Chính thức ngã ngũ phương án trả cổ tức BIDV
Hội đồng Quản trị BIDV chính thức có nghị quyết về chính sách cổ tức trước thềm đại hội cổ đông bất thường
Ngày 21/10, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra nghị quyết, chính thức chốt lại phương án chi trả cổ tức năm 2015 từng có “đấu tranh” thời gian qua.
Theo đó, Hội đồng Quản trị BIDV điều chỉnh phương án chi trả cổ tức năm 2015, với hình thức chi trả bằng tiền mặt.
Cụ thể, BIDV sẽ trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8,5%, tương ứng 2.905,9 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức của tất cả cổ đông là 4/11/2016; ngày thực hiện là 21/11/2016.
Như vậy, sau nửa năm chờ đợi, BIDV đã phải điều chỉnh phương án chi trả cổ tức, theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trước đó, qua đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, ngân hàng này đã thông qua phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ (với tỷ lệ nói trên), với tỷ lệ biểu quyết đồng ý lên tới gần 100%.
Tuy nhiên, phương án trên sau đó không được Bộ Tài chính chấp thuận, mà yêu cầu phải trả bằng tiền mặt để nộp về ngân sách nhà nước. BIDV cũng đã có “đấu tranh” trong những tháng qua, song đến nay đã chính thức ngã ngũ.
Hiện cổ đông Nhà nước, qua đại diện là Ngân hàng Nhà nước, đang nắm tỷ lệ sở hữu lên tới 95,28% tại BIDV.
Ngày 22/10, BIDV sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông bất thường để sửa đổi điều lệ ngân hàng và quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Quản trị.
Theo đó, Hội đồng Quản trị BIDV điều chỉnh phương án chi trả cổ tức năm 2015, với hình thức chi trả bằng tiền mặt.
Cụ thể, BIDV sẽ trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8,5%, tương ứng 2.905,9 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức của tất cả cổ đông là 4/11/2016; ngày thực hiện là 21/11/2016.
Như vậy, sau nửa năm chờ đợi, BIDV đã phải điều chỉnh phương án chi trả cổ tức, theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trước đó, qua đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, ngân hàng này đã thông qua phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ (với tỷ lệ nói trên), với tỷ lệ biểu quyết đồng ý lên tới gần 100%.
Tuy nhiên, phương án trên sau đó không được Bộ Tài chính chấp thuận, mà yêu cầu phải trả bằng tiền mặt để nộp về ngân sách nhà nước. BIDV cũng đã có “đấu tranh” trong những tháng qua, song đến nay đã chính thức ngã ngũ.
Hiện cổ đông Nhà nước, qua đại diện là Ngân hàng Nhà nước, đang nắm tỷ lệ sở hữu lên tới 95,28% tại BIDV.
Ngày 22/10, BIDV sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông bất thường để sửa đổi điều lệ ngân hàng và quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Quản trị.