Chính thức bàn giao, sáp nhập VVF vào SHB
VVF bàn giao SHB toàn bộ công ty với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tổng tài sản có hơn 1.040 tỷ đồng
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) chính thức ký biên bản bàn giao để hoàn tất sáp nhập, một tháng sau khi có quyết định chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo nội dung ký kết, VVF bàn giao cho SHB toàn bộ công ty với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tổng tài sản có tại thời điểm bàn giao là hơn 1.040 tỷ đồng.
SHB tiếp nhận toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của VVF gồm: tài sản, nhân sự; hồ sơ sổ sách, tài liệu, chứng từ kế toán, hệ thống công nghệ thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan đến cổ đông, cổ phiếu, thực trạng các hoạt động nghiệp vụ… tính đến ngày sáp nhập 12/1/2017.
Như vậy, kể từ ngày 12/1/2017, VVF chính thức chấm dứt mọi hoạt động trên thị trường tài chính ngân hàng.
Với việc hoàn tất giao dịch nhận sáp nhập này, vốn điều lệ của SHB đã đạt gần 12.000 tỷ đồng. Cùng với đó, SHB cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thành lập Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng TNHH một thành viên Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là Công ty Tài chính tiêu dùng SHB).
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm đa dạng, tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân Việt Nam. Hiện SHB đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm đưa công ty tài chính đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, việc nhận sáp nhập VVF và thành lập công ty tài chính tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng tận dụng được tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam; là một trong những bước phát triển chiến lược của SHB nhằm phát triển mảng phát triển tín dụng tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng đồng thời mở rộng thị phần trong phân khúc ngân hàng bán lẻ.
“Mục tiêu của SHB là xây dựng một công ty tài chính tiêu dùng trên một nền tảng vững chắc gồm công nghệ hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp, hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế”, ông Lê nói, cũng như đề cập đến định hướng sẽ lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào công ty mới này.
Trước khi sáp nhập VVF, năm 2012, SHB cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống bằng kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Habubank.
Theo nội dung ký kết, VVF bàn giao cho SHB toàn bộ công ty với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tổng tài sản có tại thời điểm bàn giao là hơn 1.040 tỷ đồng.
SHB tiếp nhận toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của VVF gồm: tài sản, nhân sự; hồ sơ sổ sách, tài liệu, chứng từ kế toán, hệ thống công nghệ thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan đến cổ đông, cổ phiếu, thực trạng các hoạt động nghiệp vụ… tính đến ngày sáp nhập 12/1/2017.
Như vậy, kể từ ngày 12/1/2017, VVF chính thức chấm dứt mọi hoạt động trên thị trường tài chính ngân hàng.
Với việc hoàn tất giao dịch nhận sáp nhập này, vốn điều lệ của SHB đã đạt gần 12.000 tỷ đồng. Cùng với đó, SHB cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thành lập Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng TNHH một thành viên Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là Công ty Tài chính tiêu dùng SHB).
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm đa dạng, tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân Việt Nam. Hiện SHB đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm đưa công ty tài chính đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, việc nhận sáp nhập VVF và thành lập công ty tài chính tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng tận dụng được tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam; là một trong những bước phát triển chiến lược của SHB nhằm phát triển mảng phát triển tín dụng tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng đồng thời mở rộng thị phần trong phân khúc ngân hàng bán lẻ.
“Mục tiêu của SHB là xây dựng một công ty tài chính tiêu dùng trên một nền tảng vững chắc gồm công nghệ hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp, hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế”, ông Lê nói, cũng như đề cập đến định hướng sẽ lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào công ty mới này.
Trước khi sáp nhập VVF, năm 2012, SHB cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống bằng kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Habubank.