“Chính sách đủ tốt thì nông nghiệp sẽ phát triển mạnh”
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng nhìn nhận về ngành nông nghiệp khi hạn điền được nới rộng
Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền là kịp thời và đúng đắn trong bối cảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập…
Trong Nghị quyết số 30/NQ-CP vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý II năm 2017. Đây có thể coi là một tin vui cho ngành nông nghiệp vốn dĩ hạn chế đầu tư.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
“Doanh nghiệp phải dẫn dắt”
Luật Đất đai năm 2013 quy định về hạn điền nhằm tránh tình trạng tích tụ đất đai vào số ít người khiến nông dân mất đất canh tác. Thưa ông, quan điểm này có còn phù hợp khi Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, hội nhập?
Hiện nay, rất ít nước trên thế giới quy định về hạn điền. Ở Việt Nam, Luật Đất đai 2013 xác định 5 quyền sở hữu nhưng để thực hiện 5 quyền này rất hạn chế. Điều quan trọng nhất là trong xu hướng phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp lớn rất muốn đầu tư song gặp khó khăn khiến họ phải chùn bước.
Trong khi đó, nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm mất an toàn ngày càng trầm trọng, vì vậy vấn đề đặt ra là nhất định phải quy về chuỗi an toàn thực phẩm, phát triển nông nghiệp công nghệ cao với sản xuất lớn.
Mà muốn sản xuất lớn thì doanh nghiệp phải là người dẫn dắt, đột phá nông nghiệp chứ không phải là hộ nông dân nhỏ lẻ như trước kia. Muốn doanh nghiệp dẫn dắt buộc phải nới rộng hạn điền về cả không gian và thời gian, đồng thời sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Trong Nghị quyết số 30/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tư pháp trong quý 3/2017 phải rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai nhằm tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất mở rộng hạn điền. Ông đánh giá thế nào về chỉ đạo này?
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương nới rộng hạn điền của Chính phủ. Giới hạn sử dụng đất 25 năm không còn phù hợp mà phải mở rộng hơn nữa.
Thời gian qua, để đầu tư vào nông nghiệp không còn manh mún, nhiều doanh nghiệp, người dân có xu hướng tích tụ ruộng đất khá hiệu quả. Xu hướng thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo kiểu nhiều người cùng làm trên một cánh đồng chung về sản phẩm, thời gian, quy trình công nghiệp. Mô hình này được thực hiện 5-6 năm và chỉ thành công khi có một doanh nghiệp đủ mạnh để dẫn dắt.
Thứ hai, nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng đất, cùng làm công với doanh nghiệp, thậm chí làm công ăn lương, hoặc doanh nghiệp sẽ trả lợi tức cho bà con.
Một loại tích tụ nữa khá hiệu quả đó là dồn điền đổi thửa. Mô hình này không có ý nghĩa tích tụ, chỉ đơn giản là góp từ nhiều miếng thành một mảnh đất.
Thứ tư, nhiều doanh nghiệp muốn lấy đất của nông dân canh tác và thực hiện đền bù. Mô hình này nhận được nhiều phản ứng dữ dội vì rõ ràng xuất hiện nhiều doanh nghiệp mượn quyền lực để thu hồi đất, đền bù cho dân với giá không thoả đáng.
Phải có chế tài để giám sát
Liệu như thế có mâu thuẫn không khi chủ trương là mở rộng hạn điền, chắc chắn sẽ có trường hợp doanh nghiệp mượn quyền để thu hồi đất với giá không thoả đáng, ảnh hướng tới quyền lợi của người nông dân?
Không thể tránh khỏi trường hợp này xảy ra nếu không có chính sách chặt chẽ đi theo. Phải có chế tài để giám sát làm sao hài hoà quyền lợi giữa người nông dân có việc làm, thu nhập ổn định, không mất đất mà doanh nghiệp sử dụng đất vẫn hiệu quả, tránh bấn cùng hoá nông dân.
Phải có cơ chế để người dân không bị mất đất khi doanh nghiệp thua lỗ. Chúng ta cũng phải nghĩ tới tình huống doanh nghiệp cố tình tạo ra việc làm ăn thua lỗ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người nông dân.
Cái đó là cái phải tính toán nhưng không vì thế mà sợ, đi về sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tạo ra điều kiện sản xuất.
Tôi ủng hộ quan điểm của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng, cần thành lập mô hình ngân hàng đất để nông dân có thể gửi những mảnh ruộng nhỏ lẻ vào trong đó, rồi cho doanh nghiệp thuê lại.
Cách này vẫn đảm bảo tính thị trường, lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nông dân có lợi nhuận, không lo mất đất. Bên cạnh đó, xử lý thực trạng nhiều đất hoang hoá không có người làm, tránh va chạm trực tiếp giữa người dân và doanh nghiệp.
Cũng có ý kiến cho rằng nên xoá bỏ hẳn hạn điền, thưa ông?
Ở Việt Nam, đất đai là thuộc sở hữu của Nhà nước, nhiều gia đình 10 đời làm nông dân nhưng đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Thực tế, Việt Nam không chấp nhận sở hữu tư nhân, tập thể.
Bây giờ, trong khi chưa sửa Luật 2013, thì theo tôi nên nới hạn điền nhưng bỏ thì không được vì đất đai đang là tài nguyên. Nếu xoá bỏ thì dẫn đến nhiều người có tiền họ tập trung lấy hết tài sản, kiểm soát và đẩy nông dân vào con đường cùng mà chúng ta không thể lường trước được.
Tôi ủng hộ mở rộng theo hướng tích tụ ruộng đất doanh nghiệp sử dụng được mà không đẩy nông dân vào đường cùng. Vị thế của nông dân bao đời này rất thấp, Nhà nước phải bảo hộ cho họ.
Tạo sân chơi cho nhà đầu tư vào nông nghiệp
Lại nói về nới rộng hạn điền để đầu tư vào nông nghiệp xưa nay chưa được quan tâm nhiều trong khi chính quyền lại rất rốt ráo tạo mặt bằng sạch cho doanh nghiệp đầu tư nhà máy, xí nghiệp, xây dựng khu đô thị, sân golf. Vì sao vậy thưa ông?
Rõ ràng quan tâm kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, đô thị, làm hạ tầng khu công nghiệp rất chu đáo nhưng khu nông nghiệp công nghệ cao rất ít người quan tâm vì cơ chế khoán thu ngân sách hiện nay tạo ra.
Thu ngân sách khu công nghiệp nhanh hơn trong khi hiệu quả của thu ngân sách từ nông nghiệp công nghệ cao trực diện thấp hơn. Tất nhiên không phải tỉnh nào cũng thế, có những tỉnh làm rất tốt hạ tầng cho nông nghiệp như Nghệ An, Vĩnh Phúc…
Vấn đề đặt ra là phải giải quyết cả vĩ mô và cơ chế chính sách. Ví dụ, đặt vấn đề cho các tỉnh thu ngân sách vượt được bao nhiêu thì ngoài đủ chi thì dùng để tái đầu tư.
Vai trò của Nhà nước như thế nào để không để xảy ra chuyện doanh nghiệp thuê đất của nông dân làm nông nghiệp rồi lại chuyển nhượng mục đích sử dụng, biến thành nhà máy, sân golf…?
Vai trò của Nhà nước là phải quản lý chặt chẽ doanh nghiệp thuê đất của nông dân với mục đích gì? Nếu có lỗi xảy ra là cơ quan hành chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Cũng có những loại đất doanh nghiệp thuê làm nông nghiệp nhưng quá trình làm không hiệu quả, chuyển nhượng mục đích khác song vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.
Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho Việt Nam về tích tụ đất đai như thế nào thưa ông?
Ở nhiều nước, Luật đất đai của họ khác Việt Nam, đất đai là sở hữu tư nhân, nếu Nhà nước muốn dùng phải mua lại của tư nhân, ngược lại.
Còn những nước tương tự như Việt Nam thì có chính sách đưa người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, như Trung Quốc. Họ đưa nông dân làm trên mảnh đất của họ nhưng làm theo toàn bộ quy trình của doanh nghiệp. Vì vậy, các khu cà phê, cao su nông dân làm công ăn lương như công nhân.
Tuy nhiên, cũng đặt ra vấn đề trước đó có những gia đình thuần nông, cả hộ 5-6 người làm nông, khi cơ giới hoá chỉ cần 2-3 người làm, sẽ dôi da một khoảng lao động nhất định.
Vậy thì phải lường trước, cần phải làm rõ bản chất tái cơ cấu nông nghiệp là tái cơ cấu lại lao động. Tái cơ cấu kinh tế càng lớn, hiện đại hoá nông nghiệp càng cao thì tái cơ cấu lao động càng lớn.
Trách nhiệm đặt ra là phải đào tạo lại lao động và chuyển nghề cho họ, làm sao cho số lượng lao động trong nông nghiệp giảm bớt, không chiếm đến 40-50% lượng lao động như hiện nay.
Ông kỳ vọng gì về ngành nông nghiệp sau khi hạn điền được nới rộng?
Số lượng doanh nghiệp theo quy luật bình thường thì sẽ tăng, chưa kể nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam vẫn còn là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp. Trong khi lĩnh vực khác gần hết thì sân chơi cho nhà đầu tư trong nông nghiệp còn lớn nên các nhà đầu tư sẽ tìm cách phát triển.
Chính sách đủ tốt thì nông nghiệp sẽ phát triển mạnh.
Trong Nghị quyết số 30/NQ-CP vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý II năm 2017. Đây có thể coi là một tin vui cho ngành nông nghiệp vốn dĩ hạn chế đầu tư.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
“Doanh nghiệp phải dẫn dắt”
Luật Đất đai năm 2013 quy định về hạn điền nhằm tránh tình trạng tích tụ đất đai vào số ít người khiến nông dân mất đất canh tác. Thưa ông, quan điểm này có còn phù hợp khi Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, hội nhập?
Hiện nay, rất ít nước trên thế giới quy định về hạn điền. Ở Việt Nam, Luật Đất đai 2013 xác định 5 quyền sở hữu nhưng để thực hiện 5 quyền này rất hạn chế. Điều quan trọng nhất là trong xu hướng phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp lớn rất muốn đầu tư song gặp khó khăn khiến họ phải chùn bước.
Trong khi đó, nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm mất an toàn ngày càng trầm trọng, vì vậy vấn đề đặt ra là nhất định phải quy về chuỗi an toàn thực phẩm, phát triển nông nghiệp công nghệ cao với sản xuất lớn.
Mà muốn sản xuất lớn thì doanh nghiệp phải là người dẫn dắt, đột phá nông nghiệp chứ không phải là hộ nông dân nhỏ lẻ như trước kia. Muốn doanh nghiệp dẫn dắt buộc phải nới rộng hạn điền về cả không gian và thời gian, đồng thời sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Trong Nghị quyết số 30/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tư pháp trong quý 3/2017 phải rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai nhằm tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất mở rộng hạn điền. Ông đánh giá thế nào về chỉ đạo này?
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương nới rộng hạn điền của Chính phủ. Giới hạn sử dụng đất 25 năm không còn phù hợp mà phải mở rộng hơn nữa.
Thời gian qua, để đầu tư vào nông nghiệp không còn manh mún, nhiều doanh nghiệp, người dân có xu hướng tích tụ ruộng đất khá hiệu quả. Xu hướng thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo kiểu nhiều người cùng làm trên một cánh đồng chung về sản phẩm, thời gian, quy trình công nghiệp. Mô hình này được thực hiện 5-6 năm và chỉ thành công khi có một doanh nghiệp đủ mạnh để dẫn dắt.
Thứ hai, nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng đất, cùng làm công với doanh nghiệp, thậm chí làm công ăn lương, hoặc doanh nghiệp sẽ trả lợi tức cho bà con.
Một loại tích tụ nữa khá hiệu quả đó là dồn điền đổi thửa. Mô hình này không có ý nghĩa tích tụ, chỉ đơn giản là góp từ nhiều miếng thành một mảnh đất.
Thứ tư, nhiều doanh nghiệp muốn lấy đất của nông dân canh tác và thực hiện đền bù. Mô hình này nhận được nhiều phản ứng dữ dội vì rõ ràng xuất hiện nhiều doanh nghiệp mượn quyền lực để thu hồi đất, đền bù cho dân với giá không thoả đáng.
Phải có chế tài để giám sát
Liệu như thế có mâu thuẫn không khi chủ trương là mở rộng hạn điền, chắc chắn sẽ có trường hợp doanh nghiệp mượn quyền để thu hồi đất với giá không thoả đáng, ảnh hướng tới quyền lợi của người nông dân?
Không thể tránh khỏi trường hợp này xảy ra nếu không có chính sách chặt chẽ đi theo. Phải có chế tài để giám sát làm sao hài hoà quyền lợi giữa người nông dân có việc làm, thu nhập ổn định, không mất đất mà doanh nghiệp sử dụng đất vẫn hiệu quả, tránh bấn cùng hoá nông dân.
Phải có cơ chế để người dân không bị mất đất khi doanh nghiệp thua lỗ. Chúng ta cũng phải nghĩ tới tình huống doanh nghiệp cố tình tạo ra việc làm ăn thua lỗ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người nông dân.
Cái đó là cái phải tính toán nhưng không vì thế mà sợ, đi về sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tạo ra điều kiện sản xuất.
Tôi ủng hộ quan điểm của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng, cần thành lập mô hình ngân hàng đất để nông dân có thể gửi những mảnh ruộng nhỏ lẻ vào trong đó, rồi cho doanh nghiệp thuê lại.
Cách này vẫn đảm bảo tính thị trường, lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nông dân có lợi nhuận, không lo mất đất. Bên cạnh đó, xử lý thực trạng nhiều đất hoang hoá không có người làm, tránh va chạm trực tiếp giữa người dân và doanh nghiệp.
Cũng có ý kiến cho rằng nên xoá bỏ hẳn hạn điền, thưa ông?
Ở Việt Nam, đất đai là thuộc sở hữu của Nhà nước, nhiều gia đình 10 đời làm nông dân nhưng đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Thực tế, Việt Nam không chấp nhận sở hữu tư nhân, tập thể.
Bây giờ, trong khi chưa sửa Luật 2013, thì theo tôi nên nới hạn điền nhưng bỏ thì không được vì đất đai đang là tài nguyên. Nếu xoá bỏ thì dẫn đến nhiều người có tiền họ tập trung lấy hết tài sản, kiểm soát và đẩy nông dân vào con đường cùng mà chúng ta không thể lường trước được.
Tôi ủng hộ mở rộng theo hướng tích tụ ruộng đất doanh nghiệp sử dụng được mà không đẩy nông dân vào đường cùng. Vị thế của nông dân bao đời này rất thấp, Nhà nước phải bảo hộ cho họ.
Tạo sân chơi cho nhà đầu tư vào nông nghiệp
Lại nói về nới rộng hạn điền để đầu tư vào nông nghiệp xưa nay chưa được quan tâm nhiều trong khi chính quyền lại rất rốt ráo tạo mặt bằng sạch cho doanh nghiệp đầu tư nhà máy, xí nghiệp, xây dựng khu đô thị, sân golf. Vì sao vậy thưa ông?
Rõ ràng quan tâm kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, đô thị, làm hạ tầng khu công nghiệp rất chu đáo nhưng khu nông nghiệp công nghệ cao rất ít người quan tâm vì cơ chế khoán thu ngân sách hiện nay tạo ra.
Thu ngân sách khu công nghiệp nhanh hơn trong khi hiệu quả của thu ngân sách từ nông nghiệp công nghệ cao trực diện thấp hơn. Tất nhiên không phải tỉnh nào cũng thế, có những tỉnh làm rất tốt hạ tầng cho nông nghiệp như Nghệ An, Vĩnh Phúc…
Vấn đề đặt ra là phải giải quyết cả vĩ mô và cơ chế chính sách. Ví dụ, đặt vấn đề cho các tỉnh thu ngân sách vượt được bao nhiêu thì ngoài đủ chi thì dùng để tái đầu tư.
Vai trò của Nhà nước như thế nào để không để xảy ra chuyện doanh nghiệp thuê đất của nông dân làm nông nghiệp rồi lại chuyển nhượng mục đích sử dụng, biến thành nhà máy, sân golf…?
Vai trò của Nhà nước là phải quản lý chặt chẽ doanh nghiệp thuê đất của nông dân với mục đích gì? Nếu có lỗi xảy ra là cơ quan hành chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Cũng có những loại đất doanh nghiệp thuê làm nông nghiệp nhưng quá trình làm không hiệu quả, chuyển nhượng mục đích khác song vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.
Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho Việt Nam về tích tụ đất đai như thế nào thưa ông?
Ở nhiều nước, Luật đất đai của họ khác Việt Nam, đất đai là sở hữu tư nhân, nếu Nhà nước muốn dùng phải mua lại của tư nhân, ngược lại.
Còn những nước tương tự như Việt Nam thì có chính sách đưa người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, như Trung Quốc. Họ đưa nông dân làm trên mảnh đất của họ nhưng làm theo toàn bộ quy trình của doanh nghiệp. Vì vậy, các khu cà phê, cao su nông dân làm công ăn lương như công nhân.
Tuy nhiên, cũng đặt ra vấn đề trước đó có những gia đình thuần nông, cả hộ 5-6 người làm nông, khi cơ giới hoá chỉ cần 2-3 người làm, sẽ dôi da một khoảng lao động nhất định.
Vậy thì phải lường trước, cần phải làm rõ bản chất tái cơ cấu nông nghiệp là tái cơ cấu lại lao động. Tái cơ cấu kinh tế càng lớn, hiện đại hoá nông nghiệp càng cao thì tái cơ cấu lao động càng lớn.
Trách nhiệm đặt ra là phải đào tạo lại lao động và chuyển nghề cho họ, làm sao cho số lượng lao động trong nông nghiệp giảm bớt, không chiếm đến 40-50% lượng lao động như hiện nay.
Ông kỳ vọng gì về ngành nông nghiệp sau khi hạn điền được nới rộng?
Số lượng doanh nghiệp theo quy luật bình thường thì sẽ tăng, chưa kể nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam vẫn còn là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp. Trong khi lĩnh vực khác gần hết thì sân chơi cho nhà đầu tư trong nông nghiệp còn lớn nên các nhà đầu tư sẽ tìm cách phát triển.
Chính sách đủ tốt thì nông nghiệp sẽ phát triển mạnh.