Chính thức sửa đổi một số điểm của Thông tư 13
Ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 19 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13
Cuối chiều 27/9, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 19 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 ban hành ngày 20/5/2010.
Thông tư số 19 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2010 và trong nội dung không có sửa đổi, bổ sung nào liên quan đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư 13 ban hành trước đó. Như vậy, khẳng định đầu tiên là: Thông tư số 13 vẫn có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 (tức chỉ còn lại 3 ngày nữa).
Điểm sửa đổi đầu tiên là trong Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13 với một chi tiết nhỏ về các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thay cho “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”.
Điểm 1.1.c và Điểm 1.1.d Khoản 1 Điều 12 (liên quan đến tỷ lệ về khả năng chi trả, trong đó quy định cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau; điểm sửa đổi liên quan đến việc xác định tổng tài sản “Có” thanh toán ngay) được sửa đổi như sau:
“c. Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội;
d. Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội;”.
Còn tại Thông tư 13, những quy định trên là:
“c. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
d. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;”.
Một nội dung sửa đổi quan trọng đưa ra trong Thông tư 19 là Mục 5 Thông tư 13 về “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”.
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng vẫn được giữ nguyên, giới hạn đối với các ngân hàng là 80%, và với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%.
Nhưng ở việc xác định nguồn vốn huy động, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh theo hướng không loại trừ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước như quy định trong Thông tư 13 (Điểm 3.2 Điều 18).
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động theo sửa đổi tại Thông tư 19 có bổ sung thêm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); không loại trừ tiền vay của tổ chức là Kho bạc Nhà nước và cho phép xác định thêm tiền tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả), trong khi Thông tư 13 không cho đưa loại này vào xác định nguồn vốn huy động để cho vay.
Ngoài ra, Thông tư 19 có một số điểm sửa đổi cho Thông tư 13 trong Phụ lục 2 về bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 13 đã chính thức có kết quả cuối cùng. Theo nội dung Thông tư 19 với những điểm chính nói trên, những sửa đổi và bổ sung là không nhiều; trong đó chủ yếu là sự ghi nhận cho các tổ chức tín dụng theo hướng mở rộng nhất định nguồn vốn được xác định vào nguồn vốn huy động để cho vay, chủ yếu là phần vốn từ Kho bạc Nhà nước, vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, hay 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế.
Và trong Thông tư số 19 không đề cập đến các nội dung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Điều này đồng nghĩa với những quy định liên quan trong Thông tư 13 vẫn giữ nguyên, dù có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại trong thời gian qua.
Về lộ trình, Thông tư 13 vẫn có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.
Thông tư số 19 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2010 và trong nội dung không có sửa đổi, bổ sung nào liên quan đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư 13 ban hành trước đó. Như vậy, khẳng định đầu tiên là: Thông tư số 13 vẫn có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 (tức chỉ còn lại 3 ngày nữa).
Điểm sửa đổi đầu tiên là trong Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13 với một chi tiết nhỏ về các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thay cho “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”.
Điểm 1.1.c và Điểm 1.1.d Khoản 1 Điều 12 (liên quan đến tỷ lệ về khả năng chi trả, trong đó quy định cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau; điểm sửa đổi liên quan đến việc xác định tổng tài sản “Có” thanh toán ngay) được sửa đổi như sau:
“c. Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội;
d. Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội;”.
Còn tại Thông tư 13, những quy định trên là:
“c. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
d. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;”.
Một nội dung sửa đổi quan trọng đưa ra trong Thông tư 19 là Mục 5 Thông tư 13 về “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”.
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng vẫn được giữ nguyên, giới hạn đối với các ngân hàng là 80%, và với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%.
Nhưng ở việc xác định nguồn vốn huy động, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh theo hướng không loại trừ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước như quy định trong Thông tư 13 (Điểm 3.2 Điều 18).
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động theo sửa đổi tại Thông tư 19 có bổ sung thêm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); không loại trừ tiền vay của tổ chức là Kho bạc Nhà nước và cho phép xác định thêm tiền tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả), trong khi Thông tư 13 không cho đưa loại này vào xác định nguồn vốn huy động để cho vay.
Ngoài ra, Thông tư 19 có một số điểm sửa đổi cho Thông tư 13 trong Phụ lục 2 về bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 13 đã chính thức có kết quả cuối cùng. Theo nội dung Thông tư 19 với những điểm chính nói trên, những sửa đổi và bổ sung là không nhiều; trong đó chủ yếu là sự ghi nhận cho các tổ chức tín dụng theo hướng mở rộng nhất định nguồn vốn được xác định vào nguồn vốn huy động để cho vay, chủ yếu là phần vốn từ Kho bạc Nhà nước, vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, hay 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế.
Và trong Thông tư số 19 không đề cập đến các nội dung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Điều này đồng nghĩa với những quy định liên quan trong Thông tư 13 vẫn giữ nguyên, dù có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại trong thời gian qua.
Về lộ trình, Thông tư 13 vẫn có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.