Zimbabwe, quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản ở châu Phi, hiện đang sử dụng đồng USD và đồng Rand Nam Phi.