Chốt số chữ cái khi đặt tên vì “có rất nhiều tùy tiện”
Khá nhiều ý kiến băn khoăn về quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái
Như VnEconomy đã đưa tin, đầu phiên thảo luận sáng 12/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khá nhiều ý kiến băn khoăn về quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Mặt khác, Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ quy định "họ và tên" còn dự thảo bộ luật sửa đổi lại bổ sung phần chữ "đệm” trong quy định về quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Đây cũng là nội dung được tranh luận cho đến tận cuối phiên thảo luận.
“Quy định quá cụ thể là họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái, tôi nghĩ điều này vượt qua Hiến pháp”, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý.
"Khoản 2, điều 14 của Hiến pháp quy định là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể hạn chế trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Tên dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe cộng đồng? Có ảnh hưởng gì tới đạo đức xã hội?", bà Mai đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, nữ đại biểu cho rằng nên khuyến khích người dân không đặt tên con phức tạp, vì nếu đặt một tên phức tạp quá thì ngay tức khắc đứa con của mình sẽ bị ảnh hưởng. Song cũng theo bà: “Tôi nghĩ không nên áp đặt một người dân tên như thế nào, đó là việc của Hiến pháp”.
Dẫn thông tin ở Brunei, trong tên của mình có tên của cha, của ông nội, tên con mình có tên của mình, có tên của ông cha, của ông nội tức là ông cố, rất dài, đại biểu Mai cho rằng đó là "văn hóa của người ta".
“Tôi nghĩ anh Cường quy định 25 chữ cái thì không đồng bộ với khoản 2, điều 14 Hiến pháp vì nó không rơi vào những trường hợp như Hiến pháp quy định. Vấn đề này, các đồng chí cân nhắc thêm”, bà Mai đề nghị.
Về quy định có chữ đệm, bà Mai đặt câu hỏi: trong xã hội ai cũng hiểu họ và tên chính là gồm cả họ, tên và chữ đệm thì sửa làm gì?
Đại biểu Mai cũng băn khoăn, nếu viết cụ thể như dự thảo luật thì sẽ dẫn tới thay đổi ở một số vấn đề, và điều này có cần thiết hay không?
Cũng đồng tình là không nên quy định chữ đệm trong dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa lập luận, Luật Căn cước cộng dân và Luật hộ tịch chỉ có họ và tên thôi, nếu thêm chữ đệm vào đây tức là phải thay đổi căn cước, thay đổi toàn bộ dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Cho nên, chữ đệm không cần thiết, không đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Theo nguyên tắc Luật Dân sự là luật chung, các luật khác phải xử theo Luật Dân sự, đưa thêm vấn đề này vào là rắc rối”, ông Khoa quả quyết.
Phát biểu giải trình sau khi nghe tất cả các ý kiến, Bộ trưởng Hà Hùng Cường báo cáo thêm là trong Hiến pháp chỉ nói họ và tên, và ông cũng hiểu đây là cách viết tắt của cả thế giới không riêng gì Việt Nam.
Nhưng trong cải chính hộ tịch theo Luật Hộ tịch và theo thực tế hiện nay thì chỉ cải chính chữ đệm thôi cũng là vấn đề rất quan trọng.
“Ví dụ tôi đang là Hà Hùng Cường, ngày mai tôi cải chính là Hà Văn Cường là thành người khác mất rồi. Chúng ta phải nhìn vào một thực tế là có câu chuyện thay đổi chữ đệm như vậy, chứ không phải không có”, ông Cường giải thích.
Bộ trưởng Cường cũng nêu thêm thực tế là rất nhiều trẻ em vì bố mẹ đặt tên đệm là văn, khi lớn lên có ý thức, đi học thấy bạn bè có tên đệm hay hơn thì thay đổi tên đệm rất nhiều.
"Chúng tôi quan niệm là chữ "đệm", dù nó nhỏ nhưng chỉ thay đổi một chữ "đệm" thôi thì cũng thay đổi cả con người, có khi đã khác rồi. Cho nên rất cần thiết trong Bộ luật Dân sự phải quy định thêm vấn đề này", Bộ trưởng kiên trì giữ quan điểm ban đầu.
"Bố mẹ đặt tên xấu, đi học xấu hổ, trẻ con phải được đổi tên, đối với tên và chữ đệm thì nên để cho người dân được quyền lựa chọn rộng rãi hơn", ông Cường giải thích thêm.
Với quy định khống chế số chữ, Bộ trưởng nhấn mạnh là Chính phủ thấy rằng rất cần thiết, vì hiện nay có rất nhiều tùy tiện.
"Một giấy khai sinh nhưng sau này thành một căn cước công dân, thành chứng minh nhân dân, thành giấy phép lái xe, thành giấy tờ bảo hiểm, họ tên dài thậm chí phải viết tắt. Như vậy, cái lạm dụng thậm chí gây khó khăn cho chính bản thân người đó", ông Cường nói.
Mặt khác, Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ quy định "họ và tên" còn dự thảo bộ luật sửa đổi lại bổ sung phần chữ "đệm” trong quy định về quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Đây cũng là nội dung được tranh luận cho đến tận cuối phiên thảo luận.
“Quy định quá cụ thể là họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái, tôi nghĩ điều này vượt qua Hiến pháp”, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý.
"Khoản 2, điều 14 của Hiến pháp quy định là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể hạn chế trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Tên dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe cộng đồng? Có ảnh hưởng gì tới đạo đức xã hội?", bà Mai đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, nữ đại biểu cho rằng nên khuyến khích người dân không đặt tên con phức tạp, vì nếu đặt một tên phức tạp quá thì ngay tức khắc đứa con của mình sẽ bị ảnh hưởng. Song cũng theo bà: “Tôi nghĩ không nên áp đặt một người dân tên như thế nào, đó là việc của Hiến pháp”.
Dẫn thông tin ở Brunei, trong tên của mình có tên của cha, của ông nội, tên con mình có tên của mình, có tên của ông cha, của ông nội tức là ông cố, rất dài, đại biểu Mai cho rằng đó là "văn hóa của người ta".
“Tôi nghĩ anh Cường quy định 25 chữ cái thì không đồng bộ với khoản 2, điều 14 Hiến pháp vì nó không rơi vào những trường hợp như Hiến pháp quy định. Vấn đề này, các đồng chí cân nhắc thêm”, bà Mai đề nghị.
Về quy định có chữ đệm, bà Mai đặt câu hỏi: trong xã hội ai cũng hiểu họ và tên chính là gồm cả họ, tên và chữ đệm thì sửa làm gì?
Đại biểu Mai cũng băn khoăn, nếu viết cụ thể như dự thảo luật thì sẽ dẫn tới thay đổi ở một số vấn đề, và điều này có cần thiết hay không?
Cũng đồng tình là không nên quy định chữ đệm trong dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa lập luận, Luật Căn cước cộng dân và Luật hộ tịch chỉ có họ và tên thôi, nếu thêm chữ đệm vào đây tức là phải thay đổi căn cước, thay đổi toàn bộ dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Cho nên, chữ đệm không cần thiết, không đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Theo nguyên tắc Luật Dân sự là luật chung, các luật khác phải xử theo Luật Dân sự, đưa thêm vấn đề này vào là rắc rối”, ông Khoa quả quyết.
Phát biểu giải trình sau khi nghe tất cả các ý kiến, Bộ trưởng Hà Hùng Cường báo cáo thêm là trong Hiến pháp chỉ nói họ và tên, và ông cũng hiểu đây là cách viết tắt của cả thế giới không riêng gì Việt Nam.
Nhưng trong cải chính hộ tịch theo Luật Hộ tịch và theo thực tế hiện nay thì chỉ cải chính chữ đệm thôi cũng là vấn đề rất quan trọng.
“Ví dụ tôi đang là Hà Hùng Cường, ngày mai tôi cải chính là Hà Văn Cường là thành người khác mất rồi. Chúng ta phải nhìn vào một thực tế là có câu chuyện thay đổi chữ đệm như vậy, chứ không phải không có”, ông Cường giải thích.
Bộ trưởng Cường cũng nêu thêm thực tế là rất nhiều trẻ em vì bố mẹ đặt tên đệm là văn, khi lớn lên có ý thức, đi học thấy bạn bè có tên đệm hay hơn thì thay đổi tên đệm rất nhiều.
"Chúng tôi quan niệm là chữ "đệm", dù nó nhỏ nhưng chỉ thay đổi một chữ "đệm" thôi thì cũng thay đổi cả con người, có khi đã khác rồi. Cho nên rất cần thiết trong Bộ luật Dân sự phải quy định thêm vấn đề này", Bộ trưởng kiên trì giữ quan điểm ban đầu.
"Bố mẹ đặt tên xấu, đi học xấu hổ, trẻ con phải được đổi tên, đối với tên và chữ đệm thì nên để cho người dân được quyền lựa chọn rộng rãi hơn", ông Cường giải thích thêm.
Với quy định khống chế số chữ, Bộ trưởng nhấn mạnh là Chính phủ thấy rằng rất cần thiết, vì hiện nay có rất nhiều tùy tiện.
"Một giấy khai sinh nhưng sau này thành một căn cước công dân, thành chứng minh nhân dân, thành giấy phép lái xe, thành giấy tờ bảo hiểm, họ tên dài thậm chí phải viết tắt. Như vậy, cái lạm dụng thậm chí gây khó khăn cho chính bản thân người đó", ông Cường nói.