Thông tư 13: Chưa hoàn hảo, nhưng đúng hướng
Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam
Kể từ khi các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng được nghiên cứu và áp dụng vào Việt Nam song hành cùng tiến trình tự do hóa tài chính từ cuối thập niên 1980 đến nay, chưa bao giờ cơ quan quản lý và điều tiết - cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước - lại vấp phải những phản ứng từ các tổ chức tài chính như với Thông tư 13/2010/TT-NHNN, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, dù có một số điểm cụ thể cần phải bàn thêm, thậm chí có thể nên điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhưng Thông tư 13 có lẽ là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.
Những điểm mấu chốt
Có rất nhiều quy định chi tiết trong một văn bản 31 trang, tuy nhiên Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính
Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.
Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.
Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.
Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thấp niên 1990, như đã phân tích trong bài viết "Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13" trên VnEconomy. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.
Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.
Hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro
Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.
Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán.
Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản
Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.
Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.
Một vài vấn đề cần xem xét thêm
Về cơ bản, Thông tư 13 và những quy định khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, một số vấn đề như những quy định về định nghĩa vốn huy động tại điều 18 hay tiến độ thực hiện là những vấn đề có thể cần được xem xét, để đảm bảo văn bản luật này đi vào cuộc sống và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Việc định nghĩa nguồn vốn huy động không rõ ràng sẽ gây ra những tác dụng ngược làm cho hệ thống kế toán và công bố thông tin kém minh bạch hơn. Ví dụ, thay vì để tiền gửi ở tài khoản thanh toán (không kỳ hạn), các tổ chức tài chính có thể thỏa thuận với khách hàng của họ chuyển sang tài khoản có kỳ hạn với thỏa thuận khách hàng được sử dụng như tài khoản thanh toán.
Hơn thế, trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc (đáng lý ra phải để tại Ngân hàng Nhà nước), rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay.
Nên chăng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước công bố một danh sách tiền gửi của những tổ chức không được sử dụng để cấp tín dụng thay vì cấm tất cả như hiện nay.
Tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam
Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy một bước tiến đáng kể trong tương tác giữa cơ quan quản lý giám sát và điều tiết hoạt động ngân hàng với các đối tượng chịu sự điều chỉnh.
Điều này cho thấy, các tổ chức tài chính đã có một sự am hiểu chuẩn bị và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể những tác động của một chính sách nào đó lên hoạt động của họ, tạo áp lực ngược lại cho các cơ quan điều tiết cũng như những nhà hoạch định chính sách để có những chính sách tốt.
Về tiến độ thực hiện, có thể có những điểm thực sự gấp gáp mà các tổ chức tín dụng sẽ không thể đáp ứng ngay ngày 1/10/2010. Tuy nhiên, việc giãn tiến độ cho tất cả hệ thống sẽ không có tác dụng vì trên thực tế không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết mọi nơi đều có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Quy định mới thì người ta thường xuyên kêu ca nhưng chỉ tìm ra những giải pháp vào tối ngày hôm trước khi quy định có hiệu lực. Càng trì hoãn thì quy định càng kém hiệu lực.
Tóm lại, phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người viết, đây là một văn bản tốt cần được triển khai một cách nghiêm minh.
Khi triển khai thông tư này cũng như những văn bản pháp luật khác, Ngân hàng Nhà nước tuyệt đối không nên gia hạn việc áp dụng cho cả hệ thống. Nếu cần, có thể xem xét quyết định lộ trình cụ thể cho từng ngân hàng với từng điểm cụ thể.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, dù có một số điểm cụ thể cần phải bàn thêm, thậm chí có thể nên điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhưng Thông tư 13 có lẽ là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.
Những điểm mấu chốt
Có rất nhiều quy định chi tiết trong một văn bản 31 trang, tuy nhiên Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính
Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.
Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.
Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.
Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thấp niên 1990, như đã phân tích trong bài viết "Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13" trên VnEconomy. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.
Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.
Hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro
Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.
Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán.
Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản
Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.
Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.
Một vài vấn đề cần xem xét thêm
Về cơ bản, Thông tư 13 và những quy định khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, một số vấn đề như những quy định về định nghĩa vốn huy động tại điều 18 hay tiến độ thực hiện là những vấn đề có thể cần được xem xét, để đảm bảo văn bản luật này đi vào cuộc sống và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Việc định nghĩa nguồn vốn huy động không rõ ràng sẽ gây ra những tác dụng ngược làm cho hệ thống kế toán và công bố thông tin kém minh bạch hơn. Ví dụ, thay vì để tiền gửi ở tài khoản thanh toán (không kỳ hạn), các tổ chức tài chính có thể thỏa thuận với khách hàng của họ chuyển sang tài khoản có kỳ hạn với thỏa thuận khách hàng được sử dụng như tài khoản thanh toán.
Hơn thế, trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc (đáng lý ra phải để tại Ngân hàng Nhà nước), rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay.
Nên chăng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước công bố một danh sách tiền gửi của những tổ chức không được sử dụng để cấp tín dụng thay vì cấm tất cả như hiện nay.
Tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam
Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy một bước tiến đáng kể trong tương tác giữa cơ quan quản lý giám sát và điều tiết hoạt động ngân hàng với các đối tượng chịu sự điều chỉnh.
Điều này cho thấy, các tổ chức tài chính đã có một sự am hiểu chuẩn bị và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể những tác động của một chính sách nào đó lên hoạt động của họ, tạo áp lực ngược lại cho các cơ quan điều tiết cũng như những nhà hoạch định chính sách để có những chính sách tốt.
Về tiến độ thực hiện, có thể có những điểm thực sự gấp gáp mà các tổ chức tín dụng sẽ không thể đáp ứng ngay ngày 1/10/2010. Tuy nhiên, việc giãn tiến độ cho tất cả hệ thống sẽ không có tác dụng vì trên thực tế không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết mọi nơi đều có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Quy định mới thì người ta thường xuyên kêu ca nhưng chỉ tìm ra những giải pháp vào tối ngày hôm trước khi quy định có hiệu lực. Càng trì hoãn thì quy định càng kém hiệu lực.
Tóm lại, phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người viết, đây là một văn bản tốt cần được triển khai một cách nghiêm minh.
Khi triển khai thông tư này cũng như những văn bản pháp luật khác, Ngân hàng Nhà nước tuyệt đối không nên gia hạn việc áp dụng cho cả hệ thống. Nếu cần, có thể xem xét quyết định lộ trình cụ thể cho từng ngân hàng với từng điểm cụ thể.