Chống vi phạm bản quyền phần mềm theo... yêu cầu
Việc chống vi phạm sử dụng phần mềm không có bản quyền hiện mới chỉ dừng lại theo đơn của “người mất của”
Việc chống vi phạm sử dụng phần mềm không có bản quyền hiện mới chỉ dừng lại theo đơn của “người mất của”.
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thẳng thắn cho biết như vậy, khi trao đổi với VnEconomy về việc phòng chống sử dụng phần mềm không có bản quyền hiện nay.
Thưa ông, mặc dù Nghị định 47 có hiệu lực từ 30/7/2009 về đã quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan với mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng, nhưng nạn sử dụng phần mềm không có bản quyền vẫn rất phổ biến?
Nếu nói rất phổ biến, theo tôi là không đúng lắm. Vì hiện hầu hết các doanh nghiệp lớn gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và những công ty, doanh nghiệp lớn trong nước đều thực hiện tương đối tốt. Cơ bản người ta đã nhận thức ra và sử dụng phần mềm có bản quyền.
Nhưng theo Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) thì tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức cao, trên 80%?
Thực ra, chuyện sử dụng phần mềm không có bản quyền ở Việt Nam lâu nay đã thành thói quen, nên tỷ lệ 84 - 85% vi phạm bản quyền phần mềm như theo BSA cũng là dễ hiểu.
Về việc thực hiện Nghị định 47, chủ trương của thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan vẫn là tuyên truyền cho người ta hiểu ra, người ta biết để sử dụng các phần mềm có bản quyền, chứ cứ phạt thì rất phức tạp.
Mình kiểm tra vi phạm lần đầu để nhắc nhở, lần thứ hai thứ ba vi phạm mới thực hiện chế tài.
Cho đến nay, cũng có một số đơn vị vi phạm bị xử lý nhưng cơ bản vẫn là nhắc nhở tuyên truyền, điều đó cũng đúng và phù hợp điều kiên chung của nước ta hiện nay, vì mình vẫn là nước kém phát triển.
Tuy vậy, dường như cách phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của ta hiện vẫn ở tình trạng “gặp đâu đánh đấy”?
Cần phải hiểu, riêng về lĩnh vực quyền tác giả thực chất là quan hệ dân sự, là quan hệ giữa người có của và người không có của. Nên khi mất của người ta báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền, ví dụ như phát hiện ra quán game này ăn cắp bản quyền phần mềm thì người ta với báo cáo với thanh tra bộ, cơ quan điều tra… để thực thi theo chức năng của mình.
Vì là quan hệ dân sự nên anh mất thì phải báo cáo, chứ tự nhiên, làm sao chúng tôi dám xông vào kiểm tra, nhỡ người ta mua bản quyền rồi thì sao?
Còn việc kiểm tra hành chính là nằm trong kế hoạch của thanh tra. Ví dụ năm nay dự kiến kiểm tra những đợt nào, thì chúng tôi sẽ gửi báo trước cho các địa phương, đó là quy định của luật và coi như để tuyên truyền, nhắc nhở.
Những cuộc kiểm tra vừa rồi do thanh tra Bộ hay sở một số tỉnh thực hiện là hoàn toàn do đơn thư là phía chủ sở hữu gửi tới. Ngay như việc kiểm tra theo đơn thư đầy đủ cũng đã là khó và không thực hiện hết, chứ biết đâu mà tự nhiên đi kiểm tra.
Nói tóm lại, về cơ bản hiện nay đối với thanh tra Bộ, thực thi phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm vẫn là theo yêu cầu, trong đó có hai nguồn, một là chủ sở hữu gửi đơn tố cáo trực tiếp tới, hai là cơ quan điều tra yêu cầu.
Như vậy, có thể hiểu, giải pháp phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của ta vẫn chưa thực sự mang tính tổng thể, hữu hiệu và chưa có chiến lược?
Hiện nay mình đã thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật để phù hợp quy định của WTO. Riêng Luật Sở hữu trí tuệ vừa rồi cũng phải thay đổi, Quốc hội vừa mới thông qua. Bộ cũng đang tiếp tục xây dựng một nghị định riêng để trình Chính phủ về quyền tác giả.
Ngoài ra, kèm theo đó là các nghị định xử phạt về lĩnh vự vi phạm bản quyền. Như vậy phải nói là hệ thống văn bản tương đối đầy đủ.
Thứ hai là lực lượng thực thi, thanh tra bộ đều có những cuộc tập huấn cho đơn vị các sở, hiện các sở cũng tự làm được và tự động làm nếu có đơn thư gửi tới.
Có điều, chiến lược của chúng ta là hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyền thực hiện hệ thống pháp luật, đồng thời đẩy mạnh thực thi.
Điều cần khẳng định ở đây, chiến lược của ta là đảm bảo cho toàn bộ các doanh nghiệp, công ty phần mềm, kể cả nước ngoài và trong nước được tự do kinh doanh ở Việt Nam theo đúng quy định pháp luật. Đấy là chiến lược, là quan điểm của lực lượng thực thi, còn anh mất thì phải báo, chứ các cơ quan chức năng không thể… tự dưng mà xông vào.
Ông có thể cho biết, thời gian tới, kế hoặch triển khai phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của thanh tra Bộ là như thế nào?
Kế hoạch kiểm tra trong năm nay và năm 2010 thì vẫn nằm trong lộ trình kiểm tra chung của thanh tra Bộ. Trọng điểm ở đây là về quyền tác giả, quyền liên quan chứ không riêng gì phần mềm, như âm nhạc, mỹ thuật, băng đĩa…
Thứ hai là chúng tôi cũng chỉ giải quyết việc vi phạm phần mềm chính là theo đơn thư, chứ cũng không có kế hoạch gì lớn lắm.
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thẳng thắn cho biết như vậy, khi trao đổi với VnEconomy về việc phòng chống sử dụng phần mềm không có bản quyền hiện nay.
Thưa ông, mặc dù Nghị định 47 có hiệu lực từ 30/7/2009 về đã quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan với mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng, nhưng nạn sử dụng phần mềm không có bản quyền vẫn rất phổ biến?
Nếu nói rất phổ biến, theo tôi là không đúng lắm. Vì hiện hầu hết các doanh nghiệp lớn gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và những công ty, doanh nghiệp lớn trong nước đều thực hiện tương đối tốt. Cơ bản người ta đã nhận thức ra và sử dụng phần mềm có bản quyền.
Nhưng theo Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) thì tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức cao, trên 80%?
Thực ra, chuyện sử dụng phần mềm không có bản quyền ở Việt Nam lâu nay đã thành thói quen, nên tỷ lệ 84 - 85% vi phạm bản quyền phần mềm như theo BSA cũng là dễ hiểu.
Về việc thực hiện Nghị định 47, chủ trương của thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan vẫn là tuyên truyền cho người ta hiểu ra, người ta biết để sử dụng các phần mềm có bản quyền, chứ cứ phạt thì rất phức tạp.
Mình kiểm tra vi phạm lần đầu để nhắc nhở, lần thứ hai thứ ba vi phạm mới thực hiện chế tài.
Cho đến nay, cũng có một số đơn vị vi phạm bị xử lý nhưng cơ bản vẫn là nhắc nhở tuyên truyền, điều đó cũng đúng và phù hợp điều kiên chung của nước ta hiện nay, vì mình vẫn là nước kém phát triển.
Tuy vậy, dường như cách phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của ta hiện vẫn ở tình trạng “gặp đâu đánh đấy”?
Cần phải hiểu, riêng về lĩnh vực quyền tác giả thực chất là quan hệ dân sự, là quan hệ giữa người có của và người không có của. Nên khi mất của người ta báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền, ví dụ như phát hiện ra quán game này ăn cắp bản quyền phần mềm thì người ta với báo cáo với thanh tra bộ, cơ quan điều tra… để thực thi theo chức năng của mình.
Vì là quan hệ dân sự nên anh mất thì phải báo cáo, chứ tự nhiên, làm sao chúng tôi dám xông vào kiểm tra, nhỡ người ta mua bản quyền rồi thì sao?
Còn việc kiểm tra hành chính là nằm trong kế hoạch của thanh tra. Ví dụ năm nay dự kiến kiểm tra những đợt nào, thì chúng tôi sẽ gửi báo trước cho các địa phương, đó là quy định của luật và coi như để tuyên truyền, nhắc nhở.
Những cuộc kiểm tra vừa rồi do thanh tra Bộ hay sở một số tỉnh thực hiện là hoàn toàn do đơn thư là phía chủ sở hữu gửi tới. Ngay như việc kiểm tra theo đơn thư đầy đủ cũng đã là khó và không thực hiện hết, chứ biết đâu mà tự nhiên đi kiểm tra.
Nói tóm lại, về cơ bản hiện nay đối với thanh tra Bộ, thực thi phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm vẫn là theo yêu cầu, trong đó có hai nguồn, một là chủ sở hữu gửi đơn tố cáo trực tiếp tới, hai là cơ quan điều tra yêu cầu.
Như vậy, có thể hiểu, giải pháp phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của ta vẫn chưa thực sự mang tính tổng thể, hữu hiệu và chưa có chiến lược?
Hiện nay mình đã thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật để phù hợp quy định của WTO. Riêng Luật Sở hữu trí tuệ vừa rồi cũng phải thay đổi, Quốc hội vừa mới thông qua. Bộ cũng đang tiếp tục xây dựng một nghị định riêng để trình Chính phủ về quyền tác giả.
Ngoài ra, kèm theo đó là các nghị định xử phạt về lĩnh vự vi phạm bản quyền. Như vậy phải nói là hệ thống văn bản tương đối đầy đủ.
Thứ hai là lực lượng thực thi, thanh tra bộ đều có những cuộc tập huấn cho đơn vị các sở, hiện các sở cũng tự làm được và tự động làm nếu có đơn thư gửi tới.
Có điều, chiến lược của chúng ta là hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyền thực hiện hệ thống pháp luật, đồng thời đẩy mạnh thực thi.
Điều cần khẳng định ở đây, chiến lược của ta là đảm bảo cho toàn bộ các doanh nghiệp, công ty phần mềm, kể cả nước ngoài và trong nước được tự do kinh doanh ở Việt Nam theo đúng quy định pháp luật. Đấy là chiến lược, là quan điểm của lực lượng thực thi, còn anh mất thì phải báo, chứ các cơ quan chức năng không thể… tự dưng mà xông vào.
Ông có thể cho biết, thời gian tới, kế hoặch triển khai phòng chống vi phạm bản quyền phần mềm của thanh tra Bộ là như thế nào?
Kế hoạch kiểm tra trong năm nay và năm 2010 thì vẫn nằm trong lộ trình kiểm tra chung của thanh tra Bộ. Trọng điểm ở đây là về quyền tác giả, quyền liên quan chứ không riêng gì phần mềm, như âm nhạc, mỹ thuật, băng đĩa…
Thứ hai là chúng tôi cũng chỉ giải quyết việc vi phạm phần mềm chính là theo đơn thư, chứ cũng không có kế hoạch gì lớn lắm.