Chính thức xin phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế
Chính phủ cũng kiến nghị cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi
Cuối chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình Quốc hội cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.
Theo Chính phủ, giai đoạn 2015-2016, nguồn vay để bù đắp bội chi còn hạn chế, chỉ tập trung vào vay ở thị trường trong nước. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ đến hạn trong giai đoạn này lên tới 363.166 tỷ đồng cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu.
Các nguồn tài chính trong nước khác đã được huy động tối đa nên không thể huy động để tái cơ cấu danh mục nợ này.
Trong khi đó, Luật Quản lý nợ công hiện không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam. Vì vậy, trong khi chờ Luật Quản lý nợ công được sửa đổi, bổ sung và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành, để bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước.
Kỳ hạn phát hành của trái phiếu này là từ 10 đến 30 năm với lãi suất phụ thuộc vào điều kiện thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, từ năm 2017, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, tiếp tục tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và bù đắp thiếu hụt nguồn vốn nước ngoài khi Việt Nam tốt nghiệp IDA (nguồn vốn vay chính thức của Ngân hàng Thế giới).
Việc vay này vẫn đảm bảo duy trì tỷ lệ dư nợ nước ngoài của Chính phủ không quá 50% tổng nợ Chính phủ theo chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Chính phủ cam kết.
Để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách, trước tình hình công tác phát hành trái phiếu dài hạn gặp khó khăn, Chính phủ cũng kiến nghị cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi.
Việc đa dạng hóa kỳ hạn và sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ nhìn nhận là về cơ bản không làm tăng dư nợ Chính phủ. Các chỉ số an toàn về nợ công đến năm 2020 vẫn được duy trì trong giới hạn quy định, đồng thời vẫn đáp ứng được mục tiêu cơ cấu nợ hợp lý theo chiến lược đã đề ra là đến năm 2020 tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ luôn thấp hơn 50% tổng nợ Chính phủ.
Việc này còn giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của Chính phủ trong giai đoạn tới, góp phần đảm bảo chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép (không quá 25% thu ngân sách nhà nước hàng năm).
Cơ bản tán thành với các nội dung Chính phủ trình, nhưng Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế phải bảo đảm chi phí vay vốn nước ngoài bằng hoặc thấp hơn chi phí vay vốn trong nước để cơ cấu lại nợ chính phủ và cân nhắc sửa đổi có giới hạn với việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước.
Theo đó, cơ quan này đề nghị chỉ cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ từ 3 năm trở lên và khối lượng không quá 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, thực hiện trong năm 2015 và 2016.
Theo Chính phủ, giai đoạn 2015-2016, nguồn vay để bù đắp bội chi còn hạn chế, chỉ tập trung vào vay ở thị trường trong nước. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ đến hạn trong giai đoạn này lên tới 363.166 tỷ đồng cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu.
Các nguồn tài chính trong nước khác đã được huy động tối đa nên không thể huy động để tái cơ cấu danh mục nợ này.
Trong khi đó, Luật Quản lý nợ công hiện không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam. Vì vậy, trong khi chờ Luật Quản lý nợ công được sửa đổi, bổ sung và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành, để bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước.
Kỳ hạn phát hành của trái phiếu này là từ 10 đến 30 năm với lãi suất phụ thuộc vào điều kiện thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, từ năm 2017, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, tiếp tục tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và bù đắp thiếu hụt nguồn vốn nước ngoài khi Việt Nam tốt nghiệp IDA (nguồn vốn vay chính thức của Ngân hàng Thế giới).
Việc vay này vẫn đảm bảo duy trì tỷ lệ dư nợ nước ngoài của Chính phủ không quá 50% tổng nợ Chính phủ theo chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Chính phủ cam kết.
Để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách, trước tình hình công tác phát hành trái phiếu dài hạn gặp khó khăn, Chính phủ cũng kiến nghị cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi.
Việc đa dạng hóa kỳ hạn và sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ nhìn nhận là về cơ bản không làm tăng dư nợ Chính phủ. Các chỉ số an toàn về nợ công đến năm 2020 vẫn được duy trì trong giới hạn quy định, đồng thời vẫn đáp ứng được mục tiêu cơ cấu nợ hợp lý theo chiến lược đã đề ra là đến năm 2020 tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ luôn thấp hơn 50% tổng nợ Chính phủ.
Việc này còn giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của Chính phủ trong giai đoạn tới, góp phần đảm bảo chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép (không quá 25% thu ngân sách nhà nước hàng năm).
Cơ bản tán thành với các nội dung Chính phủ trình, nhưng Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế phải bảo đảm chi phí vay vốn nước ngoài bằng hoặc thấp hơn chi phí vay vốn trong nước để cơ cấu lại nợ chính phủ và cân nhắc sửa đổi có giới hạn với việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước.
Theo đó, cơ quan này đề nghị chỉ cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ từ 3 năm trở lên và khối lượng không quá 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, thực hiện trong năm 2015 và 2016.