Chờ mở biên độ giao dịch chứng khoán
Thời điểm này, thị trường đang hướng sự chú ý về Ủy ban Chứng khoán với khả năng biên độ giao dịch sẽ có điều chỉnh
Thời điểm này, thị trường đang hướng sự chú ý về Ủy ban Chứng khoán với khả năng biên độ giao dịch sẽ có điều chỉnh.
Trong báo cáo tuần của một công ty chứng khoán, sự khởi sắc bước đầu của thị trường có từ một nguyên nhân đáng chú ý: đón đầu khả năng mở biên độ dao động giá tại hai đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM.
Trên các diễn đàn trực tuyến, mở biên độ cũng đang thu hút nhiều ý kiến ủng hộ, như một thuận lợi để giá chứng khoán có thể lấy lại giá trị nhanh hơn, giải tỏa ức chế trong giao dịch, tính thanh khoản của những phiên vừa qua được duy trì…
Tất nhiên, mở biên độ cũng đi cùng với việc chấp nhận khả năng thị trường sẽ có điều kiện giảm nhanh hơn, nếu mạch tăng điểm vừa có không được nối tiếp.
Trả lời VnEconomy cuối tuần qua, ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết hiện một số phương án điều chỉnh biên độ đã đưa ra nhưng chưa xử lý được; thông tin về cơ chế chính sách mới nhất được thông qua là việc giảm phí cho các công ty chứng khoán.
Thị trường sẽ tự điều chỉnh
Nhận định này có ở nhiều ý kiến gửi về VnEconomy trong suốt thời gian qua, đi cùng với yêu cầu mở biên độ giao dịch.
Kết quả cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành một tháng qua cho thấy phần lớn ý kiến tham gia đều cho rằng nới biên độ dao động giá chứng khoán là sự điều chỉnh hợp lý thời điểm này.
Cụ thể, trong số 5.152 ý kiến từ bạn đọc và nhà đầu tư, tính đến cuối ngày 15/6, có tới 56,85% chọn phương án bỏ hẳn biên độ. Tình huống này, có lẽ, rất khó xảy ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng kết quả bình chọn đã một phần phản ánh sự ức chế và thất vọng của nhiều nhà đầu tư thời gian qua.
Nếu bỏ hẳn biên độ, sự xấu đi của thị trường có thể được giải quyết nhanh chóng hơn, có thể phải trả giá nhiều hơn, thay cho sự kéo dài và mài mòn tâm lý suốt thời gian qua. Bỏ biên độ cũng đi cùng với cơ chế giá linh hoạt, tạo sự chọn lọc cao, thúc đẩy cung - cầu tìm đến nhau và tính thanh khoản sẽ tăng cao.
Ở đây, vai trò của thị trường được đề cao và có ý nghĩa quyết định; trong đó sẽ có sự công bằng giữa các chứng khoán tốt, xấu, đắt, rẻ.
Biên độ lệch hay biên độ cũ?
Cũng trong cuộc khảo sát nói trên, có tới gần 1.300 ý kiến (chiếm 23,82%) cho rằng áp dụng biên độ lệch có lợi cho sức tăng của giá chứng khoán là phù hợp ở thời điểm này. Đây cũng là một giải pháp có trong đề xuất của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) trước bối cảnh ngày một xấu đi của thị trường.
Biên độ lệch đi cùng với giới hạn được xem là giải pháp tạo môi trường để giá chứng khoán có thể tăng mạnh hơn và giảm ít đi. Nhưng đây cũng là một khả năng dường như khó xảy ra.
Trước hết, áp biên độ lệch đồng nghĩa với sự can thiệp hành chính “thô” và mạnh đối với thị trường, điều mà nhiều nhà đầu tư phản ứng trong thời gian qua. Thứ hai, áp biên độ lệch đồng nghĩa với sự gián tiếp nhận định thị trường đang có dấu hiệu xấu hơn, tạo sự hoài nghi về giá trị của chứng khoán trên sàn.
Một quan điểm trung tính hơn là nên trả lại biên độ cũ cho thị trường; +/-10% tại HASTC và +/-5% tại HOSE. Ở đây, vai trò điều chỉnh của thị trường được tôn trọng, vừa tạo điều kiện để cải thiện tính thanh khoản, vừa có những giới hạn cần thiết và khẳng định lại hành lang của thị trường mà nhà đầu tư đã “sống chung” trong suốt thời gian trước đó.
Trả lại biên độ cũ cũng là hướng nhận được sự ủng hộ của nhiều đại diện công ty chứng khoán trong cuộc tọa đàm mới đây. Có gần 500 ý kiến (chiếm 9,24%) bạn đọc, nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát của VnEconomy ủng hộ hướng điều chỉnh này.
Thị trường hiện vẫn đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt đến từ tình hình kinh tế vĩ mô và tác động bất lợi của kinh tế thế giới; những chuyển biến cần cho đà phục hồi bền vững vẫn chưa thể hiện. Bởi vậy, vẫn nhiều ý kiến cho rằng việc giữ nguyên biên độ hiện tại, thậm chí thu hẹp hơn, vẫn cần được tính tới, dù rằng tính thanh khoản và vai trò điều tiết của thị trường sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Có 10% ý kiến từ cuộc khảo sát đề cao giá trị của biên độ hẹp, xem đó là một chốt chặn cần thiết để tránh sự xói mòn giá trị của chứng khoán trên sàn, đặc biệt là từ chuỗi giảm điểm của hai chỉ số trong hơn một tháng vừa qua.
Trong báo cáo tuần của một công ty chứng khoán, sự khởi sắc bước đầu của thị trường có từ một nguyên nhân đáng chú ý: đón đầu khả năng mở biên độ dao động giá tại hai đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM.
Trên các diễn đàn trực tuyến, mở biên độ cũng đang thu hút nhiều ý kiến ủng hộ, như một thuận lợi để giá chứng khoán có thể lấy lại giá trị nhanh hơn, giải tỏa ức chế trong giao dịch, tính thanh khoản của những phiên vừa qua được duy trì…
Tất nhiên, mở biên độ cũng đi cùng với việc chấp nhận khả năng thị trường sẽ có điều kiện giảm nhanh hơn, nếu mạch tăng điểm vừa có không được nối tiếp.
Trả lời VnEconomy cuối tuần qua, ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết hiện một số phương án điều chỉnh biên độ đã đưa ra nhưng chưa xử lý được; thông tin về cơ chế chính sách mới nhất được thông qua là việc giảm phí cho các công ty chứng khoán.
Thị trường sẽ tự điều chỉnh
Nhận định này có ở nhiều ý kiến gửi về VnEconomy trong suốt thời gian qua, đi cùng với yêu cầu mở biên độ giao dịch.
Kết quả cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành một tháng qua cho thấy phần lớn ý kiến tham gia đều cho rằng nới biên độ dao động giá chứng khoán là sự điều chỉnh hợp lý thời điểm này.
Cụ thể, trong số 5.152 ý kiến từ bạn đọc và nhà đầu tư, tính đến cuối ngày 15/6, có tới 56,85% chọn phương án bỏ hẳn biên độ. Tình huống này, có lẽ, rất khó xảy ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng kết quả bình chọn đã một phần phản ánh sự ức chế và thất vọng của nhiều nhà đầu tư thời gian qua.
Nếu bỏ hẳn biên độ, sự xấu đi của thị trường có thể được giải quyết nhanh chóng hơn, có thể phải trả giá nhiều hơn, thay cho sự kéo dài và mài mòn tâm lý suốt thời gian qua. Bỏ biên độ cũng đi cùng với cơ chế giá linh hoạt, tạo sự chọn lọc cao, thúc đẩy cung - cầu tìm đến nhau và tính thanh khoản sẽ tăng cao.
Ở đây, vai trò của thị trường được đề cao và có ý nghĩa quyết định; trong đó sẽ có sự công bằng giữa các chứng khoán tốt, xấu, đắt, rẻ.
Biên độ lệch hay biên độ cũ?
Cũng trong cuộc khảo sát nói trên, có tới gần 1.300 ý kiến (chiếm 23,82%) cho rằng áp dụng biên độ lệch có lợi cho sức tăng của giá chứng khoán là phù hợp ở thời điểm này. Đây cũng là một giải pháp có trong đề xuất của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) trước bối cảnh ngày một xấu đi của thị trường.
Biên độ lệch đi cùng với giới hạn được xem là giải pháp tạo môi trường để giá chứng khoán có thể tăng mạnh hơn và giảm ít đi. Nhưng đây cũng là một khả năng dường như khó xảy ra.
Trước hết, áp biên độ lệch đồng nghĩa với sự can thiệp hành chính “thô” và mạnh đối với thị trường, điều mà nhiều nhà đầu tư phản ứng trong thời gian qua. Thứ hai, áp biên độ lệch đồng nghĩa với sự gián tiếp nhận định thị trường đang có dấu hiệu xấu hơn, tạo sự hoài nghi về giá trị của chứng khoán trên sàn.
Một quan điểm trung tính hơn là nên trả lại biên độ cũ cho thị trường; +/-10% tại HASTC và +/-5% tại HOSE. Ở đây, vai trò điều chỉnh của thị trường được tôn trọng, vừa tạo điều kiện để cải thiện tính thanh khoản, vừa có những giới hạn cần thiết và khẳng định lại hành lang của thị trường mà nhà đầu tư đã “sống chung” trong suốt thời gian trước đó.
Trả lại biên độ cũ cũng là hướng nhận được sự ủng hộ của nhiều đại diện công ty chứng khoán trong cuộc tọa đàm mới đây. Có gần 500 ý kiến (chiếm 9,24%) bạn đọc, nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát của VnEconomy ủng hộ hướng điều chỉnh này.
Thị trường hiện vẫn đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt đến từ tình hình kinh tế vĩ mô và tác động bất lợi của kinh tế thế giới; những chuyển biến cần cho đà phục hồi bền vững vẫn chưa thể hiện. Bởi vậy, vẫn nhiều ý kiến cho rằng việc giữ nguyên biên độ hiện tại, thậm chí thu hẹp hơn, vẫn cần được tính tới, dù rằng tính thanh khoản và vai trò điều tiết của thị trường sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Có 10% ý kiến từ cuộc khảo sát đề cao giá trị của biên độ hẹp, xem đó là một chốt chặn cần thiết để tránh sự xói mòn giá trị của chứng khoán trên sàn, đặc biệt là từ chuỗi giảm điểm của hai chỉ số trong hơn một tháng vừa qua.