Chống quảng cáo thuốc lá trá hình: Biện pháp nào?
Pháp luật “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức”, nhưng tình trạng quảng cáo thuốc lá trá hình vẫn còn ngang nhiên tồn tại
Mỗi năm, những người hút thuốc lá ở Việt Nam đã “thiêu đốt” gần 10.000 tỷ đồng. Theo điều tra của WHO, hàng năm tại Việt Nam có trên 40 ngàn người chết vì thuốc lá, 80% số bệnh nhân ung thư phổi do sử dụng thuốc lá, tiêu tốn trên 800 tỷ đồng/năm để điều trị những bệnh do thuốc lá gây ra.
Thuốc lá đã khiến 5,4 triệu người trên thế giới thiệt mạng trong năm 2006, tính ra cứ 6,5 giây lại có một người chết vì bệnh do thuốc lá gây ra. WHO đã cảnh báo: trong thế kỷ 21 sẽ có 1 tỷ người chết vì thuốc lá nếu chính phủ các nước không có biện pháp mạnh giảm số người nghiện thuốc lá.
Ở Châu Âu, có khoảng 650 ngàn người chết mỗi năm vì những căn bệnh có liên quan tới thuốc lá. Liên minh châu Âu (EU) đã cấm mọi hoạt động quảng cáo thuốc lá trên báo in, đài phát thanh và Internet.
Tại khu vực Đông Nam Á, cũng dấy lên chương trình hoạt động phòng chống thuốc lá rất mạnh. Các nước Asean đã thông qua bản kiến nghị các chính phủ phê chuẩn luật cấm thuốc lá ở nơi làm việc và chốn công cộng.
Ngăn chặn quảng cáo thuốc lá trá hình
Ở Việt Nam, nhằm mục tiêu “bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ xã hội môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm của khói thuốc”, nhà nước đã có biện pháp mạnh: cấm hút thuốc lá tại công sở và nơi công cộng; tăng thuế thuốc lá; cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức; quy định in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ... Nhưng thực trạng cuộc chiến chống thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn gặp vô vàn khó khăn, trở ngại.
Mặc dù theo quy định của pháp luật: “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức”, nhưng tình trạng quảng cáo thuốc lá trá hình vẫn còn ngang nhiên tồn tại. Mọi hành vi thể hiện một phần tên, nhãn hiệu, biểu tượng đủ để công chúng nhận biết đó là tên, nhãn hiệu, biểu tượng của thuốc lá đều bị ngăn cấm.
Tất cả những hành động khuyến mại, thi tìm hiểu sản phẩm thuốc lá cũng không được phép.
Không được mời chào công chúng tham gia các trò chơi liên quan tới thuốc lá, nghiêm cấm hành vi mặc quần áo, hoặc trên người có mang nhãn hiệu, biểu tượng của sản phẩm thuốc lá.
Cũng theo quy định, ngay cả việc sử dụng những phương tiện truyền tin (điện thoại di động, máy nhắn tin...) để quảng bá sản phẩm thuốc lá cũng bị nghiêm cấm.
Tại các đám hiếu hỉ, hội hè, hội nghị, hành vi mời thuốc lá cũng được coi là vi phạm, thế nhưng hiện tượng này vẫn còn diễn ra tại ở nhiều nơi. Không ít nhà hàng, quán kinh doanh vẫn còn treo những bức ảnh mang biểu tượng của thuốc lá.
Nhiều phương thức quảng cáo trá hình vẫn ngang nhiên tồn tại: những chiếc bật lửa, cốc tách, đĩa... in logo của các hãng thuốc lá. Không ít cơ sở sản xuất thuốc lá còn dám in cả logo, nhãn hiệu trên cả xe máy, mũ bảo hiểm, quần áo... đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Một trong những phương pháp quảng cáo thuốc lá trá hình vẫn đang tồn tại phổ biến hiện nay là: nhiều quán nước vỉa hè, mặt phố đã dùng những chiếc tủ kính bày hàng, đặt vào trong đó nhiều vỏ bao thuốc lá để gây sự chú ý của người đi lại.
Quy định của Nhà nước nêu rõ, địa điểm bán thuốc lá trưng bày quá một bao (20 điếu) của một nhãn hiệu thuốc lá cũng bị coi là hành vi quảng cáo thuốc lá. Thế nhưng không ít cửa hàng có kinh doanh thuốc lá ngang nhiên trưng bày, thậm chí còn sử dụng nghệ thuật sắp đặt các vỏ bao thuốc lá gây ấn tượng bắt mắt, việc làm này của họ được các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trả công bằng sản phẩm hoặc tiền.
Việc ngăn chặn, chấm dứt hành vi quảng cáo thuốc lá trá hình không đơn giản, vô vàn nguyên nhân trở ngại: công việc phức tạp, không đủ lực lượng, đây là trách nhiệm của nhiều cơ quan, những hành động vi phạm đều rất tinh vi nên khó phát hiện, rất nhiều người chưa ý thức được hành vi vi phạm của mình...
Vì vậy cuộc chiến chống thuốc lá cần sự quan tâm của nhiều ngành cấp, cùng với thái độ quyết liệt của các cơ quan hữu trách, đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đối với mọi đối tượng kinh doanh thuốc lá.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế, những cảnh báo in trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam hiện chưa tạo được hiệu quả đối với người tiêu dùng, bởi vì chữ quá nhỏ, vị trí khó đọc, thông tin chung chung, không gây ấn tượng.
Theo khảo sát của Cục quản lý thị trường, chỉ có 1% số người mua thuốc lá nhận thấy lợi ích của những dòng cảnh báo sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá.
Cảnh báo trên vỏ bao phải bằng hình ảnh
Kinh nghiệm tại nhiều nước đã chứng minh nếu cảnh báo chỉ bằng chữ sẽ kém hiệu quả, khiến nhiều quốc gia đã chuyển sang cảnh báo bằng hình ảnh.
Tại Canada, 44% số người hút thuốc nói rằng cảnh báo mới bằng hình ảnh khiến họ muốn cai thuốc lá ngay lập tức. Tại Singapore, 47% số người đã hút thuốc ít đi khi nhìn thấy cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vở bao thuốc lá.
Với diện tích trình bày cảnh báo sức khoẻ nhỏ hơn 30% diện tích vỏ bao thuốc lá cũng ít tác động tới người tiêu dùng, vì không nhìn rõ hình ảnh và thông điệp, không tạo ấn tượng. Diện tích trình bày cảnh báo phải trên 50% diện tích hai mặt chính của vỏ bao, sẽ phát huy tác dụng tốt.
Theo công ước khung về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2005 và quy định của Chính phủ, “lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá phải được in rõ ràng, nội dung phải gây ấn tượng trên tất cả các bao bì sản phẩm thuốc lá”; “cảnh báo sức khoẻ nên chiếm 50% hay nhiều hơn nữa bề mặt trưng bày của bao thuốc... Không được sử dụng các từ nhẹ, siêu nhẹ, êm; nên dùng dưới dạng hình ảnh hoặc có bao gồm hình ảnh”.
Gần đây, khi Bộ Y tế đưa ra những quy định về việc bắt buộc phải in cảnh báo bằng hình ảnh, đây là vấn đề ưu tiên của hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, mang thông điệp tới người tiêu dùng. Việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh nhận được sự ủng hộ của những người làm công tác bảo vệ sức khoẻ và đông đảo của nhân dân.
Thuốc lá đã khiến 5,4 triệu người trên thế giới thiệt mạng trong năm 2006, tính ra cứ 6,5 giây lại có một người chết vì bệnh do thuốc lá gây ra. WHO đã cảnh báo: trong thế kỷ 21 sẽ có 1 tỷ người chết vì thuốc lá nếu chính phủ các nước không có biện pháp mạnh giảm số người nghiện thuốc lá.
Ở Châu Âu, có khoảng 650 ngàn người chết mỗi năm vì những căn bệnh có liên quan tới thuốc lá. Liên minh châu Âu (EU) đã cấm mọi hoạt động quảng cáo thuốc lá trên báo in, đài phát thanh và Internet.
Tại khu vực Đông Nam Á, cũng dấy lên chương trình hoạt động phòng chống thuốc lá rất mạnh. Các nước Asean đã thông qua bản kiến nghị các chính phủ phê chuẩn luật cấm thuốc lá ở nơi làm việc và chốn công cộng.
Ngăn chặn quảng cáo thuốc lá trá hình
Ở Việt Nam, nhằm mục tiêu “bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ xã hội môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm của khói thuốc”, nhà nước đã có biện pháp mạnh: cấm hút thuốc lá tại công sở và nơi công cộng; tăng thuế thuốc lá; cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức; quy định in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ... Nhưng thực trạng cuộc chiến chống thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn gặp vô vàn khó khăn, trở ngại.
Mặc dù theo quy định của pháp luật: “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức”, nhưng tình trạng quảng cáo thuốc lá trá hình vẫn còn ngang nhiên tồn tại. Mọi hành vi thể hiện một phần tên, nhãn hiệu, biểu tượng đủ để công chúng nhận biết đó là tên, nhãn hiệu, biểu tượng của thuốc lá đều bị ngăn cấm.
Tất cả những hành động khuyến mại, thi tìm hiểu sản phẩm thuốc lá cũng không được phép.
Không được mời chào công chúng tham gia các trò chơi liên quan tới thuốc lá, nghiêm cấm hành vi mặc quần áo, hoặc trên người có mang nhãn hiệu, biểu tượng của sản phẩm thuốc lá.
Cũng theo quy định, ngay cả việc sử dụng những phương tiện truyền tin (điện thoại di động, máy nhắn tin...) để quảng bá sản phẩm thuốc lá cũng bị nghiêm cấm.
Tại các đám hiếu hỉ, hội hè, hội nghị, hành vi mời thuốc lá cũng được coi là vi phạm, thế nhưng hiện tượng này vẫn còn diễn ra tại ở nhiều nơi. Không ít nhà hàng, quán kinh doanh vẫn còn treo những bức ảnh mang biểu tượng của thuốc lá.
Nhiều phương thức quảng cáo trá hình vẫn ngang nhiên tồn tại: những chiếc bật lửa, cốc tách, đĩa... in logo của các hãng thuốc lá. Không ít cơ sở sản xuất thuốc lá còn dám in cả logo, nhãn hiệu trên cả xe máy, mũ bảo hiểm, quần áo... đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Một trong những phương pháp quảng cáo thuốc lá trá hình vẫn đang tồn tại phổ biến hiện nay là: nhiều quán nước vỉa hè, mặt phố đã dùng những chiếc tủ kính bày hàng, đặt vào trong đó nhiều vỏ bao thuốc lá để gây sự chú ý của người đi lại.
Quy định của Nhà nước nêu rõ, địa điểm bán thuốc lá trưng bày quá một bao (20 điếu) của một nhãn hiệu thuốc lá cũng bị coi là hành vi quảng cáo thuốc lá. Thế nhưng không ít cửa hàng có kinh doanh thuốc lá ngang nhiên trưng bày, thậm chí còn sử dụng nghệ thuật sắp đặt các vỏ bao thuốc lá gây ấn tượng bắt mắt, việc làm này của họ được các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trả công bằng sản phẩm hoặc tiền.
Việc ngăn chặn, chấm dứt hành vi quảng cáo thuốc lá trá hình không đơn giản, vô vàn nguyên nhân trở ngại: công việc phức tạp, không đủ lực lượng, đây là trách nhiệm của nhiều cơ quan, những hành động vi phạm đều rất tinh vi nên khó phát hiện, rất nhiều người chưa ý thức được hành vi vi phạm của mình...
Vì vậy cuộc chiến chống thuốc lá cần sự quan tâm của nhiều ngành cấp, cùng với thái độ quyết liệt của các cơ quan hữu trách, đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đối với mọi đối tượng kinh doanh thuốc lá.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế, những cảnh báo in trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam hiện chưa tạo được hiệu quả đối với người tiêu dùng, bởi vì chữ quá nhỏ, vị trí khó đọc, thông tin chung chung, không gây ấn tượng.
Theo khảo sát của Cục quản lý thị trường, chỉ có 1% số người mua thuốc lá nhận thấy lợi ích của những dòng cảnh báo sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá.
Cảnh báo trên vỏ bao phải bằng hình ảnh
Kinh nghiệm tại nhiều nước đã chứng minh nếu cảnh báo chỉ bằng chữ sẽ kém hiệu quả, khiến nhiều quốc gia đã chuyển sang cảnh báo bằng hình ảnh.
Tại Canada, 44% số người hút thuốc nói rằng cảnh báo mới bằng hình ảnh khiến họ muốn cai thuốc lá ngay lập tức. Tại Singapore, 47% số người đã hút thuốc ít đi khi nhìn thấy cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vở bao thuốc lá.
Với diện tích trình bày cảnh báo sức khoẻ nhỏ hơn 30% diện tích vỏ bao thuốc lá cũng ít tác động tới người tiêu dùng, vì không nhìn rõ hình ảnh và thông điệp, không tạo ấn tượng. Diện tích trình bày cảnh báo phải trên 50% diện tích hai mặt chính của vỏ bao, sẽ phát huy tác dụng tốt.
Theo công ước khung về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2005 và quy định của Chính phủ, “lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá phải được in rõ ràng, nội dung phải gây ấn tượng trên tất cả các bao bì sản phẩm thuốc lá”; “cảnh báo sức khoẻ nên chiếm 50% hay nhiều hơn nữa bề mặt trưng bày của bao thuốc... Không được sử dụng các từ nhẹ, siêu nhẹ, êm; nên dùng dưới dạng hình ảnh hoặc có bao gồm hình ảnh”.
Gần đây, khi Bộ Y tế đưa ra những quy định về việc bắt buộc phải in cảnh báo bằng hình ảnh, đây là vấn đề ưu tiên của hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, mang thông điệp tới người tiêu dùng. Việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh nhận được sự ủng hộ của những người làm công tác bảo vệ sức khoẻ và đông đảo của nhân dân.