Chính quyền địa phương Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ
Một số chuyên gia phân tích Trung Quốc cho rằng, quy mô khoản vay của các chính quyền địa phương đã tới mức phải cứu trợ
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc sẽ cần tới một gói cứu trợ từ trung ương, trang Market Watch dẫn ý kiến một số chuyên gia Trung Quốc, trên cơ sở số liệu công bố tuần trước cho thấy quy mô khoản vay của các chính quyền địa phương đã tới mức phải cứu trợ.
Chuyên gia kinh tế Tao Dong của ngân hàng Credit Suisse cho biết, các con số về nợ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã thể hiện đúng những lo lắng mà ông đã bày tỏ trong suốt hai năm qua về hoạt động cho vay đầy rủi ro của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, chính phủ trung ương sẽ phải tách riêng khoản nợ của các chính quyền địa phương ra khỏi bảng cân đối ngân hàng và tái cơ cấu vốn các nhà băng", ông cho biết trong một báo cáo sau khi Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) công bố số liệu về nợ nần cấp địa phương.
Hôm 27/6, NAO cho biết, đến cuối năm ngoái, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% khoản GDP trị giá 39.800 tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc trong năm 2010.
NAO nhận định, khả năng trả nợ của một số khu vực và ngành công nghiệp là yếu và đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa, đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố số liệu tổng thể về các khoản nợ của chính quyền địa phương.
Theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, một số chính quyền địa phương đã phải vay nợ mới để thanh toán cho các khoản vay cũ và một số khoản vay phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ việc bán đất để thanh toán nợ.
Số liệu kiểm toán trên bao gồm cả các khoản nợ trực tiếp và hoặc có mối liên quan tới các chính quyền địa phương hay 6.576 công ty tài chính do các địa phương thành lập. Trước đó, tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Quốc, đã công bố con số nợ vào khoảng 9.090 tỷ Nhân dân tệ.
Ông Tao nói rằng, gói cứu trợ của Chính phủ Trung Quốc khó có khả năng được đưa ra trong vòng 18 tháng tới, do có một số dấu hiệu cho thấy khủng hoảng sắp xảy ra, bất kể báo chí gần đây đưa tin chính phủ nước này đang thực hiện các bước sơ bộ trước khi đưa ra một gói giải cứu.
Tháng trước, hãng tin Reuters từng cho biết, Bắc Kinh đang xem xét một gói giải cứu cho các chính quyền địa phương. Khoản cứu trợ này trị giá từ 2.000 - 3.000 tỷ Nhân dân tệ, nhằm giúp các địa phương chống lại nguy cơ vỡ nợ có khả năng làm suy yếu nền kinh tế tổng thể.
Sự căng thẳng đang hình thành trong hệ thống, ông Tao nói, khi các chính quyền địa phương đối mặt với những khoản nợ khổng lồ sắp tới ngày đáo hạn, trong khi lại rất khó khăn tìm kiếm các nguồn cho vay mới do Trung ương kiểm soát ngày càng chặt các ngân hàng.
Tuần trước, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered đưa ra nhận định rằng, đã có một số dấu hiệu cho thấy một hiểm cảnh tài chính đang hình thành ở cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc.
Việc một số tổ chức đầu tư của chính quyền địa phương ở Thượng Hải, Vân Nam đang vật lộn với việc thanh toán nợ nần "là dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu của một đợt sóng những khó khăn", chuyên gia Stephen Green thuộc Standard Chartered nhận định.
Chuyên gia kinh tế Tao Dong của ngân hàng Credit Suisse cho biết, các con số về nợ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã thể hiện đúng những lo lắng mà ông đã bày tỏ trong suốt hai năm qua về hoạt động cho vay đầy rủi ro của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, chính phủ trung ương sẽ phải tách riêng khoản nợ của các chính quyền địa phương ra khỏi bảng cân đối ngân hàng và tái cơ cấu vốn các nhà băng", ông cho biết trong một báo cáo sau khi Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) công bố số liệu về nợ nần cấp địa phương.
Hôm 27/6, NAO cho biết, đến cuối năm ngoái, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% khoản GDP trị giá 39.800 tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc trong năm 2010.
NAO nhận định, khả năng trả nợ của một số khu vực và ngành công nghiệp là yếu và đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa, đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố số liệu tổng thể về các khoản nợ của chính quyền địa phương.
Theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, một số chính quyền địa phương đã phải vay nợ mới để thanh toán cho các khoản vay cũ và một số khoản vay phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ việc bán đất để thanh toán nợ.
Số liệu kiểm toán trên bao gồm cả các khoản nợ trực tiếp và hoặc có mối liên quan tới các chính quyền địa phương hay 6.576 công ty tài chính do các địa phương thành lập. Trước đó, tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Quản lý ngân hàng Trung Quốc, đã công bố con số nợ vào khoảng 9.090 tỷ Nhân dân tệ.
Ông Tao nói rằng, gói cứu trợ của Chính phủ Trung Quốc khó có khả năng được đưa ra trong vòng 18 tháng tới, do có một số dấu hiệu cho thấy khủng hoảng sắp xảy ra, bất kể báo chí gần đây đưa tin chính phủ nước này đang thực hiện các bước sơ bộ trước khi đưa ra một gói giải cứu.
Tháng trước, hãng tin Reuters từng cho biết, Bắc Kinh đang xem xét một gói giải cứu cho các chính quyền địa phương. Khoản cứu trợ này trị giá từ 2.000 - 3.000 tỷ Nhân dân tệ, nhằm giúp các địa phương chống lại nguy cơ vỡ nợ có khả năng làm suy yếu nền kinh tế tổng thể.
Sự căng thẳng đang hình thành trong hệ thống, ông Tao nói, khi các chính quyền địa phương đối mặt với những khoản nợ khổng lồ sắp tới ngày đáo hạn, trong khi lại rất khó khăn tìm kiếm các nguồn cho vay mới do Trung ương kiểm soát ngày càng chặt các ngân hàng.
Tuần trước, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered đưa ra nhận định rằng, đã có một số dấu hiệu cho thấy một hiểm cảnh tài chính đang hình thành ở cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc.
Việc một số tổ chức đầu tư của chính quyền địa phương ở Thượng Hải, Vân Nam đang vật lộn với việc thanh toán nợ nần "là dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu của một đợt sóng những khó khăn", chuyên gia Stephen Green thuộc Standard Chartered nhận định.