Chống lạm phát nhìn từ doanh nghiệp
Hội nghị về chủ đề kiềm chế lạm phát do VCCI vừa tổ chức không nói nhiều đến nguyên nhân lạm phát cũng như ai là “nạn nhân”
“Chính phủ chưa tăng giá điện, than, dầu thì các ngành khác không có lý gì để tăng giá! Doanh nghiệp phải chủ động giảm chi phí, tăng cung hàng hóa để chống lạm phát”.
Đó là thông điệp từ Hội nghị “Kiềm chế lạm phát - Những giải pháp từ doanh nghiệp” do VCCI tổ chức ngày 14/4 vừa qua.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong gần một tháng qua đã có tới cả chục cuộc họp từ Quốc hội, đến Chính phủ, bộ ngành liên quan và hiệp hội ngành hàng bàn về giải pháp chống lạm phát.
Tuy nhiên, với hội nghị lần này do VCCI tổ chức, sẽ không nói nhiều đến nguyên nhân lạm phát cũng như ai là “nạn nhân”, mà các doanh nghiệp phải tự đề ra biện pháp để chia sẻ khó khăn với Chính phủ và cộng đồng.
Hành động thay vì nói suông!
Đồng tình với ông Lộc, ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu nói: “Nhóm hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm đời sống là khu vực ảnh hưởng đến đời sống người dân nhiều nhất, nếu không tập trung nguồn lực vào đây là một sai lầm!”.
Theo ông Lý, khu vực sản xuất nông lâm thủy sản... hiện đang đối mặt với vô vàn khó khăn: thiếu thuốc trừ sâu, vắc xin phòng chữa bệnh gia súc, thiếu phân bón... Trong khi đó, chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng đang góp phần thu hẹp lại sản xuất nông nghiệp và nguy cơ không đạt mục tiêu xuất khẩu các nhóm ngành hàng chủ lực như thủy hải sản, lương thực là khó tránh khỏi. Đồng thời, những khó khăn này cũng làm gia tăng trầm trọng sự mất cân đối giữa mối quan hệ tiền - hàng.
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam bổ sung: “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng là cách chống lạm phát có hiệu quả!”.
Ông Huynh nêu vấn đề: trước đây, Quốc hội cho rằng, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách và nguồn vốn nhà nước khoảng 30% nhưng thực tế còn lớn hơn nhiều. Có những nhà máy xi măng kéo dài thi công từ 5 - 8 năm, thay đổi chủ đầu tư tới 3 lần, khởi công 3 lần! Trong khi thời gian thi công đảm bảo có lãi phải trong vòng 3 năm.
Ông Huynh cho rằng, vừa qua, Chính phủ đã “lệnh” cho các bộ ngành và doanh nghiệp nhà nước phải rà soát các công trình đầu tư công kém hiệu quả nhưng thực hiện chưa nghiêm. Lấy ví dụ trong ngành xi măng, nếu phải cắt giảm đầu tư thì con số phải lên tới mười mấy dự án. Cùng với đó là tình trạng loạn khu chung cư, đô thị. Nhiều khu nhà xây dựng xong hoặc xây dựng dở dang đã bị bỏ hoang.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nêu vấn đề: “Muốn chống lạm phát có hiệu quả, không được để những nhà phân phối té nước theo mưa!”.
Ông Cường nêu lên một thực trạng: nhiều công ty thương mại chớp cơ hội găm hàng, phân phối vòng vèo đẩy giá lên cao. “Không gì vô lý hơn khi làm một tấn thép mất 10 triệu đồng/tấn mà chỉ phân phối loanh quanh Hà Nội đã thêm những 2 triệu đồng/tấn!”, ông nói.
Những gì ông Cường đề cập cũng chính là điều mà Thủ tướng đã phê bình Hiệp hội Thép và Tổng công ty Thép về việc không kiểm soát được hệ thống phân phối, dẫn đến tình trạng đẩy giá do găm hàng.
Tăng cường vai trò điều hành của Chính phủ
Tuy nhiên, cùng với doanh nghiệp thì vai trò điều hành, “gỡ rối” của Chính phủ cũng vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát.
Về vấn đề này, ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ: “Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp chính yếu nhưng không phải bất cứ vấn đề gì cũng trình lên Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả thì không nên tập trung vào đó mà nên dồn nguồn lực cho những khu vực đang hoạt động có hiệu quả”.
Theo ông Alain Cany, một trong những lý do để Việt Nam bị chịu ảnh hưởng lạm phát toàn cầu nặng nề là do yếu tố cạnh tranh kém cỏi của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mũi nhọn.
Mặt khác, nhiều năm liền Việt Nam thực hiện chính sách phụ thuộc vào đồng USD cả về tỷ giá, cả về cơ cấu rổ tiền trong kim ngạch xuất nhập khẩu nên khó tránh khỏi rủi ro khi đồng USD mất giá.
Vì thế, khi xuất khẩu sang Nhật thì phải thu đồng Yên về và cũng làm tương tự đối với động EUR khi bán hàng sang châu Âu. Đồng thời, chỉ nên thu đồng USD khi xuất khẩu sang Mỹ hoặc các quốc gia có đồng bản tệ yếu.
* Hưởng ứng lời kêu gọi kiềm chế lạm phát của Chính phủ, VCCI đã đưa ra các nhóm biện pháp, bao gồm: cắt giảm đầu tư chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và ngân sách nhà nước. Đối với nhóm giải pháp ngành ngân hàng tài chính, VCCI đề nghị: việc rút khoản tiền gửi Chính phủ cần có lộ trình; tiếp tục duy trì dự trữ ngoại hối để tránh cú sốc khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đảo chiều; quản lý vốn đăng ký đầu tư gián tiếp phải trên tài khoản vốn...
Đó là thông điệp từ Hội nghị “Kiềm chế lạm phát - Những giải pháp từ doanh nghiệp” do VCCI tổ chức ngày 14/4 vừa qua.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong gần một tháng qua đã có tới cả chục cuộc họp từ Quốc hội, đến Chính phủ, bộ ngành liên quan và hiệp hội ngành hàng bàn về giải pháp chống lạm phát.
Tuy nhiên, với hội nghị lần này do VCCI tổ chức, sẽ không nói nhiều đến nguyên nhân lạm phát cũng như ai là “nạn nhân”, mà các doanh nghiệp phải tự đề ra biện pháp để chia sẻ khó khăn với Chính phủ và cộng đồng.
Hành động thay vì nói suông!
Đồng tình với ông Lộc, ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu nói: “Nhóm hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm đời sống là khu vực ảnh hưởng đến đời sống người dân nhiều nhất, nếu không tập trung nguồn lực vào đây là một sai lầm!”.
Theo ông Lý, khu vực sản xuất nông lâm thủy sản... hiện đang đối mặt với vô vàn khó khăn: thiếu thuốc trừ sâu, vắc xin phòng chữa bệnh gia súc, thiếu phân bón... Trong khi đó, chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng đang góp phần thu hẹp lại sản xuất nông nghiệp và nguy cơ không đạt mục tiêu xuất khẩu các nhóm ngành hàng chủ lực như thủy hải sản, lương thực là khó tránh khỏi. Đồng thời, những khó khăn này cũng làm gia tăng trầm trọng sự mất cân đối giữa mối quan hệ tiền - hàng.
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam bổ sung: “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng là cách chống lạm phát có hiệu quả!”.
Ông Huynh nêu vấn đề: trước đây, Quốc hội cho rằng, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách và nguồn vốn nhà nước khoảng 30% nhưng thực tế còn lớn hơn nhiều. Có những nhà máy xi măng kéo dài thi công từ 5 - 8 năm, thay đổi chủ đầu tư tới 3 lần, khởi công 3 lần! Trong khi thời gian thi công đảm bảo có lãi phải trong vòng 3 năm.
Ông Huynh cho rằng, vừa qua, Chính phủ đã “lệnh” cho các bộ ngành và doanh nghiệp nhà nước phải rà soát các công trình đầu tư công kém hiệu quả nhưng thực hiện chưa nghiêm. Lấy ví dụ trong ngành xi măng, nếu phải cắt giảm đầu tư thì con số phải lên tới mười mấy dự án. Cùng với đó là tình trạng loạn khu chung cư, đô thị. Nhiều khu nhà xây dựng xong hoặc xây dựng dở dang đã bị bỏ hoang.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nêu vấn đề: “Muốn chống lạm phát có hiệu quả, không được để những nhà phân phối té nước theo mưa!”.
Ông Cường nêu lên một thực trạng: nhiều công ty thương mại chớp cơ hội găm hàng, phân phối vòng vèo đẩy giá lên cao. “Không gì vô lý hơn khi làm một tấn thép mất 10 triệu đồng/tấn mà chỉ phân phối loanh quanh Hà Nội đã thêm những 2 triệu đồng/tấn!”, ông nói.
Những gì ông Cường đề cập cũng chính là điều mà Thủ tướng đã phê bình Hiệp hội Thép và Tổng công ty Thép về việc không kiểm soát được hệ thống phân phối, dẫn đến tình trạng đẩy giá do găm hàng.
Tăng cường vai trò điều hành của Chính phủ
Tuy nhiên, cùng với doanh nghiệp thì vai trò điều hành, “gỡ rối” của Chính phủ cũng vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát.
Về vấn đề này, ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ: “Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp chính yếu nhưng không phải bất cứ vấn đề gì cũng trình lên Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả thì không nên tập trung vào đó mà nên dồn nguồn lực cho những khu vực đang hoạt động có hiệu quả”.
Theo ông Alain Cany, một trong những lý do để Việt Nam bị chịu ảnh hưởng lạm phát toàn cầu nặng nề là do yếu tố cạnh tranh kém cỏi của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mũi nhọn.
Mặt khác, nhiều năm liền Việt Nam thực hiện chính sách phụ thuộc vào đồng USD cả về tỷ giá, cả về cơ cấu rổ tiền trong kim ngạch xuất nhập khẩu nên khó tránh khỏi rủi ro khi đồng USD mất giá.
Vì thế, khi xuất khẩu sang Nhật thì phải thu đồng Yên về và cũng làm tương tự đối với động EUR khi bán hàng sang châu Âu. Đồng thời, chỉ nên thu đồng USD khi xuất khẩu sang Mỹ hoặc các quốc gia có đồng bản tệ yếu.
* Hưởng ứng lời kêu gọi kiềm chế lạm phát của Chính phủ, VCCI đã đưa ra các nhóm biện pháp, bao gồm: cắt giảm đầu tư chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và ngân sách nhà nước. Đối với nhóm giải pháp ngành ngân hàng tài chính, VCCI đề nghị: việc rút khoản tiền gửi Chính phủ cần có lộ trình; tiếp tục duy trì dự trữ ngoại hối để tránh cú sốc khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đảo chiều; quản lý vốn đăng ký đầu tư gián tiếp phải trên tài khoản vốn...