Cho vay hỗ trợ nhà ở và “phát súng” đầu tiên
BIDV được phân bổ 10 nghìn tỷ đồng trong tổng giá trị gói 30 nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở
“Chúng tôi là đơn vị đầu tiên trong số 5 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà nói trong cuộc họp báo chiều 23/5, nhằm công bố gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng do BIDV thực hiện từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Gói tín dụng này ra đời 8 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng ban hành hai thông tư hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở.
Thông tư của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, 5 ngân hàng thương mại gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MHB sẽ dành khoảng 30 nghìn tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định, trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án. Đối với thời hạn cho vay, đối với các đối tượng vay để thuê, mua nhà tối đa là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm. Mức lãi suất hỗ trợ sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm, trong đó năm 2013 sẽ áp dụng lãi suất 6%/năm.
Theo ông Trần Bắc Hà, đối với gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng nói trên của BIDV, trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60/40, nhưng đến năm thứ 4 sẽ giảm dần xuống 30/70 như quy định trong thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Bởi trong thời gian đầu, doanh nghiệp đang rất cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn cho doanh nghiệp nhưng khi dự án đưa vào sử dụng, tỷ lệ trên lại chuyển dịch về phía người mua nhà.
Ngoài ra, với những vấn đề khác như mức cho vay đối với doanh nghiệp và người mua nhà, thời gian cho vay, lãi suất, thời hạn giải ngân, nhóm đối tượng vay… đều thực hiện ở mức tối thiểu như quy định tại hai thông tư nói trên, thậm chí, BIDV cho vay tới 15 năm, trong khi thời hạn trong thông tư là 10 năm.
Với đối tượng vay, BIDV cho biết sẽ ưu tiên cho các dự án đang thi công có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2013 - 2015; dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý chuẩn bị khởi công; dự án đã có người mua trên 50% trên tổng sản phẩm căn hộ.
Về khu vực địa lý, ngân hàng này sẽ đặt trọng tâm các khoản vay tại Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và các khu công nghiệp có nhiều công nhân. Đặc biệt, sẽ ưu tiên người vay là công nhân khu công nghiệp ngành than, lực lượng vũ trang.
“Sẽ không có chút phiền hà nào khi cấp tín dụng, chỉ trong vòng 4 ngày đối với người mua, 20 ngày đối với doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng sẽ cấp vốn ngay nếu họ đủ điều kiện”, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV nói. Theo ông, tất cả quy trình tiếp cận tín dụng được BIDV công bố khắp hệ thống. Đồng thời, để phòng tránh viẹc lợi dụng chính sách, ngân hàng sẽ quản lý chặt chẽ trước, trong và sau khi vay với tất cả mọi khách hàng.
BIDV cho biết hiện đã thẩm định và cam kết cho vay 3 dự án nhà ở xã hội với tổng số 1.068 căn, với tổng diện tích 118 nghìn m2 tại các dự án: chung cư cho người thu nhập thấp (Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai chủ đầu tư); dự án chung cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông (Đà Nẵng) và dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Huế. Ba dự án này đều hoàn thành và bàn giao căn hộ trong giai đoạn 2013 - 2014 với tổng số tiền được BIDV cấp là 231 tỷ đồng, trong khi giải ngân thực tế là 101 tỷ đồng.
“Chúng tôi đang làm việc với UBND Tp.HCM nhằm cho vay 4 dự án chuyển đổi công năng từ thương mại sang nhà ở xã hội, có tổng số 3.300 căn hộ, để đầu tháng 6/2013 sẽ triển khai. Dự kiến trong năm 2013, BIDV sẽ giải ngân trên 2.700 tỷ đồng cho chương trình này”, ông Tú nói thêm.
Lý giải vì sao BIDV lại được phân bổ 10 nghìn tỷ đồng trong tổng giá trị gói 30 nghìn tỷ đồng, lớn hơn mức chia bình quân cho 5 ngân hàng thương mại, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói: “Ban đầu Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước định phân bổ cho 5 ngân hàng thương mại theo quy mô dư nợ hoặc khu vực địa lý hoặc chia trung bình, nhưng cuối cùng chúng tôi chọn phương án, đơn vị nào làm trước, ký hợp đồng nhiều, số lượng dự án đạt chuẩn cao sẽ phân bổ theo khả năng của đơn vị đó. BIDV đăng ký 10 nghìn tỷ đồng là phù hợp với khả năng thực lực của ngân hàng”, ông Nam nói.
Liên quan đến việc “hưởng lợi” 1,5% lãi suất giữa đầu vào, khi vay tái cấp vốn là 4,5%, trong khi đầu ra là 6%, ông Tú giải thích: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tất cả khoản vay của chương trình đều phải trích dự phòng rủi ro chung là 0,75%, nếu chỉ cần vài khách hàng doanh nghiệp đến hạn không trả được nợ, buộc phải chuyển nhóm thì phải trích từ 5% - 100% của khoản vay, chưa kể các chi phí hoạt động để giải ngân cho chương trình.
Còn theo ông Trần Bắc Hà, “độ lệch” 1,5% nói trên không nói lên nhiều dưới góc độ toan tính về hiệu quả kinh tế. “Mọi khoản tín dụng đều phải trích lập dự phòng chung là 0,75%, cộng với mọi chi phí quản lý và chi phí khác ở mức tằn tiện nhất thêm 1% nữa, trong khi độ lệch được hưởng chỉ 1,5%, thì mặc nhiên, ngân hàng không những không lãi mà thực chất đã phải chia sẻ lợi nhuận từ các khoản thu khác cho doanh nghiệp, người mua nhà và xã hội. Đó là chưa kể, khi rủi ro với món vay nào đó, bị đẩy tới nhóm nợ xấu lại phải tăng trích lập dự phòng, thậm chí mất vốn thì càng tệ”, ông Hà phân trần.
Chủ tịch BIDV cũng khẳng định, nếu sau này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng “nghĩ lại”, không cấp cho BIDV 10 nghìn tỷ mà chỉ ở mức chia bình quân, mỗi ngân hàng là 6 nghìn tỷ đồng thì ngân hàng này vẫn cứ thực hiện 10 nghìn tỷ đồng cho chương trình và sẵn sàng bù đắp phần thua thiệt do huy động với lãi suất không ưu đãi đối với 4 tỷ đồng còn lại. Tuy nhiên, cơ quan quản lý phải tính thuế kiểu khác, coi như BIDV đã đóng góp phần đó cho an sinh xã hội.
Liên quan đến việc dồn gánh nặng giải cứu thị trường bất động sản cho ngành ngân hàng, ông Hà nói thêm: “Tôi có cảm giác như Ngân hàng Nhà nước sắp thành Bộ Tài chính đến nơi! Tái cấp vốn kiểu gì mà lại tới 10 năm, trong khi ai cũng hiểu là tái cấp vốn chỉ giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn vài tháng đến một năm để khắc phục yếu thanh khoản cho hệ thống”.
“Tại sao cứ nghĩ đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, trong khi Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định phải sớm thành lập cơ quan tái thế chấp nhà ở theo thông lệ các nước và quỹ phát triển nhà ở, mà chẳng thấy bộ nào đứng ra giải quyết?”, ông Hà băn khoăn.
Gói tín dụng này ra đời 8 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng ban hành hai thông tư hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở.
Thông tư của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, 5 ngân hàng thương mại gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MHB sẽ dành khoảng 30 nghìn tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định, trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án. Đối với thời hạn cho vay, đối với các đối tượng vay để thuê, mua nhà tối đa là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm. Mức lãi suất hỗ trợ sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm, trong đó năm 2013 sẽ áp dụng lãi suất 6%/năm.
Theo ông Trần Bắc Hà, đối với gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng nói trên của BIDV, trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60/40, nhưng đến năm thứ 4 sẽ giảm dần xuống 30/70 như quy định trong thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Bởi trong thời gian đầu, doanh nghiệp đang rất cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn cho doanh nghiệp nhưng khi dự án đưa vào sử dụng, tỷ lệ trên lại chuyển dịch về phía người mua nhà.
Ngoài ra, với những vấn đề khác như mức cho vay đối với doanh nghiệp và người mua nhà, thời gian cho vay, lãi suất, thời hạn giải ngân, nhóm đối tượng vay… đều thực hiện ở mức tối thiểu như quy định tại hai thông tư nói trên, thậm chí, BIDV cho vay tới 15 năm, trong khi thời hạn trong thông tư là 10 năm.
Sẽ không có chút phiền hà nào khi cấp tín dụng, chỉ trong vòng 4 ngày đối với người mua, 20 ngày đối với doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng sẽ cấp vốn ngay nếu họ đủ điều kiện. Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV
Với đối tượng vay, BIDV cho biết sẽ ưu tiên cho các dự án đang thi công có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2013 - 2015; dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý chuẩn bị khởi công; dự án đã có người mua trên 50% trên tổng sản phẩm căn hộ.
Về khu vực địa lý, ngân hàng này sẽ đặt trọng tâm các khoản vay tại Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và các khu công nghiệp có nhiều công nhân. Đặc biệt, sẽ ưu tiên người vay là công nhân khu công nghiệp ngành than, lực lượng vũ trang.
“Sẽ không có chút phiền hà nào khi cấp tín dụng, chỉ trong vòng 4 ngày đối với người mua, 20 ngày đối với doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng sẽ cấp vốn ngay nếu họ đủ điều kiện”, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV nói. Theo ông, tất cả quy trình tiếp cận tín dụng được BIDV công bố khắp hệ thống. Đồng thời, để phòng tránh viẹc lợi dụng chính sách, ngân hàng sẽ quản lý chặt chẽ trước, trong và sau khi vay với tất cả mọi khách hàng.
BIDV cho biết hiện đã thẩm định và cam kết cho vay 3 dự án nhà ở xã hội với tổng số 1.068 căn, với tổng diện tích 118 nghìn m2 tại các dự án: chung cư cho người thu nhập thấp (Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai chủ đầu tư); dự án chung cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông (Đà Nẵng) và dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Huế. Ba dự án này đều hoàn thành và bàn giao căn hộ trong giai đoạn 2013 - 2014 với tổng số tiền được BIDV cấp là 231 tỷ đồng, trong khi giải ngân thực tế là 101 tỷ đồng.
“Chúng tôi đang làm việc với UBND Tp.HCM nhằm cho vay 4 dự án chuyển đổi công năng từ thương mại sang nhà ở xã hội, có tổng số 3.300 căn hộ, để đầu tháng 6/2013 sẽ triển khai. Dự kiến trong năm 2013, BIDV sẽ giải ngân trên 2.700 tỷ đồng cho chương trình này”, ông Tú nói thêm.
Lý giải vì sao BIDV lại được phân bổ 10 nghìn tỷ đồng trong tổng giá trị gói 30 nghìn tỷ đồng, lớn hơn mức chia bình quân cho 5 ngân hàng thương mại, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói: “Ban đầu Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước định phân bổ cho 5 ngân hàng thương mại theo quy mô dư nợ hoặc khu vực địa lý hoặc chia trung bình, nhưng cuối cùng chúng tôi chọn phương án, đơn vị nào làm trước, ký hợp đồng nhiều, số lượng dự án đạt chuẩn cao sẽ phân bổ theo khả năng của đơn vị đó. BIDV đăng ký 10 nghìn tỷ đồng là phù hợp với khả năng thực lực của ngân hàng”, ông Nam nói.
Liên quan đến việc “hưởng lợi” 1,5% lãi suất giữa đầu vào, khi vay tái cấp vốn là 4,5%, trong khi đầu ra là 6%, ông Tú giải thích: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tất cả khoản vay của chương trình đều phải trích dự phòng rủi ro chung là 0,75%, nếu chỉ cần vài khách hàng doanh nghiệp đến hạn không trả được nợ, buộc phải chuyển nhóm thì phải trích từ 5% - 100% của khoản vay, chưa kể các chi phí hoạt động để giải ngân cho chương trình.
Tại sao cứ nghĩ đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, trong khi Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định phải sớm thành lập cơ quan tái thế chấp nhà ở theo thông lệ các nước và quỹ phát triển nhà ở, mà chẳng thấy bộ nào đứng ra giải quyết? Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV
Còn theo ông Trần Bắc Hà, “độ lệch” 1,5% nói trên không nói lên nhiều dưới góc độ toan tính về hiệu quả kinh tế. “Mọi khoản tín dụng đều phải trích lập dự phòng chung là 0,75%, cộng với mọi chi phí quản lý và chi phí khác ở mức tằn tiện nhất thêm 1% nữa, trong khi độ lệch được hưởng chỉ 1,5%, thì mặc nhiên, ngân hàng không những không lãi mà thực chất đã phải chia sẻ lợi nhuận từ các khoản thu khác cho doanh nghiệp, người mua nhà và xã hội. Đó là chưa kể, khi rủi ro với món vay nào đó, bị đẩy tới nhóm nợ xấu lại phải tăng trích lập dự phòng, thậm chí mất vốn thì càng tệ”, ông Hà phân trần.
Chủ tịch BIDV cũng khẳng định, nếu sau này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng “nghĩ lại”, không cấp cho BIDV 10 nghìn tỷ mà chỉ ở mức chia bình quân, mỗi ngân hàng là 6 nghìn tỷ đồng thì ngân hàng này vẫn cứ thực hiện 10 nghìn tỷ đồng cho chương trình và sẵn sàng bù đắp phần thua thiệt do huy động với lãi suất không ưu đãi đối với 4 tỷ đồng còn lại. Tuy nhiên, cơ quan quản lý phải tính thuế kiểu khác, coi như BIDV đã đóng góp phần đó cho an sinh xã hội.
Liên quan đến việc dồn gánh nặng giải cứu thị trường bất động sản cho ngành ngân hàng, ông Hà nói thêm: “Tôi có cảm giác như Ngân hàng Nhà nước sắp thành Bộ Tài chính đến nơi! Tái cấp vốn kiểu gì mà lại tới 10 năm, trong khi ai cũng hiểu là tái cấp vốn chỉ giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn vài tháng đến một năm để khắc phục yếu thanh khoản cho hệ thống”.
“Tại sao cứ nghĩ đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, trong khi Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định phải sớm thành lập cơ quan tái thế chấp nhà ở theo thông lệ các nước và quỹ phát triển nhà ở, mà chẳng thấy bộ nào đứng ra giải quyết?”, ông Hà băn khoăn.